Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2016

Có nên bỏ Tết Nguyên Đán cổ truyền?

Rất nên làm như TS Diện nói: “Muốn đổi hay chuyển việc ăn tết âm lịch sang tết dương lịch nghĩa là thay đổi về văn hóa và phong tục thì trước hết phải có sự cải cách lớn về thể chế, để đưa cả một đất nước chuyển mình sang một hệ thống mới thì mới làm được". Đất nước đang cần cải cách lớn về thể chế để đưa cả một đất nước chuyển mình sang một hệ thống mới. Do đó xóa tết Âm lịch là rất cần. Nhìn những cảnh như "Những người đàn ông trong trang phục lễ hội truyền thống ngồi ăn trong lễ hội mùa xuân hàng năm tại đình làng Triều Khúc, Hà Nội" dưới đây, mình rất ghê tởm vì phần đông đám đàn ông này chỉ thích ăn nhậu, chém gió, vô văn hóa và vô trách nhiệm với xã hội. Rất nhiều người khi ăn nhậu thì vui vẻ, nhưng ra khỏi cửa đã thành kẻ lỗ mãng, sẵn sàng đánh chửi nhau, chà đạp lên nhau để kiếm lợi riêng, dù lợi riêng đó vô cùng nhỏ. Mình rất ghét các lễ hội, chùa chiền Việt Nam hiện nay. Đó là nơi cái vô văn hóa được phô bày công khai, sống sượng nhất; ở đó lòng tham được đẩy lên mức cao nhất. Do đó mình hiếm khi đi chùa, nếu đi cũng chỉ là đến vãn cảnh.
Có nên bỏ Tết Nguyên Đán cổ truyền?
TS. Nguyễn Xuân Diện thấy rằng muốn làm được như nước Nhật thì cần phải có một sự cải cách triệt để, toàn diện và sâu rộng. Ông nói: “Muốn đổi hay chuyển việc ăn tết âm lịch sang tết dương lịch nghĩa là thay đổi về văn hóa và phong tục thì trước hết phải có sự cải cách lớn về thể chế, để đưa cả một đất nước chuyển mình sang một hệ thống mới thì mới làm được. Chứ nếu bây giờ chỉ ra một văn bản quyết định thôi ăn tết Âm lịch thì tôi nghĩ rằng nhân dân sẽ không theo, nhất là đây là một phong tục có từ lâu đời thì việc ban hành bằng mệnh lệnh hành chính thì không có giá trị gì hết.”

Những người đàn ông trong trang phục lễ hội truyền thống ngồi ăn trong lễ hội mùa xuân hàng năm tại đình làng Triều Khúc, Hà Nội vào ngày 16 tháng 2 năm 2016. AFP photo

Bên cạnh những niềm vui do Tết cổ truyền mang đến, là nỗi lo toan về một cái tết tốn kém, lãng phí về thời gian và tiền bạc. Vậy có nên bỏ Tết Nguyên Đán để thay bằng Tết Dương lịch hay không?

Tết Nguyên Đán là Tết cổ truyền, đã có từ ngàn đời nay của người Việt nam. Đây là dịp lễ quan trọng nhất để các gia đình sum họp và thờ cúng tổ tiên... sau một năm làm ăn vất vả.


Nguồn gốc Tết cổ truyền

Đến nay, nhiều ý kiến cho rằng Tết bắt nguồn từ Trung quốc thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc, song nếu chiếu theo sự tích "Bánh chưng bánh dày" thì người Việt đã ăn tết từ thời vua Hùng, nghĩa là trước 1000 năm Bắc thuộc.

Nhận định về nguồn gốc của Tết cổ truyền của người Việt, TS. Nguyễn Xuân Diện nói với chúng tôi:

“Lâu nay các học giả giải thích rằng từ “Tết” có từ từ “Tiết”(cái đốt tre) của Trung quốc, nhưng các nhà ngôn ngữ thì cho rằng từ “Tết” là một từ thuần Việt, không xuất phát từ từ “Tiết” của TQ, việc đó cho đến nay vẫn đang tranh cãi. Cũng như người ta cho rằng ta ăn tết cùng với TQ vì cùng sử dụng một thứ lịch mà ta gọi là âm lịch. Song thực ra không phải như thế, cái Tết của ta là tiến hành theo lịch riêng với sự kết hợp giữa Dương lịch và Âm lịch hỗn hợp, nghĩa là cả lịch mặt trăng và mặt trời. Các học giả chuyên gia về lịch pháp như Hoàng Xuân Hãn, Lê Thành Luân mới đây đều cho rằng Âm lịch của VN là của riêng VN và khác với lịch của TQ.”

Theo báo Thanh niên, từ năm 2005 GS-TS. Võ Tòng Xuân đã thấy rằng Tết Nguyên Đán và Tết Dương lịch quá gần nhau, đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế. Theo ông, nên chuyển các tập quán ăn Tết âm lịch sang các ngày dương lịch, để giảm dần ngày nghỉ Tết âm lịch quá lê thê.

Dưới nhan đề "Muốn kinh tế hội nhập, cần bỏ Tết âm lịch" báo VTC online ngày 16/02/2016 cho biết, chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, chỉ có ở Việt Nam và Trung Quốc mới có kỳ nghỉ Tết kéo dài như hiện nay. Theo ông, 1 tháng Tết làm việc trì trệ khiến nền kinh tế thiệt hại khoảng 10%.

Đánh giá về các ý kiến nên bỏ Tết cổ truyền, từ Hà nội Đạo diễn Điện ảnh Đỗ Minh Tuấn nhận định:

Các học giả chuyên gia về lịch pháp như Hoàng Xuân Hãn, Lê Thành Luân mới đây đều cho rằng Âm lịch của VN là của riêng VN và khác với lịch của TQ. - TS. Nguyễn Xuân Diện 

“Cái Tết Âm lịch bên cạnh cái nguồn vui của một cộng đồng thì nó cũng bộc lộ rất nhiều những cái nhược điểm của một XH nông nghiệp. Nhưng khi có điều kiện về thời gian và vật chất thì nó bộc lộ sang một hướng khác và những ý kiến nêu ra vấn đề tiêu cực của cái Tết là có cơ sở. Tuy nhiên khi người ta cho rằng phải thay đổi vì lý do kinh tế hay nếp sống, thì tôi cho rằng các lý do đó không thể đánh bại được một cái lô cốt mang bản sắc văn hóa rất bền vững như thế.”

Khi được hỏi, có nên bỏ Tết cổ truyền để ăn Tết Dương lịch hay không?

Có nên bỏ Tết âm lịch?

Việc bỏ hay sát nhập Tết cổ truyền, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự bảo tồn những đặc trưng tín ngưỡng và văn hóa cổ truyền của dân tộc, điều đó sẽ gây ra những thiệt hại vô cùng lớn về văn hóa. TS. Nguyễn Xuân Diện tiếp lời:

“Chúng ta không thể nào gộp hai cái tết vào làm một được, mà vẫn phải tôn trọng vừa có tết Dương lịch để phù hợp với trào lưu xã hội mới. Nhưng đồng thời phải giữ cáo Tết cổ truyền, vì nó là một cái tết mang bản sắc nó đã nằm trong lòng của xã hội và trong văn hóa của VN. Song phải có cách vận hành nào đó để cho nó êm ả và tốt đẹp như trước đây. Chứ còn các vấn nạn, áp lực về giao thông, thực phẩm hay an toàn XH… thì nó do con người tạo ra, chứ cái Tết nó có tội tình gì đâu?”

Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn khẳng định:

“Không thể bỏ được cái Tết Âm lịch, vì nó còn gắn với địa văn hóa, ngày Tết không chỉ là một sự quy ước mang tính lý trí mà nó còn gắn với thời tiết, hoa đào, nắng xuân… Cho nên nếu tổ chức theo Dương lịch thì nó đang là mùa Đông, nó sẽ không có cái cảm hứng đó, khung cảnh đó. Hai nữa là Tết không chỉ mang tính biểu tượng, mà nó thực sự gắn liền với tâm sinh lý, đến cả mùa màng, sự phát triển của cây cối trong những ngày đó.”

Kể từ năm 1873 Nhật Bản đã bỏ Tết Âm lịch để chuyển sang Tết Dương lịch, song họ vẫn giữ gìn được những truyền thống văn hóa và hiện nay Nhật Bản đang là quốc gia hàng đầu thế giới.

TS. Nguyễn Xuân Diện thấy rằng muốn làm được như nước Nhật thì cần phải có một sự cải cách triệt để, toàn diện và sâu rộng. Ông nói:

“Muốn đổi hay chuyển việc ăn tết âm lịch sang tết dương lịch nghĩa là thay đổi về văn hóa và phong tục thì  trước hết phải có sự cải cách lớn về thể chế, để đưa cả một đất nước chuyển mình sang một hệ thống mới thì mới làm được. Chứ nếu bây giờ chỉ ra một văn bản quyết định thôi ăn tết Âm lịch thì tôi nghĩ rằng nhân dân sẽ không theo, nhất là đây là một phong tục có từ lâu đời thì việc ban hành bằng mệnh lệnh hành chính thì không có giá trị gì hết.”

Không thể bỏ được cái Tết Âm lịch, vì nó còn gắn với địa văn hóa, ngày Tết không chỉ là một sự quy ước mang tính lý trí mà nó còn gắn với thời tiết, hoa đào, nắng xuân… - Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn 

Trao đổi với VTC, Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng "Tuy nhiên thời đại lúc đó và bây giờ khác nhau hoàn toàn, nên không thể áp dụng. Khi ấy Nhật Bản không còn con đường nào khác, buộc phải thay đổi để phát triển. Việc này không thể áp dụng vào Việt Nam ở thời điểm hiện tại."

Trên thực tế, từ năm 1994 chính quyền VN đã dùng mệnh lệnh hành chính để cấm đốt pháo trong dịp Tết và đã thành công. Liên hệ với việc bỏ Tết Nguyên Đán cổ truyền, Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn nhận xét:

“Bỏ Tết là vấn đề lớn hơn nhiều việc bỏ đốt pháo, ta có thể bỏ rượu, bỏ bánh chưng nhưng không thể bỏ Tết cổ truyền. Vì những thứ rượu, pháo, bánh chưng chúng ta có thể vì hiện đại hóa thì có thể bỏ được, cũng như ta bỏ được nén hương nhưng không bỏ được tâm linh. Vì thế Tết cũng như bàn thờ, là bản sắc thiêng liêng của cả dân tộc, nó cũng như đám tang, đám cưới không thể bỏ được. Và càng không thể quy chuẩn hóa theo kinh tế luận hay chính trị luận để đưa nó vào guống quay của thế giới.”

Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn thấy rằng, ý kiến nên bỏ hay gộp Tết cổ truyền có giá trị nhằm thức tỉnh và nhắc nhở. Ông cho biết:

“Duy trì Tết cổ truyền là điều tất nhiên rồi, song việc kéo dài ngày tết như 9 ngày vừa qua theo tôi là nó không nên. Nó cần phải được hạn định trong một cái khuôn khổ mang tính quy chuẩn, vì sự kéo dài đó nó sẽ sinh ra sự trì trệ. Trong thời đại hội nhập mình phải thực hiện cam kết với thế giới về kế hoạch và nhịp sống, vì thế mình không thể nhân danh bản sắc dân tộc để lè phè mãi thì cũng không được.”

Theo Nhà sử học Dương Trung Quốc "Chúng ta vẫn nên giữ nguyên Tết Âm lịch như hiện nay nhưng nên bố trí sao cho ngày nghỉ hợp lý, thuận lợi nhất đối với người dân, điều chỉnh các tập quán xã hội như hạn chế tình trạng tràn lan lễ hội... sao cho khai thác được các giá trị tích cực và hạn chế được giá trị tiêu cực.". Điều đó cũng sẽ giúp cho việc bảo tồn những di sản văn hóa cổ truyền của dân tộc

Anh Vũ
(RFA)

1 nhận xét:

  1. Chúng ta nên mạnh dạn bỏ tết Nguyên Đán. Ghét cay đắng Đại Hán mà cái gì cũng bắt chước Đại Hán, nên làm một những việc cụ thể thay vì chửi bới bẩn miệng.Thế giới người ta gọi tết nguyên đán là Chinese New Year (Tết năm mới của Đại Hán), chúng ta đi theo ăn tết ké mà thôi.
    Ngoài ra quốc kỳ Việt Nam nên thay đổi vì nó giống màu cờ của Đại Hán 100 phần trăm.

    Trả lờiXóa