Thứ Ba, 23 tháng 2, 2016

Người nước ngoài hơn người Việt Nam?

Người nước ngoài hơn người Việt Nam?
John Hùng Trần - Hùng tự hào là người Việt Nam. Dù ở đây vẫn còn nhiều vấn đề, Hùng vẫn rất yêu đất nước này và đó là lý do vì sao Hùng rất bực mình khi thấy rất nhiều (phần lớn) người Việt Nam coi người nước ngoài là tốt hơn và đối xử với họ một cách khác.
Ảnh minh họa
Người nước ngoài chỉ hơn người Việt bởi vì bạn đối xử với họ theo cách đó. Dù không biết họ là ai, bạn vẫn trải thảm đỏ, đỡ mông họ và mát-xa cái tôi của họ. Đương nhiên như thế thì họ sẽ muốn sống ở đây, ai mà không muốn?

Bạn có biết những người nước ngoài “expats” này thực sự là ai không, đặc biệt là những “tây ba lô”? Ở nước của họ, rất có thể họ là những người không thể tìm được việc nhưng khi họ đến đây, họ dễ dàng kiếm được việc dạy tiếng Anh với mức lương rất tốt, và tự nhiên lại được nhiều người hâm mộ. (Đương nhiên không phải tất cả đều như vậy). Chỉ ở Việt Nam, những người “ở đáy thùng” mới có thể được đón chào và trở nên quan trọng như vậy.

Và điều mỉa mai? Hãy nghĩ đến tình huống ngược lại. Có bao nhiều người Việt Nam thông minh và tài giỏi đi du học và cố gắng ở lại, làm việc để đóng góp cho một nước khác, thì họ lại gặp phải khó khăn. (Có thể một vài người trong các bạn đã từng trải qua việc này, các bạn có thể chia sẻ thêm). Hùng đã được nghe kể, là họ bị đối xử như những công dân “hạng hai”, những “ký sinh trùng ăn bám” đất nước khác. Trong khi thực tế là họ thông minh và giỏi hơn nhiều so với những người đã đến Việt Nam.

Không may, sự thật là thỉnh thoảng Hùng cũng phải lợi dụng thực thế là Hùng là “người Mỹ”. Khi đi vào quán cafe hoặc nhà hàng, Hùng phải nói tiếng Anh vì nếu không, khách nước ngoài sẽ được phục vụ trước dù họ đến sau (lần nào cũng như thế). Khi phải phát biểu thay mặt công ty, Hùng cũng nói tiếng Anh chứ không phải tiếng Việt, vì khi được coi là người nước ngoài thì công việc sẽ dễ dàng hơn. (Thỉnh thoảng sau bài phát biểu của Hùng, các CEO và giám đốc người Việt nam đến nói chuyện bằng tiếng Anh và đề nghị hợp tác với Hùng). Nhiều người cũng đã nói là nếu Hùng là người Việt Nam thì người ta đã không giúp Hùng khi Hùng đi xuyên Việt, và bây giờ thì đáng buồn là Hùng bắt đầu nhận ra đúng là như thế.

Rất buồn và đáng xẩu hổ khi thấy người nước mình chấp nhận điều này và cho phép người nước ngoài lợi dụng. Một lần Hùng được mời tới một chương trình trao giải cùng với một “ca sĩ” người Mỹ (Hùng sẽ không nói tên) khá nổi tiếng ở Việt Nam. Dù giọng hát rất bình thường nhưng anh ấy vẫn rất nổi tiếng chỉ vì anh ấy biết nói tiếng Việt. Nếu một người Việt Nam có thể hát tiếng Tây Ban Nha và đi sang Tây Ban Nha, bạn có nghĩ là anh ấy/cô ấy sẽ trở thành một ca sĩ nổi tiếng không? Chắc là không, trừ khi anh ấy/cô ấy thực sự rất giỏi.

Tệ hơn nữa, khi nói chuyện với anh này được khoảng 5 phút là Hùng muốn tự cắt đứt tai mình luôn. Anh này hoàn toàn ảo tưởng và nghĩ mình là một diva. Trong chương trình, anh ấy còn tự tin nói “tôi là người của công chúng và người ta mời tôi đi hát khắp nơi để đại diện cho Việt Nam.” Cái gì!?!? Một người da trắng giới thiệu là mình đại diện cho Việt Nam, Hùng thấy như bị xúc phạm.

Nhiều thế kỷ sau thời kỳ thực dân Pháp và sau khi Việt Nam đánh bại Mỹ, hình như người da trắng cuối cùng vẫn chiến thắng. Ấn tượng người da trắng là hơn đã in sâu trong đầu óc rất nhiều người. Thưa quý bà và quý ông, uy quyền của da trắng vẫn tồn tại và lớn mạnh ở Việt Nam. (Có lẽ đúng hơn khi nói người Việt tôn thờ người da trắng, bởi vì họ thậm chí còn khá phân biệt đối xử người da đen.)

Nếu họ là người tài năng và thực sự giỏi, thì việc ngưỡng mộ là hoàn toàn bình thường. Ví dụ, anh Joe Tây là một người bạn mà Hùng rất tôn trọng vì sự am hiểu và sự trân trọng của anh ấy với Việt Nam, hơn nữa anh ấy còn là một người thông minh. Nhưng với những người khác, Hùng thật sự không biết nói gì.

Những ai đang tôn thờ ý tưởng này, các bạn nên thấy xấu hổ. Với một quốc gia có truyền thống yêu nước và tự hào dân tộc, làm sao chúng ta có thể cúi mình với người nước ngoài? Thế hệ ông bà của các bạn, thậm chí “Bác” chắc bây giờ cũng đang lăn lộn dưới phần mộ. Ai có thể làm ơn giải thích cho Hùng vì sao lại như thế và làm thế nào để dừng nó lại? Bởi vì chỉ nghĩ đến thôi cũng khiến Hùng rất bực mình!!!

John Hùng Trần
(Cafe Ku Búa)

1 nhận xét:

  1. Với một quốc gia có truyền thống yêu nước và tự hào dân tộc, làm sao chúng ta có thể cúi mình với người nước ngoài? @Trích của t/g.

    Nếu thực sự người VN chúng ta có truyền thống tự hào dân tọc thì dĩ nhien không có chuyện cúi mình trước người nước ngoài. Đấy là một logic tất yếu. Bởi vậy nếu hiện tượng "cúi mình.." kia lộ liễu khiến t/g khó chịu thì anh nên tự xem lại cái nhận định "tự hào..." đó có đúng không, từ đâu mà anh có cái đó hay là cứ nghe nhồi sọ riết rồi tin thế.

    Thực ra, hiện tượng mồm nói "tự hào..", nhưng hành vi thì "nịnh bợ..." là thể hiện trạng thái hay "truyền thống" tự ti chứ không phải tự hào. Càng lên gân càng tự ti!

    Anh bạn trẻ này tư duy còn kém lắm!

    Trả lờiXóa