'Muốn đối lập cần có chiến lược'
Nguyễn Quang Duy - Những người theo khuynh hướng xã hội cấp tiến không chủ trương chính phủ làm kinh tế mà cũng không để người dân phụ thuộc vào an sinh xã hội. Chính phủ xã hội cấp tiến đề ra những chính sách vừa khuếch trương công nông thương nghiệp, vừa mở rộng giao thương quốc tế, vừa khuyến khích người dân chăm chỉ làm việc. Chính phủ thực hiện tự do tư hữu bằng những chính sách như người cày có ruộng, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, ra luật bảo đảm quyền tư hữu. Khi thay đổi một chính sách sẽ có người hưởng lợi và có người bị thiệt, chính phủ sẽ đưa ra những chính sách hỗ trợ người bị thiệt.Trong phỏng vấn với BBC, ông Dương Trung Quốc cho biết ông không bao giờ nghĩ mình là “người đối lập” vì cơ chế chưa có đối lập và đã theo luật chơi của cơ chế thì phải theo đúng luật chơi. Cũng trên BBC, tác giả Nguyễn Tiến Trung nhận xét “thắng cuộc không phải là thắng cử”, trong khi người dân khao khát thay đổi thì đảng Cộng sản vẫn không chấp nhận đối lập, nên không thể xem là chính danh.
Đối lập là phương cách đấu tranh nghị trường bởi thế cần có tổ chức và có chiến lược đối lập. Chưa có đối lập nỗ lực thay đổi từ bên ngoài chỉ là đối kháng.
Ngoài Đảng Cộng sản, đã có một số đảng chính trị được thành lập, đáng tiếc họ chưa đưa ra chiến lược nên chưa tạo được niềm tin cho dân chúng.
Thiếu niềm tin người dân trở nên thụ động, vô cảm, sống qua ngày, bất cần tương lai.
Tức nước vỡ bờ người dân sẽ đứng lên, xã hội gánh chịu mọi rủi ro.
Khi những người đối kháng vạch ra chiến lược phát triển rõ ràng họ sẽ tạo cho dân niềm tin, sự thay đổi sẽ đến nhanh hơn, với kết quả tốt hơn.
Với tầng lớp cầm quyền, một chiến lược ôn hòa thuyết phục cũng tạo cho họ an tâm, bớt chống đối, cùng cộng tác để thay đổi được diễn ra một cách ôn hòa.
Thực trạng Việt Nam
Thủ tướng Việt Nam đã thừa nhận 7 điểm hạn chế và yếu kém trong nghiệm kỳ 2011 - 2016 của Chính phủ
Qua Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2011- 2016 của Chính phủ, ông Nguyễn Tấn Dũng nhìn nhận 7 hạn chế và yếu kém: “…Việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và chăm lo đời sống nhân dân nhiều mặt còn hạn chế.”
Nhiều từ ngữ được dùng trong Báo Cáo như: 'yếu kém', 'còn nhiều hạn chế', 'lúng túng', 'bất cập', 'thiếu bao quát', 'hiệu quả chưa cao'… Nguyên nhân chính là vì Đảng Cộng sản chấp nhận kinh tế thị trường nhưng sợ mất quyền nên không dám cải cách thể chế.
Trên diễn đàn BBC, kinh tế gia Phạm Chi Lan cho biết Việt Nam cần cải cách thể chế nếu không muốn bị lạc hậu.
Bà Lan cho biết nếu Việt Nam thực hiện cải cách thể chế và nâng cao năng suất lao động thì mức thu nhập bình quân đầu người đến năm 2035 sẽ hơn 7.000 Mỹ Kim. Còn nếu không cải cách sẽ chỉ đạt tối đa là 4.500 Mỹ Kim.
Hai con số cho thấy giàu hay nghèo của đất nước tùy thuộc hoàn toàn vào việc cải cách thể chế.
Nhưng con số tăng trưởng chưa nói hết được thực trạng dân oan mất đất; công nhân, nông dân, tiểu thương làm không đủ ăn; giáo dục, y tế và các công ích xã hội chỉ dành cho dân giàu.
Khoảng chênh lệch giàu nghèo càng ngày càng tăng đã trở thành một vấn nạn xã hội với nguy cơ bùng nổ bạo loạn.
Trong khi Đảng Cộng sản không đưa ra được một chiến lược phát triển xã hội thì những người đối kháng lại giả sử có tự do, có dân chủ là mọi việc sẽ tốt hơn, nhưng không đơn giản như thế, muốn được tốt hơn cần có chiến lược để khi cầm quyền họ có thể đưa ra những chính sách khả thi áp dụng vào thực tế.
Một chiến lược cho dân nghèo, tạo công bằng xã hội, giảm khoảng cách giàu nghèo do đó vô cùng cần thiết.
Tân Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải khuyên người dân 'sống nghèo nhưng công bằng, yên bình còn hơn giàu mà bon chen, không an toàn'
Trước đây để san bằng khỏang cách giàu nghèo, Đảng Cộng sản sử dụng sách lược toàn trị, biến người dân thành cái đinh, con ốc trong guồng máy Cộng sản.
Sách lược này tiêu diệt tính năng động của con người, xã hội bị tê liệt và cuối cùng guồng máy toàn trị bị đào thải.
Những người dân chủ xã hội thì chủ trương xây dựng nhà nước an sinh.
Hậu quả của chính phủ làm kinh tế là guồng máy kinh tế thiếu hiệu quả. Còn tái phân phối lợi tức quốc gia dẫn tới việc đi làm thì bị thuế cao, ở nhà vẫn được an sinh, xã hội trở nên trì trệ.
Những người theo khuynh hướng xã hội cấp tiến không chủ trương chính phủ làm kinh tế mà cũng không để người dân phụ thuộc vào an sinh xã hội.
Chính phủ xã hội cấp tiến đề ra những chính sách vừa khuếch trương công nông thương nghiệp, vừa mở rộng giao thương quốc tế, vừa khuyến khích người dân chăm chỉ làm việc.
Chính phủ thực hiện tự do tư hữu bằng những chính sách như người cày có ruộng, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, ra luật bảo đảm quyền tư hữu.
Khi thay đổi một chính sách sẽ có người hưởng lợi và có người bị thiệt, chính phủ sẽ đưa ra những chính sách hỗ trợ người bị thiệt.
Trước đây để san bằng khỏang cách giàu nghèo, Đảng Cộng sản sử dụng sách lược toàn trị, biến người dân thành cái đinh, con ốc trong guồng máy Cộng sản.
Sách lược này tiêu diệt tính năng động của con người, xã hội bị tê liệt và cuối cùng guồng máy toàn trị bị đào thải.
Những người dân chủ xã hội thì chủ trương xây dựng nhà nước an sinh.
Hậu quả của chính phủ làm kinh tế là guồng máy kinh tế thiếu hiệu quả. Còn tái phân phối lợi tức quốc gia dẫn tới việc đi làm thì bị thuế cao, ở nhà vẫn được an sinh, xã hội trở nên trì trệ.
Những người theo khuynh hướng xã hội cấp tiến không chủ trương chính phủ làm kinh tế mà cũng không để người dân phụ thuộc vào an sinh xã hội.
Chính phủ xã hội cấp tiến đề ra những chính sách vừa khuếch trương công nông thương nghiệp, vừa mở rộng giao thương quốc tế, vừa khuyến khích người dân chăm chỉ làm việc.
Chính phủ thực hiện tự do tư hữu bằng những chính sách như người cày có ruộng, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, ra luật bảo đảm quyền tư hữu.
Khi thay đổi một chính sách sẽ có người hưởng lợi và có người bị thiệt, chính phủ sẽ đưa ra những chính sách hỗ trợ người bị thiệt.
Cụ thể, Việt Nam gia nhập TPP các doanh nghiệp nhà nước sẽ được cổ phần hóa một số công nhân sẽ mất việc. Chính phủ cần đưa ra các chính sách tích cực giúp những người mất việc tìm được công ăn việc làm mới.
Chính phủ khuyến khích thành lập các nghiệp đoàn tự do để hỗ trợ chính phủ giải quyết các tranh chấp giữa lao động và chủ nhân, tránh việc đình công không có lợi cho đất nước.
Chính phủ tạo môi trường để mọi tổ chức dân sự có thể hoạt động được hiệu quả, như khuyến khích các tổ chức từ thiện giúp người nghèo, người già, người thiếu nơi nương tựa.
Cho đến nay, hầu hết các chính sách kinh tế của Việt Nam đều tập trung phát triển lãnh vực công nghệ, trong khi khu vực nông nghiệp, chiếm đến 70 phần trăm dân số Việt Nam - là căn bản của nền kinh tế lại bị bỏ rơi.
Chủ thuyết xã hội cấp tiến dựa trên con người, khuyến khích tinh thần nhân bản và tinh thần khai phóng của mỗi thành viên trong xã hội nhằm thực sự phục vụ con người.
Chính phủ khuyến khích thành lập các nghiệp đoàn tự do để hỗ trợ chính phủ giải quyết các tranh chấp giữa lao động và chủ nhân, tránh việc đình công không có lợi cho đất nước.
Chính phủ tạo môi trường để mọi tổ chức dân sự có thể hoạt động được hiệu quả, như khuyến khích các tổ chức từ thiện giúp người nghèo, người già, người thiếu nơi nương tựa.
Cho đến nay, hầu hết các chính sách kinh tế của Việt Nam đều tập trung phát triển lãnh vực công nghệ, trong khi khu vực nông nghiệp, chiếm đến 70 phần trăm dân số Việt Nam - là căn bản của nền kinh tế lại bị bỏ rơi.
Chủ thuyết xã hội cấp tiến dựa trên con người, khuyến khích tinh thần nhân bản và tinh thần khai phóng của mỗi thành viên trong xã hội nhằm thực sự phục vụ con người.
Năng suất lao động và đời sống nông thôn quá thấp nên lớp thanh nữ đều di cư lên thành thị hay xuất khẩu lao động. Đồng thời, di dân từ nông thôn tạo nhiều vấn nạn cho thành thị.
Chính phủ cần thực thi chính sách người cày có ruộng, tư hữu hóa và hiện đại hóa nông thôn, thu hút những nguồn đầu tư về nông thôn làm sống dậy nông thôn.
Chính phủ trợ giúp các nông hội tự do thực hiện các kế hoạch phát triển nông thôn, cân bằng khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị, đồng thời giảm bớt áp lực di dân từ nông thôn lên thành thị.
Khuynh hướng xã hội cấp tiến đặt trọng tâm vào con người. Vì thế luôn tìm cách nâng cao dân trí, nâng cao giáo dục, văn học, văn nghệ, nghệ thuật, y tế. Từ đó sẽ nâng cao năng suất lao động, tăng sản lượng sản xuất, giúp nâng cao đời sống người lao động.
Chính sách xã hội cấp tiến cũng khuyến khích con người bảo vệ môi trường không lãng phí hay hủy hoại tài nguyên thiên nhiên.
Nói tóm lại chủ thuyết xã hội cấp tiến dựa trên con người, khuyến khích tinh thần nhân bản và tinh thần khai phóng của mỗi thành viên trong xã hội nhằm thực sự phục vụ con người.
Xã Hội Cấp Tiến tại miền Nam
Tác giả cho rằng miền Nam đã phát triển nhanh hơn hẳn phía Bắc sau chiến tranh
Ngay từ thời Đệ Nhất Cộng Hòa trong khi thế giới theo chính sách bảo vệ thị trường quốc nội thì chính phủ cho thực thi chính sách kinh tế tự do, mở cửa giao thương với thế giới. Đồng thời cho áp dụng các chính sách xã hội cấp tiến đã trình bày bên trên.
Nhờ thế chỉ sau 20 năm độc lập mặc dù chiến tranh miền Nam đã vượt xa miền Bắc và hơn hẳn các quốc gia trong vùng.
Miền Nam đã phát triển một xã hội dân sự không thua kém các quốc gia Tây Phương. Mọi xí nghiệp đều có nghiệp đoàn. Mọi tranh chấp giữa chủ và thợ đều được chính phủ đứng ra hòa giải.
Một điều ít người để ý là miền Nam có lực lượng lao động công nghệ đông đảo nhưng đảng Cộng sản đã không thể xâm nhập và sách động được lực lượng này.
Thiếu chiến lược phát triển xã hội Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẵng là ba thành phố gánh chịu nặng nền cảnh bất công giàu nghèo.
Hà Nội là thủ đô mặc dù được bảo hộ từ Trung ương nhưng vẫn chịu áp lực rất nặng.
Thay vì vạch ra những chính sách tạo công bằng xã hội Tân Bí Thư Hà Nội Hoàng Trung Hải lại khuyên dân “thà sống nghèo nhưng công bằng, yên bình còn hơn giàu mà bon chen, không an toàn”.
Lời khuyên dân của ông Hải cho thấy đảng Cộng sản đã bế tắc, họ biết nhưng không giải quyết được tình trạng bất công chênh lệch giầu nghèo đang bùng nổ. (Xem thảo luận về kỳ vọng vào lãnh đạo Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh: http://bit.ly/1VEtqyY)
Chiến lược hình thành đối lập
Một cuộc gặp giữa nghị sỹ với các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam hồi tháng 3.2015
Các tổ chức đối kháng mặc dù chưa thể công khai hoạt động những vẫn có thể truyền đạt những kiến thức về xã hội cấp tiến đến quảng đại quần chúng.
Chiến lược xã hội cấp tiến vừa tạo niềm tin, vừa tạo sức mạnh thay đổi thể chế, vừa khả thi và có sức thuyết phục vì đã từng thành công tại miền Nam Việt Nam.
Chiến lược xã hội cấp tiến chính là con đường dẫn đến tự do, dân chủ và xã hội công bằng. Những người có cùng chung lý tưởng dễ ngồi lại với nhau để xây dựng tổ chức. Những tổ chức có cùng chung lý tưởng dễ trở thành đồng minh chiến lược để hình thành đối lập.
Chiến lược xã hội cấp tiến chính là giải pháp cho Việt Nam.
Nguyễn Quang Duy
Gửi cho BBC Tiếng Việt từ Melbourne, Úc
Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong riêng của tác giả Nguyễn Quang Duy, gửi cho BBC Tiếng Việt từ Melbourne, Úc.
(BBC)
http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2016/02/160227_nguyen_quang_duy_chien_luoc_doi_lap_forum
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét