"Chẳng quốc gia nào có một đảng chính trị là toàn bộ giai cấp và toàn thể nhân dân đều là đảng viên của đảng". Điều này đúng, do vậy ở các quốc gia đó, chẳng có đảng nào dám ngang nhiên tự xưng là đại diện cho quốc gia; chẳng có đảng nào đòi người dân đưa vào Hiến pháp điều khoản quy định đảng đó là lãnh đạo cao nhất và tuyệt đối của quốc gia.
Sự thất bại của những chiêu trò chống phá, hạ thấp vị trí Đại hội XII của Đảng
Theo chúng, trong tổng số 90 triệu dân Việt Nam thì chỉ có 4,5 triệu đảng viên, còn lại số đông không phải đảng viên nên sự kiện Đại hội không phải là công việc trọng đại quốc gia, đó là công việc bình thường của một đảng chính trị. Chẳng quốc gia nào có một đảng chính trị là toàn bộ giai cấp và toàn thể nhân dân (những người trưởng thành) đều là đảng viên của đảng. Đảng chỉ là đội tiền phong của giai cấp; và nếu giai cấp đó là giai cấp tiến bộ, giai cấp lãnh đạo, cầm quyền thì đảng đó cũng đồng thời là người đại diện cho dân tộc và nhân dân của quốc gia đó.
Trong khi nhân dân ta đang có những hoạt động sôi nổi chào mừng thành công Đại hội lần thứ XII của Đảng thì sự chống phá của các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta càng trở nên ráo riết hơn. Chúng trực tiếp tập trung công kích vào Đại hội XII của Đảng từ những vấn đề chính trị, tư tưởng đến vấn đề tổ chức, từ những vấn đề cơ bản trong Báo cáo chính trị đến những vấn đề nhân sự…
Những luận điệu công kích, chống phá được chúng liên tục tung lên Internet, trên các trang mạng xã hội. Chúng dẫn ra những thể chế cộng hòa trên thế giới, rồi ra vẻ khách quan khi cho rằng “một đảng chính trị mở một cuộc hội nghị định kỳ nội bộ của đảng mình thì không phải là chuyện “đại sự” của quốc gia”!
Theo chúng, trong tổng số 90 triệu dân Việt Nam thì chỉ có 4,5 triệu đảng viên, còn lại số đông không phải đảng viên nên sự kiện Đại hội không phải là công việc trọng đại quốc gia, đó là công việc bình thường của một đảng chính trị.
Âm mưu, thủ đoạn của chúng là rất rõ ràng, nếu không thể phá hoại được, không thể làm cho Đảng ta không tổ chức được Đại hội, thì cũng làm suy giảm tầm vóc và ý nghĩa to lớn của Đại hội Đảng, làm suy giảm niềm tin của nhân dân ta vào những quyết sách của Đại hội và sự lãnh đạo của Đảng.
Ở đây vừa cho thấy âm mưu thâm độc của những kẻ tung ra luận điệu đó, lại vừa cho thấy chúng chẳng hiểu (hay cố tình không hiểu) Đảng Cộng sản Việt Nam có vai trò như thế nào đối với dân tộc và nhân dân Việt Nam.
Chúng đã “nhầm lẫn” giữa vấn đề đảng với giai cấp, giữa lực lượng tiền phong lãnh đạo với toàn thể nhân dân.
Chẳng quốc gia nào có một đảng chính trị là toàn bộ giai cấp và toàn thể nhân dân (những người trưởng thành) đều là đảng viên của đảng. Đảng chỉ là đội tiền phong của giai cấp; và nếu giai cấp đó là giai cấp tiến bộ, giai cấp lãnh đạo, cầm quyền thì đảng đó cũng đồng thời là người đại diện cho dân tộc và nhân dân của quốc gia đó.
Đảng Cộng sản Việt Nam là một đảng như thế. Đảng là đội tiền phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiền phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc.
Vấn đề lý luận - thực tiễn này, chắc hẳn những kẻ chống phá Đảng cũng đã biết, đã rõ, nhưng chúng vẫn cứ làm ngơ.
Chúng đã cố tình không thấy những sự kiện trọng đại của đất nước, của dân tộc Việt Nam từ năm 1930 đến nay đều gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng; và những sự kiện của Đảng như đại hội, hội nghị, xác định cương lĩnh và những quyết sách lớn đều là những sự kiện trọng đại của nhân dân Việt Nam, của dân tộc Việt Nam.
Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kiện trọng đại của dân tộc, đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử phát triển của dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn thể nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam đã làm nên Cách mạng Tháng Tám, bước lên làm chủ xây dựng cuộc sống mới; rồi tiếp đến, giành những thắng lợi trong kháng chiến chống xâm lược, giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, bảo vệ đất nước; đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Sự gắn bó giữa Đảng với nhân dân, với dân tộc trở thành bản chất sự vận động của lịch sử Việt Nam hiện đại.
Đó là hiện thực, là sự thật hiển hiện sinh động trong thực tiễn lịch sử. Vì thế, không thể nói rằng sự kiện trọng đại của Đảng như Đại hội XII lại không phải là sự kiện trọng đại của đất nước, lại không phải chuyện “đại sự” của quốc gia”, như các thế lực thù địch xuyên tạc và hạ thấp. Nếu không phải là chuyện “đại sự” của quốc gia” thì tại sao chúng lại tập trung chống phá như thế. Việc các thế lực thù địch ra sức công kích Đại hội XII của Đảng cũng đã cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của Đại hội trong đời sống chính trị đất nước.
Trước khi diễn ra Đại hội, những hoạt động lấy ý kiến của các tầng lớp nhân dân góp ý cho dự thảo các văn kiện trình Đại hội, với sự tin tưởng và quan tâm của mọi tầng lớp nhân dân đối với những hoạt động chuẩn bị Đại hội của Đảng, đặc biệt là Hội nghị Trung ương 13, 14 chuẩn bị công tác nhân sự đã thể hiện tính hệ trọng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
Đại hội diễn ra với sự thành công tốt đẹp cả về thảo luận các văn kiện trình Đại hội, ra Nghị quyết cũng như việc bầu Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII. Với những công việc trọng đại liên quan đến quốc kế, dân sinh mà Đại hội quyết định, đó không phải là công việc riêng của một đảng chính trị thuần túy như họ nói, mà thực sự là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, là sự kiện có ý nghĩa trọng đại đối với đất nước.
Đại hội XII của Đảng là đại hội tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng (2011 - 2015) và nhìn lại 30 năm đổi mới đất nước, đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân; xác định phương hướng, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, đề ra mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát phát triển đất nước trong 5 năm tới trên các lĩnh vực trọng yếu của đất nước; cụ thể hóa tổ chức thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011); bầu Ban Chấp hành Trung ương, kiện toàn cơ quan lãnh đạo Đảng các cấp đáp ứng yêu cầu lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ trong thời kỳ phát triển mới của đất nước.
Đó là công việc trọng đại quốc gia, công việc của “ý Đảng - lòng dân”.
Luận điệu hạ thấp ý nghĩa và tầm vóc Đại hội XII của Đảng nhất định bị phá sản bởi chính sự quan tâm, chờ đón và tin tưởng của các tầng lớp nhân dân đối với Đảng và bởi sự thành công của Đại hội.
PGS, TS Nguyễn Mạnh Hưởng
http://cand.com.vn/Chong-dien-bien-hoa-binh/Su-that-bai-cua-nhung-chieu-tro-chong-pha-ha-thap-vi-tri-dai-hoi-Xii-cua-dang-381686/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét