Cứ ngỡ như ở… nước ngoài!?
Mấy ngày tết rảnh rỗi, bạn bè rủ rê cà phê ngay tại quán Highland sau lưng Nhà hát thành phố. Cà phê ngon, không gian đẹp, thoáng mát, ai cũng thích nhưng câu chuyện đầu năm cũng bị… cụt hứng khi có người trong bàn cầm tờ hóa đơn của quán săm soi và phát hiện ra những điều không bình thường.
Đã vậy, tiền khách trả được quy đổi theo tiền USD, như ngày chúng tôi đến đây uống, số tiền phải trả là 98.000 đồng, tỷ giá USD ghi trên hóa đơn là 22,190 đồng, tương đương 4,4 USD! Một anh bạn tôi vào sau, gọi thêm một ly chanh đá xay, hóa đơn tính tiền 39.000 đồng, tương đương 1,758 USD. Nhiều người tỏ ra ngạc nhiên: Uống nước giải khát trên đất Việt mà sao hóa đơn không hề ghi bằng tiếng Việt, tiền lại quy đổi theo tỷ giá USD, cứ y như ở nước ngoài?
Nhớ lại hôm cuối năm, cùng một vợ chồng anh bạn đến tìm hiểu, mua nhà tại một dự án ở quận 9. Cái tên dự án được viết bằng tiếng Anh đã đành, đến đường nội bộ trong dự án cũng bằng tiếng Anh nốt, nếu như anh bạn tôi không phát hiện, nào là đường mang tên… Iris, rồi Lavender… Tôi thầm nghĩ, nếu như thư từ giao dịch sau này, ngoài cái tên Việt của chủ căn hộ, còn lại sẽ là tiếng Anh tất tần tật, như nhà số 1 Lanvender road, Melosa Garden…, thì sẽ thế nào?
Chưa hết, nhìn vào các tờ quảng cáo bây giờ mới giật mình khi tiếng Việt đã bị lấn lướt đến mức quá sức tưởng tượng. Hàng giảm giá thì ghi là sale off. Nước trà đào xay thì gọi là Peach Tea Frozen. Áp đảo nhất là các dự án bất động sản, như khu đô thị Gamuda Gardens, Sonata resort, căn hộ Luxcity, Masteri, Mega Mall, Belleza… Các quán ăn uống thì khỏi nói, nào là Oromia Coffee, Meet Fresh, Texas Chicken, Yen sushi & sake pub, Kem Fanny, City House café, The Plant Coffee, Five Boys…
Mở cửa hội nhập, tiếp nhận cái mới là điều đáng ghi nhận, thương hiệu quốc tế cũng là điều không chối cãi, song bản sắc Việt cũng không thể dễ dàng để đánh mất, chưa nói đến chuyện làm sao để tiếng Việt luôn trong sáng và gần gũi. Người ta cứ nghĩ hình như dự án phải đặt tên bằng tiếng nước ngoài thì mới… sang và dễ bán? Tên nước ngoài tràn lan, tính tiền bằng tỷ giá USD... là điều không thể chấp nhận.
HUYỀN TRANG
(quận Bình Thạnh, TPHCM)
http://www.sggp.org.vn/nhipcaubandoc/2016/2/412008/#sthash.9fnxZ3y5.dpuf
Nhớ lại hôm cuối năm, cùng một vợ chồng anh bạn đến tìm hiểu, mua nhà tại một dự án ở quận 9. Cái tên dự án được viết bằng tiếng Anh đã đành, đến đường nội bộ trong dự án cũng bằng tiếng Anh nốt, nếu như anh bạn tôi không phát hiện, nào là đường mang tên… Iris, rồi Lavender… Tôi thầm nghĩ, nếu như thư từ giao dịch sau này, ngoài cái tên Việt của chủ căn hộ, còn lại sẽ là tiếng Anh tất tần tật, như nhà số 1 Lanvender road, Melosa Garden…, thì sẽ thế nào?
Chưa hết, nhìn vào các tờ quảng cáo bây giờ mới giật mình khi tiếng Việt đã bị lấn lướt đến mức quá sức tưởng tượng. Hàng giảm giá thì ghi là sale off. Nước trà đào xay thì gọi là Peach Tea Frozen. Áp đảo nhất là các dự án bất động sản, như khu đô thị Gamuda Gardens, Sonata resort, căn hộ Luxcity, Masteri, Mega Mall, Belleza… Các quán ăn uống thì khỏi nói, nào là Oromia Coffee, Meet Fresh, Texas Chicken, Yen sushi & sake pub, Kem Fanny, City House café, The Plant Coffee, Five Boys…
Mở cửa hội nhập, tiếp nhận cái mới là điều đáng ghi nhận, thương hiệu quốc tế cũng là điều không chối cãi, song bản sắc Việt cũng không thể dễ dàng để đánh mất, chưa nói đến chuyện làm sao để tiếng Việt luôn trong sáng và gần gũi. Người ta cứ nghĩ hình như dự án phải đặt tên bằng tiếng nước ngoài thì mới… sang và dễ bán? Tên nước ngoài tràn lan, tính tiền bằng tỷ giá USD... là điều không thể chấp nhận.
HUYỀN TRANG
(quận Bình Thạnh, TPHCM)
http://www.sggp.org.vn/nhipcaubandoc/2016/2/412008/#sthash.9fnxZ3y5.dpuf
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét