Thứ Hai, 1 tháng 2, 2016

Liệu chính phủ nên cứu trợ các ngân hàng lớn?

Liệu chính phủ nên cứu trợ các ngân hàng lớn?
Vào năm 2008, người Mỹ trải qua sự tan rã lớn nhất của khu vực tài chính kể từ thời kỳ Đại Khủng Hoảng. Các ý kiến đều cho rằng sự thất bại này và bước giải cứu tiếp theo của chính phủ, được biết đến như ”gói cứu trợ”, xảy ra do việc bãi bỏ nhiều quy định của ngân hàng trong vòng 3 thập niên trở lại đây.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự tan rã này, tuy nhiên ”sự bãi bỏ các quy định” không phải là một trong số đó. Trớ trêu thay, không phải vì các ngân hàng thoát khỏi sự kiểm soát của chính phủ nên rơi vào cơn bão tài chính, mà là vì các ngân hàng trở nên quá ràng buộc vào chính phủ.

Trong ba thập niên đó, ”ông lớn Mỹ” trong vai trò bảo mẫu, đã luôn có mặt khi các ngân hàng lớn gặp vấn đề. T
rong năm 2008, trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, thật sốc khi ông lớn Mỹ đã không có mặt. Rạng sáng ngày 16/9/2008, Lehman Brothes nộp đơn phá sản. Thị trường tài chính trông chờ Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ (Feds) vào cuộc và cứu những người nắm giữ trái phiếu Lehman Brothers, giống như Feds đã cứu Bear Sterns vài tháng trước đó. Điều đó đã không xảy ra.

Thị trường tài chính toàn cầu đóng băng. Vì chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 498 điểm, tức là gần 4.4%, các tổ chức tài chính đồng loạt đình công. Các ngân hàng không cho các ngân hàng khác vay và như vậy, họ gián tiếp không cho công chúng vay bởi vì họ không biết rằng tổ chức tài chính nào sẽ phá sản tiếp theo.

Nền kinh tế có thể chịu đựng được một cuộc sụp đổ thị trường chứng khoán, nhưng thị trường tín dụng đóng băng – chủ yếu là đóng băng tiền mặt – có thể đã đến tới Khủng Hoảng, bởi vì hoạt động tín dụng làm nền tảng cho gần như tất cả các hoạt động kinh doanh và hoạt động cá nhân.

Trên thực tế, vài công ty lớn, bao gồm General Electric, đã quá phụ thuộc vào thị trường tín dụng ngắn hạn đến nỗi họ có nguy cơ không trả nỗi tiền cho người lao động. Ngành công nghiệp tài chính khẩn cầu chính phủ hành động. Vào cùng ngày 15/9, điều đó đã xảy ra. Lehman Brothers phá sản. Feds không cứu Lehman nhưng lại cứu AIG, công ty bảo hiểm chính của các khoản vay thế chấp.

Một tháng sau đó, chương trình giải cứu tài sản xấu (Trouble Asset Relief Program — TARP), một gói kế hoạch 700 tỷ USD, nhằm bơm tiền thuế của dân vào các ngân hàng Mỹ và các tổ chức tài chính đã được phê duyệt bởi Quốc Hội. Giới công chức nói chung đều đồng ý rằng thị trường tự do đã thất bại.

Vào tháng 11/2008, tổng thống George W. Bush tới New York để giải thích tại sao ông ấy, một tổng thống Đảng Cộng Hòa, lại ký đưa TARP vào luật. Ổng ấy phát biểu: “Tôi là một người có quan điểm hướng tới thị trường tự do, nhưng khi đối mặt với viễn cảnh khủng hoảng toàn cầu thì khác.”

Tuy nhiên chủ nghĩa tư bản thị trường tự do chưa tan rã. Một lần nữa, vấn đề không phải là các ngân hàng quá tự do, mà là họ trở nên quá phụ thuộc vào chính phủ trong suốt vài thập niên qua.

Đây là một lịch sử ngắn gọn.

Lần cứu trợ tài chính đầu tiên của nước Mỹ thời kỳ sau Đại Khủng Hoảng cho một ngân hàng lớn diễn ra vào năm 1984, khi chính quyền Đảng Cộng Hòa Ronald Reagan, với sự giúp đỡ của Feds đã cứu trợ ngân hàng Continental Illinois, ngân hàng thương mại lớn thứ tám trong nước.

Sau cuộc giải cứu cụm từ “quá lớn để thất bại” đã được đưa thêm vào tự điển truyền thông tài chính. Tiền để cho việc giải cứu Continental rất đơn giản: ngân hàng có nhiều người nắm giữ trái phiếu toàn cầu, nhiều nhà đầu tư lớn, và chính phủ lo sợ rằng các nhà nắm giữ trái phiếu này có thể rút tiền khỏi tất cả ngân hàng Mỹ nếu họ thấy một ngân hàng như Continental cũng có thể sụp đổ.

Điều này có thể ngăn chặn một cơn khủng hoảng loạn ngay lúc ấy, nhưng lại tạo ra một con quỷ dữ trong tương lai lâu dài. Thực tế chính phủ đã cho thị trường tài chính thấy rằng: cho một ngân hàng lớn vay cũng giống như cho Kho Bạc Mỹ vay – chỉ là nó tốt hơn bởi vì cho vay ngân hàng mang lại mức lãi suất cao hơn so với trái phiếu Kho bạc. Và như vậy, tiền đổ về từ các nhà đầu tư. Các ngân hàng phình to hơn... và liều lĩnh hơn.

Rồi khi cuộc khủng hoảng tiếp theo làm gợn sóng ngành công nghiệp tài chính, “ông lớn Mỹ” lại sẵn sàng với tập ngân phiếu. Vài năm 1998, chính phủ, lúc này dưới quyền đảng viên Dân Chủ Bill Clinton, đã giải cứu quỹ đầu tư Long Term Capital Management (LTCM), một quỹ đầu tư mạo hiểm đang bấp bênh bên bờ vực phá sản và nguy cơ kéo theo vài ngân hàng xuống cùng nó.

Thông điệp cho các ngân hàng rõ ràng hơn bao giờ hết: hãy liều mạng hơn. Nếu có bất cứ vấn đề gì, “ông lớn Mỹ” sẽ có mặt. Thật ra, như tôi đã lưu ý, vào đầu giải đoạn khủng hoảng, tháng 3/2008, chính phủ đã dàn xếp thương vụ lại ngân hàng đầu tư Bear Sterns cho JP Morgan để cứu những người nắm giữ trái phiếu và các chủ nợ khác khỏi các khoản lỗ khổng lồ.

Vào mùa hè đó, Washington cũng đã cứu Fannie Mae và Freddie Mac, những công ty thế chấp nhà ở khổng lồ do chính phủ tài trợ. Thực tế là chính phủ đã không giải cứu Lehman Brothers, tạo ra cơn hoảng loạn năm 2008 bởi vì giới tài chính đơn giản cho rằng “ông lớn Mỹ” sẽ làm điều đó.

Liệu chúng ta có trở nên tốt hơn nếu chính phủ cứu Lehmans? Có thể trong ngắn hạn. Nhưng có vẻ cuộc khủng hoảng đằng nào cũng sẽ xảy ra. Bởi các ngân hàng cho rằng chính phủ sẽ luôn giải cứu họ. Những mô hình rủi ro trước năm 2008 đã hết thời. Thực hành bảo thủ, giống như chỉ cho những người có đảm bảm tín dụng vay, một vết tích của quá khứ.

Giải pháp là gì? Làm thế nào để mang lại sự minh bạch cho ngành công nghiệp tài chính? Không phải bằng cách cho thông qua các quy định mới. Đội quân kế toán của ngân hàng, các luật sư và đội quân vận động chính sách luôn có thể tìm đường vòng. 

Giải pháp chính là chính phủ phải dừng ngay việc cam kết cứu lỗ các ngân hàng lớn. Chỉ khi đó thì những người nắm giữ trái phiếu, nhà đầu tư lớn như quỹ hưu trí và các công ty bảo hiểm, những người cho phân khúc tài chính vay để vận hành, mới được khuyến khích để giám sát ngành công nghiệp này. Chỉ đơn giản vậy thôi.

Tôi là Nicole Gelinas, thành viên cấp cao của Viện Manhattan, giảng viên tại Đại Học Prager.
http://cafekubua.com/2016/01/26/lieu-chinh-phu-nen-cuu-tro-cac-ngan-hang-lon/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét