Em gái Bắc Kinh, chàng trai Việt và chuyện tình ở Ilmenau
Cách đây chừng nửa năm, trên tàu từ Erfurt về Ilmenau. Tôi gặp em, cô gái xinh như bước ra từ bức tranh thuỷ mặc. Hẳn khi em liếc mắt, bọn đàn ông đa cảm như tôi sẽ đổ khuỵ xuống chân nàng. Chẳng hiểu sao chúng ta lại ngồi gần nhau, cùng một hàng ghế (mỗi hàng 2 ghế!). Hỏi vài câu xã giao thì mới biết em tên là Trịnh Tư Trác (Sizhuo Zheng), từ Trung Quốc sang Đức học là vì có cậu bạn trai đang học ở Ilmenau, xin mãi thì cũng có một trường ở Đức chấp nhận sang học, dù khá xa nơi bạn trai học. Mỗi 2 tuần em xuống với bạn trai một lần.
Câu chuyện đang bon, thì tàu về Ilmenau bị trục trặc sau 1-2 trạm dừng (chuyện hiếm có), thế là cả tàu phải đi bằng xe buýt để về nơi cần đến. Ngặt nỗi em chẳng còn tiền mặt, mà buýt thì yêu cầu tiền mặt hoặc xu. Thấy thế chàng trai Việt bảo: Tôi cho cô mượn, về đến nơi cô lại trả tôi. Cô gái nở nụ cười nguy hiểm chết người kia với ánh mắt hàm ơn người lạ. Mình nghĩ bụng: giai Việt bọn anh ga-lăng có thừa, hihi…
Bus đi được dăm phút, cô gái chủ động bắt chuyện: – Trước khi sang đây, anh ở đâu của Việt Nam?
– Tôi sinh ở Hà Tĩnh, sống và làm việc ở Hà Nội, thưa cô!
– Ồ, Hà Nội có phải là “thành phố ở trong bờ một dòng sông” không?
Rồi cô đưa iPad ra viết chữ Hà Nội bằng tiếng Trung. Cô hỏi: tiếng Việt viết chữ Hà Nội thế nào, tôi viết lại chữ Hà Nội bằng tiếng Việt cho cô.
Xe chòng chành theo những gò núi quanh co. Ánh mắt em cũng chòng chành. Tôi cũng nghiêng nghiêng từng nhịp.
Cô kể: nhà cô ở Bắc Kinh. Là con duy nhất trong gia đình (do chính sách một con của Trung Quốc). Tôi bảo, thế mà vì một chàng trai để bỏ cả gia đình mà đi cả nửa vòng trái đất qua đây, thì tình yêu đó phải lớn lắm. Em cười!
Rồi em hỏi tôi: có phải trước đây nước anh dùng chữ Trung Quốc không. Tôi bảo đúng, nhưng đó là thuở lâu lắm rồi. Tôi chém nửa đùa, nửa thật: Chúng tôi luôn cố gắng cải hoá tiếng Trung để thành tiếng Việt, mệt quá chả muốn cải nữa, đành tặc lưỡi dùng chữ la-tinh. Rồi chả hiểu sao tôi kể với em về sự tự tôn của nước tôi. Về sự kiên cường, về ý thức độc lập, nhưng cũng kể em nghe về tâm hồn nước tôi qua những câu chuyện văn chương. Tôi kể với em, nước tôi nhỏ, nhưng tâm hồn người nước tôi rộng mở; chúng tôi lấy sự nhân văn làm vũ khí trước mọi sự man rợ, cuồng điên của giặc thù. Nước tôi nhỏ nhưng chắc chắn đã và sẽ đánh đuổi mọi loại giặc ngoại xâm, bằng chứng là trong quá khứ, Pháp hay Mỹ, và kể cả nước em nhiều lần kéo quân đến nước tôi… Nhưng kết cục vẫn phải bỏ thây, hoặc chạy thoát thân cả người lẫn ngựa.
Nói chung là, giai Việt ga-lăng không thiếu, và sức chiến đấu có thừa, em ạ!
Thế rồi xe dừng bến. Một cái ôm xã giao chào tạm biệt đầy lịch lãm, và em không quên đưa lại tiền cho giai Việt ngay khi gặp bạn giai, he he!
—
17/2 với người Việt là một khoảng ký ức đau thương và căm phẫn. Tôi cũng ở trong trạng thái cảm xúc đó. Gia đình tôi có bác ruột hi sinh vì chống Polpot mà đứng sau là giặc Tàu. Biết đó để tưởng nhớ quá khứ và phòng vệ, nhưng chúng ta vẫn cần phải sống cho hiện tại và tương lai. Sự phòng vệ của chúng ta ngoài vũ khí, còn là tri thức, sự nhân văn và lòng tốt.
P/S: Bỏ tinh thần dân tộc sang một bên để thấy thế này: Một điều chắc chắn là để Việt Nam mạnh lên và không bị nguy cơ thôn tính bởi anh bạn láng giềng, người trẻ Việt cần phải nâng cao thực lực và ĐOÀN KẾT. Mọi ngõ ngách của làng học thuật ở châu Âu, không đi đâu mà lại không thấy bóng dáng người Trung Quốc. Nhìn chung họ học giỏi, đoàn kết, và rất… “dân tộc chủ nghĩa”.
Ilmenau, 17/02/2016
Lê Ngọc Sơn
Bus đi được dăm phút, cô gái chủ động bắt chuyện: – Trước khi sang đây, anh ở đâu của Việt Nam?
– Tôi sinh ở Hà Tĩnh, sống và làm việc ở Hà Nội, thưa cô!
– Ồ, Hà Nội có phải là “thành phố ở trong bờ một dòng sông” không?
Rồi cô đưa iPad ra viết chữ Hà Nội bằng tiếng Trung. Cô hỏi: tiếng Việt viết chữ Hà Nội thế nào, tôi viết lại chữ Hà Nội bằng tiếng Việt cho cô.
Xe chòng chành theo những gò núi quanh co. Ánh mắt em cũng chòng chành. Tôi cũng nghiêng nghiêng từng nhịp.
Cô kể: nhà cô ở Bắc Kinh. Là con duy nhất trong gia đình (do chính sách một con của Trung Quốc). Tôi bảo, thế mà vì một chàng trai để bỏ cả gia đình mà đi cả nửa vòng trái đất qua đây, thì tình yêu đó phải lớn lắm. Em cười!
Rồi em hỏi tôi: có phải trước đây nước anh dùng chữ Trung Quốc không. Tôi bảo đúng, nhưng đó là thuở lâu lắm rồi. Tôi chém nửa đùa, nửa thật: Chúng tôi luôn cố gắng cải hoá tiếng Trung để thành tiếng Việt, mệt quá chả muốn cải nữa, đành tặc lưỡi dùng chữ la-tinh. Rồi chả hiểu sao tôi kể với em về sự tự tôn của nước tôi. Về sự kiên cường, về ý thức độc lập, nhưng cũng kể em nghe về tâm hồn nước tôi qua những câu chuyện văn chương. Tôi kể với em, nước tôi nhỏ, nhưng tâm hồn người nước tôi rộng mở; chúng tôi lấy sự nhân văn làm vũ khí trước mọi sự man rợ, cuồng điên của giặc thù. Nước tôi nhỏ nhưng chắc chắn đã và sẽ đánh đuổi mọi loại giặc ngoại xâm, bằng chứng là trong quá khứ, Pháp hay Mỹ, và kể cả nước em nhiều lần kéo quân đến nước tôi… Nhưng kết cục vẫn phải bỏ thây, hoặc chạy thoát thân cả người lẫn ngựa.
Nói chung là, giai Việt ga-lăng không thiếu, và sức chiến đấu có thừa, em ạ!
Thế rồi xe dừng bến. Một cái ôm xã giao chào tạm biệt đầy lịch lãm, và em không quên đưa lại tiền cho giai Việt ngay khi gặp bạn giai, he he!
—
17/2 với người Việt là một khoảng ký ức đau thương và căm phẫn. Tôi cũng ở trong trạng thái cảm xúc đó. Gia đình tôi có bác ruột hi sinh vì chống Polpot mà đứng sau là giặc Tàu. Biết đó để tưởng nhớ quá khứ và phòng vệ, nhưng chúng ta vẫn cần phải sống cho hiện tại và tương lai. Sự phòng vệ của chúng ta ngoài vũ khí, còn là tri thức, sự nhân văn và lòng tốt.
P/S: Bỏ tinh thần dân tộc sang một bên để thấy thế này: Một điều chắc chắn là để Việt Nam mạnh lên và không bị nguy cơ thôn tính bởi anh bạn láng giềng, người trẻ Việt cần phải nâng cao thực lực và ĐOÀN KẾT. Mọi ngõ ngách của làng học thuật ở châu Âu, không đi đâu mà lại không thấy bóng dáng người Trung Quốc. Nhìn chung họ học giỏi, đoàn kết, và rất… “dân tộc chủ nghĩa”.
Ilmenau, 17/02/2016
Lê Ngọc Sơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét