Ghi chép trên xứ chùa tháp – Cảm nghĩ về du lịch Campuchea
tuanvannguyen - Thế là tôi đã ở trên xứ chùa tháp 4 ngày. Tuy thời gian quá ngắn, nhưng chuyến đi thật sự là một kỉ niệm khó quên trong đời. Nếu có một nơi nào đi qua mà tôi muốn quay lại thì đó chính là Siem Reap và Phnom Penh. Chắc chắn tôi sẽ quay lại xứ chùa tháp một ngày không xa để cảm nhận nhiều hơn nữa văn hoá và con người ở đây. Những trải nghiệm trong thời gian ngắn ngủi vừa qua đã để lại trong tôi vài cảm nghĩ mà tôi muốn ghi lại dưới đây như là một cách chia sẻ cùng các bạn.Tôi đã nói về một nền du lịch đàng hoàng ở Siem Reap, nhưng tôi chưa nói đằng sau những dịch vụ du lịch đó là một người Việt Nam. Thật ra, toàn bộ chương trình du lịch ở Angkor Thom và Angkor Wat đều do một công ti tư nhân điều hành. Đó là công ti Sokimex, mà người chủ tịch là ông Sáu Cò, người gốc Đồng Tháp.
Kể từ năm 1990, Sokimex đã “mướn” Angkor Thom và Angkor Wat để kinh doanh du lịch, và họ quản lí rất tốt. Khoảng 28% thu nhập từ bán vé được sung vào quĩ để trùng tu và duy trì các đền điện đang xuống cấp. Không rõ đằng sau những hợp đồng như thế ra sao, nhưng với một chương trình du lịch có trước có sau như thế thì thật là đáng khen.
Tất cả các dịch vụ du lịch ở đây được tổ chức rất chặt chẽ. Ngay từ khâu mua vé đến người hướng dẫn đều được quản lí – theo tôi – là rất chuyên nghiệp. Mỗi vé đều có in hình của khách và những thông tin cơ bản. Tôi ngạc nhiên hỏi tại sao in hình thì được giải thích rằng phải làm như thế để tránh tình trạng gian lận. Người hướng dẫn cho tôi biết trước đây có nạn du khách Hàn Quốc mua vé đi tham quan xong, về khách sạn họ cho vé người khác đi tiếp! Tất cả đều không qua được mắt ông Sáu Cò. Thế là sau đó, ông cho in hình khách trên vé, nhưng lí do lịch sự hơn: mỗi vé là một kỉ niệm, chuyến tham quan Angkor Thom và Angkor Wat là một kỉ niệm khó quên. Tôi lại thấy cách làm này rất đáng học hỏi.
Bất cứ người hướng dẫn nào ở khu này đều phải qua huấn luyện có bài bản. Người hướng dẫn dẫn chúng tôi từ Việt Nam sang đây không có quyền dẫn chúng tôi vào tham quan Angkor Thom và Angkor Wat, vì anh ấy không có chứng chỉ hành nghề. Do đó, anh phải mướn một hướng dẫn viên có chứng chỉ, và người này là một người Khmer nhưng rất quen với người Việt và văn hóa Việt Nam. Anh ta mặc đồng phục, có cây gậy để dẫn đường, đeo bảng tên đàng hoàng. Thật ra, sau một ngày tìm hiểu, tôi mới biết anh từng là sĩ quan trong quân đội Hun Sen, anh từng theo học một hay hai năm (tôi quên) tại trung tâm huấn luyện sĩ quan ở Đồng Nai, nên anh biết viết và nói Việt rất khá. Sau khi giải ngủ, anh chuyển sang nghề làm hướng dẫn viên. Trong câu chuyện của anh, anh nhắc đến ông Sáu Cò rất nhiều lần với sự kính trọng. Khi hỏi chuyện gì tế nhị về điều hành du lịch, anh nói không được đâu, ông Sáu Cò la chết, ổng khó lắm, nhưng tôi đồng ý với cái khó của ổng. Điều làm tôi ấn tượng với anh hướng dẫn này là anh rất am hiểu lịch sử CPC và Việt Nam. Anh có thể so sánh những thời điểm giữa Việt Nam và CPC để khách có thể hình dung ra thời điểm xây những ngôi đền. Điều này chứng tỏ anh được huấn luyện rất kĩ và có hệ thống.
Một điều khác cũng làm tôi ấn tượng không kém là anh không bao giờ tỏ ra tuyên truyền. Không giống như những hướng dẫn viên Việt Nam hay tuyên truyền theo kiểu một chiều làm cho du khách chán ngán. Nghe nhiều hướng dẫn viên Việt Nam người ta có cảm giác họ là cái máy nói hay con vẹt thì đúng hơn. Có lần tôi đi tham quan ở Phú Quốc, gặp một cô hướng dẫn rất dễ thương, nhưng khi nói về lịch sử thì rõ ràng cô ấy chỉ biết có một chiều. Tất cả những gì của chính quyền VNCH đều xấu xa, đáng phỉ nhổ; và tất cả những gì của “phe ta” đều tuyệt vời, lãnh đạo ta thiên tài, chính sách ta là tuyệt vời, v.v. Tôi không biết cô ấy có thật sự tin vào những gì cô nói không, nhưng với những người biết lịch sử, thì những lời nói của cô chứng tỏ cô đã bị bị tẩy não, và người ta thấy thương [hại] cho cô.
Tất cả các dịch vụ du lịch ở đây được tổ chức rất chặt chẽ. Ngay từ khâu mua vé đến người hướng dẫn đều được quản lí – theo tôi – là rất chuyên nghiệp. Mỗi vé đều có in hình của khách và những thông tin cơ bản. Tôi ngạc nhiên hỏi tại sao in hình thì được giải thích rằng phải làm như thế để tránh tình trạng gian lận. Người hướng dẫn cho tôi biết trước đây có nạn du khách Hàn Quốc mua vé đi tham quan xong, về khách sạn họ cho vé người khác đi tiếp! Tất cả đều không qua được mắt ông Sáu Cò. Thế là sau đó, ông cho in hình khách trên vé, nhưng lí do lịch sự hơn: mỗi vé là một kỉ niệm, chuyến tham quan Angkor Thom và Angkor Wat là một kỉ niệm khó quên. Tôi lại thấy cách làm này rất đáng học hỏi.
Bất cứ người hướng dẫn nào ở khu này đều phải qua huấn luyện có bài bản. Người hướng dẫn dẫn chúng tôi từ Việt Nam sang đây không có quyền dẫn chúng tôi vào tham quan Angkor Thom và Angkor Wat, vì anh ấy không có chứng chỉ hành nghề. Do đó, anh phải mướn một hướng dẫn viên có chứng chỉ, và người này là một người Khmer nhưng rất quen với người Việt và văn hóa Việt Nam. Anh ta mặc đồng phục, có cây gậy để dẫn đường, đeo bảng tên đàng hoàng. Thật ra, sau một ngày tìm hiểu, tôi mới biết anh từng là sĩ quan trong quân đội Hun Sen, anh từng theo học một hay hai năm (tôi quên) tại trung tâm huấn luyện sĩ quan ở Đồng Nai, nên anh biết viết và nói Việt rất khá. Sau khi giải ngủ, anh chuyển sang nghề làm hướng dẫn viên. Trong câu chuyện của anh, anh nhắc đến ông Sáu Cò rất nhiều lần với sự kính trọng. Khi hỏi chuyện gì tế nhị về điều hành du lịch, anh nói không được đâu, ông Sáu Cò la chết, ổng khó lắm, nhưng tôi đồng ý với cái khó của ổng. Điều làm tôi ấn tượng với anh hướng dẫn này là anh rất am hiểu lịch sử CPC và Việt Nam. Anh có thể so sánh những thời điểm giữa Việt Nam và CPC để khách có thể hình dung ra thời điểm xây những ngôi đền. Điều này chứng tỏ anh được huấn luyện rất kĩ và có hệ thống.
Một điều khác cũng làm tôi ấn tượng không kém là anh không bao giờ tỏ ra tuyên truyền. Không giống như những hướng dẫn viên Việt Nam hay tuyên truyền theo kiểu một chiều làm cho du khách chán ngán. Nghe nhiều hướng dẫn viên Việt Nam người ta có cảm giác họ là cái máy nói hay con vẹt thì đúng hơn. Có lần tôi đi tham quan ở Phú Quốc, gặp một cô hướng dẫn rất dễ thương, nhưng khi nói về lịch sử thì rõ ràng cô ấy chỉ biết có một chiều. Tất cả những gì của chính quyền VNCH đều xấu xa, đáng phỉ nhổ; và tất cả những gì của “phe ta” đều tuyệt vời, lãnh đạo ta thiên tài, chính sách ta là tuyệt vời, v.v. Tôi không biết cô ấy có thật sự tin vào những gì cô nói không, nhưng với những người biết lịch sử, thì những lời nói của cô chứng tỏ cô đã bị bị tẩy não, và người ta thấy thương [hại] cho cô.
Còn anh hướng dẫn người Khmer của tôi thì ngược lại. Anh nói về lịch sử bằng cái nhìn của người biết chuyện. Anh dành những lời kính trọng cho chính quyền Lon Non, dù anh từng là sĩ quan trong đoàn quân đối thủ. Anh nói về hai đảng phái chính trị hiện nay một cách cân bằng. Anh cũng rất tế nhị không nói gì về những tranh chấp giữa CPC và Việt Nam mà tôi cố ý “khiêu khích” để anh nói. Tôi hỏi anh rằng người Việt Nam có hoàn toàn vô tội trong việc để CPC nghèo như hiện nay, nhưng anh thì nói người Khmer lúc nào cũng ghi ơn quân đội Việt Nam đã cứu họ khỏi thảm hoạ Pol Pot. Anh ấy đúng là một nhà ngoại giao!
Đi du lịch ở Angkor Thom và Angkor Wat rất thích vì môi trường sạch sẽ. Đi hết chỗ này đến chỗ khác tôi không thấy du khách vứt rác rưởi như ở Huế. Ở đây, chỗ nào cũng có thùng rác, và hình như du khách cũng rất ý thức. Với hàng chục ngàn người mỗi ngày mà người ta giữ gìn sạch sẽ chung quanh thì quả thật đáng khâm phục. Còn đi du lịch ở cung điện Huế, tôi chỉ biết … ngậm ngùi. Du khách vứt rác một cách vô tư. Ngay cả người Việt cũng làm như thế thì làm sao trách người nước ngoài. Có lần tôi đi Phú Quốc dự hội nghị, trên tàu toàn là những người có học (ít nhất cũng là bác sĩ), ai cũng than phiền sao dạo này biển Phú Quốc dơ quá. Nhưng ngay sau đó, chính người thốt lên câu than phiền đó lại vô tư vứt tàn thuốc lá xuống biển! Có thể đó chỉ là hành động vô thức, nhưng nó chứng minh rằng việc làm bẩn môi trường ở nước ta có khi đã trở thành … quán tính.
Một điều đáng nói nữa là ở đây (CPC) người ta tỏ ra tôn kính cung điện vua chúa. Thật ra, du khách tham quan Angkor Thom và Angkor Wat được yêu cầu phải ăn mặc đàng hoàng. Phụ nữ không được mặc váy trên đầu gối, nam không được mặc quần short trên đầu gối. Ông Sáu Cò ra qui định này để nói lên rằng muốn vào thăm những nơi linh thiêng thì phải tỏ ra tôn kính. Điều này làm tôi nhớ khi đi tham quan các lăng ở Huế, du khách Tây và Ta ăn mặc chẳng ra thể thống gì cả. Có người mặc rất casual mà cũng vào những nơi thờ phụng các vua. Tôi nghĩ vấn đề là chúng ta – người Việt – mà thôi. Nếu chúng ta không tỏ ra tôn kính các vị tiền nhân thì làm sao yêu cầu người khác tôn kính được? Ở cái khoản này, tôi nghĩ người Thái và Khmer hơn ta một bậc.
Đi Angkor Thom và Angkor Wat tôi thấy thoải mái vì không ai đến quấy rầy đòi … bán vé số. Ở Angkor Thom và Angkor Wat, không có những hàng quán mất trật tự bán chạp phô như ở các khu du lịch bên Việt Nam. Không có những người chèo kéo đòi bán chai nước lạnh, chẳng ai nài nỉ bán thịt nướng, v.v. Cũng chẳng có ai đến chào mời bán vé số. Phải nói rằng một trong những ác mộng của tôi khi đi tham quan các điểm du lịch của Việt Nam là đội quan bán vé số. Chỗ nào cũng gặp họ. Ngồi uống li cà phê cũng không yên với họ. Ăn sáng cũng bị làm phiền vì họ đến chào bán vé số. Đó là chưa nói đến tình trạng “chặt chém” du khách bằng những cái gía dịch vụ trên trời. Hãi hùng nhất là những điểm du lịch ngoài Bắc như Vịnh Hạ Long, Chùa Hương, Đồ Sơn, và khu đền thờ Nguyễn Trãi. Bị chặt chém nhiều đến nổi tôi không dám nghĩ đến tham quan những địa danh vừa kể. Nói ra thì có vẻ quá đáng, nhưng sự thật là mỗi lần nghe đến những địa danh đó là tôi sợ. Tất cả những nơi tôi đi qua ở Việt Nam, chỉ có Hội An và Phú Quốc là những nơi tôi nghĩ đến quay trở lại. Nay tôi có thêm một địa điểm để quay lại: đó là Siem Reap.
Tôi may mắn là gặp toàn những người Khmer hiền lành và dễ thương. Những người Khmer hàng xóm, tôi có thể gọi “thân thương” mà không cảm thấy sáo ngữ. Những lúc anh em tôi xa nhà, khi Ba Má tôi bệnh tật, chính những người hàng xóm Khmer cõng ra ngoài bệnh xá. Nay đến khi đi tham quan xứ chùa tháp, tôi cũng gặp toàn những người Khmer mà tôi chỉ có thể mô tả bằng những chữ hiền lành và chất phác. Tôi biết họ còn nghèo lắm, cũng có những trẻ em ăn xin (ở Phnom Penh) nhưng họ toát lên một cái nghèo thật sự chứ không phải “đểu” như thỉnh thoảng thấy ở Sài Gòn.
Đi du lịch ở Angkor Thom và Angkor Wat rất thích vì môi trường sạch sẽ. Đi hết chỗ này đến chỗ khác tôi không thấy du khách vứt rác rưởi như ở Huế. Ở đây, chỗ nào cũng có thùng rác, và hình như du khách cũng rất ý thức. Với hàng chục ngàn người mỗi ngày mà người ta giữ gìn sạch sẽ chung quanh thì quả thật đáng khâm phục. Còn đi du lịch ở cung điện Huế, tôi chỉ biết … ngậm ngùi. Du khách vứt rác một cách vô tư. Ngay cả người Việt cũng làm như thế thì làm sao trách người nước ngoài. Có lần tôi đi Phú Quốc dự hội nghị, trên tàu toàn là những người có học (ít nhất cũng là bác sĩ), ai cũng than phiền sao dạo này biển Phú Quốc dơ quá. Nhưng ngay sau đó, chính người thốt lên câu than phiền đó lại vô tư vứt tàn thuốc lá xuống biển! Có thể đó chỉ là hành động vô thức, nhưng nó chứng minh rằng việc làm bẩn môi trường ở nước ta có khi đã trở thành … quán tính.
Một điều đáng nói nữa là ở đây (CPC) người ta tỏ ra tôn kính cung điện vua chúa. Thật ra, du khách tham quan Angkor Thom và Angkor Wat được yêu cầu phải ăn mặc đàng hoàng. Phụ nữ không được mặc váy trên đầu gối, nam không được mặc quần short trên đầu gối. Ông Sáu Cò ra qui định này để nói lên rằng muốn vào thăm những nơi linh thiêng thì phải tỏ ra tôn kính. Điều này làm tôi nhớ khi đi tham quan các lăng ở Huế, du khách Tây và Ta ăn mặc chẳng ra thể thống gì cả. Có người mặc rất casual mà cũng vào những nơi thờ phụng các vua. Tôi nghĩ vấn đề là chúng ta – người Việt – mà thôi. Nếu chúng ta không tỏ ra tôn kính các vị tiền nhân thì làm sao yêu cầu người khác tôn kính được? Ở cái khoản này, tôi nghĩ người Thái và Khmer hơn ta một bậc.
Đi Angkor Thom và Angkor Wat tôi thấy thoải mái vì không ai đến quấy rầy đòi … bán vé số. Ở Angkor Thom và Angkor Wat, không có những hàng quán mất trật tự bán chạp phô như ở các khu du lịch bên Việt Nam. Không có những người chèo kéo đòi bán chai nước lạnh, chẳng ai nài nỉ bán thịt nướng, v.v. Cũng chẳng có ai đến chào mời bán vé số. Phải nói rằng một trong những ác mộng của tôi khi đi tham quan các điểm du lịch của Việt Nam là đội quan bán vé số. Chỗ nào cũng gặp họ. Ngồi uống li cà phê cũng không yên với họ. Ăn sáng cũng bị làm phiền vì họ đến chào bán vé số. Đó là chưa nói đến tình trạng “chặt chém” du khách bằng những cái gía dịch vụ trên trời. Hãi hùng nhất là những điểm du lịch ngoài Bắc như Vịnh Hạ Long, Chùa Hương, Đồ Sơn, và khu đền thờ Nguyễn Trãi. Bị chặt chém nhiều đến nổi tôi không dám nghĩ đến tham quan những địa danh vừa kể. Nói ra thì có vẻ quá đáng, nhưng sự thật là mỗi lần nghe đến những địa danh đó là tôi sợ. Tất cả những nơi tôi đi qua ở Việt Nam, chỉ có Hội An và Phú Quốc là những nơi tôi nghĩ đến quay trở lại. Nay tôi có thêm một địa điểm để quay lại: đó là Siem Reap.
Tôi may mắn là gặp toàn những người Khmer hiền lành và dễ thương. Những người Khmer hàng xóm, tôi có thể gọi “thân thương” mà không cảm thấy sáo ngữ. Những lúc anh em tôi xa nhà, khi Ba Má tôi bệnh tật, chính những người hàng xóm Khmer cõng ra ngoài bệnh xá. Nay đến khi đi tham quan xứ chùa tháp, tôi cũng gặp toàn những người Khmer mà tôi chỉ có thể mô tả bằng những chữ hiền lành và chất phác. Tôi biết họ còn nghèo lắm, cũng có những trẻ em ăn xin (ở Phnom Penh) nhưng họ toát lên một cái nghèo thật sự chứ không phải “đểu” như thỉnh thoảng thấy ở Sài Gòn.
Một hôm ở Phnom Penh tôi chứng kiến một cảnh hay hay mà bực mình. Hai vợ chồng một du khách Tây đang trả giá đi xe tuk tuk. Xe tuk tuk là một phương tiện giao thông rất tiện lợi ở Phnom Penh, có thể xem đó là loại taxi bình dân. Tôi đứng nghe họ nói tiếng Anh với anh tài xế xe. Anh tài xế đòi 10,000 riel (tức khoảng 2 USD), nhưng hai vợ chồng Tây trả giá 5000 riel. Họ nói với nhau lúc bằng tiếng Anh, lúc bằng tay, vì anh tài xế thì không rành tiếng Anh, còn hai vợ chồng Tây thì chẳng biết một chữ Khmer. Tôi thấy cảnh tượng quá vô lí, vì anh tài xế ốm nhom mà chở hai vợ chồng to tướng đó với cái giá chỉ 1 USD hay 2 USD thì sao mà xem được. Tôi nổi nóng trong người, nhưng chẳng biết phải làm gì giúp anh tài xế. Tôi bèn nghĩ ra cách nhân danh “thông dịch” cho anh tài xế, tôi nói một tràng tiếng Anh rằng hai đứa bây như thế mà trả giá một dịch vụ có 2 USD thì khó nghe quá, ở nước bọn mày thì chắc tốn 15-20 USD là chuyện bình thường; cái thằng tài xế đó nó nói là 1 đứa thì 5000 riel, còn 2 đứa là 10,000 riel, nó không chịu xuống giá đâu. Có lẽ tôi nói như thế nên hai vợ chồng đồng ý đi xe. Anh tài xế nhìn tôi với ánh mắt cám ơn, nhưng tôi quay đi không dám nhìn ánh mắt đó.
Trong chuyến đi Siem Reap tôi làm quen với một người Khmer dễ thương khác. Anh là người thợ chụp hình suốt quãng đường tôi đi tham quan ở Siem Reap. Thật ra, tôi hơi vô ý, không biết rằng anh đã theo xe của chúng tôi từ Srey Vieng đến Siem Reap, một đoạn đường cả trăm cây số. Người hướng dẫn cho tôi biết rằng nhiều thợ chụp ảnh ở Srey Vieng chỉ cần nhìn qua xe bus là biết xe du khách, và liền đuổi theo đến Siem Reap. Các thợ chụp ảnh không cạnh tranh nhau. Khi biết có người “xí chỗ” thì họ sẽ tìm khách hàng khác. Sáng hôm 1/1 tôi sắp lên xe đi Angkor Thom thì anh đến tự giới thiệu là thợ chụp ảnh. Giá mỗi ảnh là 15,000 đồng (anh ấy sẵn sàng tính bằng tiền Việt Nam). Anh ấy tỏ ra là người chụp ảnh chuyên nghiệp, cái máy Canon DSL thuộc loại khá “xịn”, anh thuộc lòng những chỗ cần chụp và vị trí tốt nhất. Mỗi lần đến nơi nào mà anh ấy thấy cần chụp là nói cho tôi biết ngay. Tất cả 24 người trong đoàn đều là khách hàng của anh, nhưng tôi có lẽ là khách hàng trung thành nhất. Trong hơn 200 tấm hình anh chụp cho đoàn chúng tôi, riêng phần của tôi đã gần 120 tấm. Đêm trước khi đi Phnom Penh tôi chẳng thấy anh đến giao ảnh và nhận tiền, tôi đâm lo. Tôi hỏi anh hướng dẫn làm sao tìm anh để trả tiền cho anh về nhà, anh hướng dẫn cười nói lo gì, anh ấy thuộc lòng những nơi du khách hay đến. Thật vậy, khi chúng tôi đang nhâm nhi li bia trong trung tâm Siem Reap gần 10 pm thì anh xuất hiện. Vẫn nụ cười dễ thương và vui vẻ, anh đưa ra một tập hình. Tất cả đều được sắp xếp thứ tự theo mặt khách hàng. Những tấm nào có nhiều người chụp chung thì anh rửa ra mỗi người một tấm. Ngoài số tiền chính thức, tôi cho anh thêm khoảng 500 ngàn đồng, và mời anh ngồi xuống uống một lon bia, nhưng anh từ chối không uống bia vì chút xíu nữa anh phải lái Honda về nhà. Nhìn anh ta đi khuất bóng với cáo áo sơ-mi lam lũ, tôi cảm thấy lòng mình chùng xuống …
Việt Nam và CPC có một lịch sử giao bang tương đối sóng gió. Tôi nghĩ mặc dù ngoài mặt người Khmer ở CPC vẫn giữ thái độ thân thiện với du khách Việt, nhưng chắc gì họ thật sự thân thiện. Nếu họ bị/được trang bị bằng một loại giáo điều nào đó (như Mao-ít của Pol Pot) thì chắc họ cũng sẵn sàng chống lại người Việt chúng ta. Bằng chứng là họ đã từng tàn sát người Việt một cách dã man sau năm 1975. Ngay cả hiện nay, đảng phải của Sam Rainsy với chính sách thù hằn Việt Nam rõ ràng vẫn có thể thu hút nhiều đảng viên, và vẫn có khả năng tạo nên dư luận. Không ít người Khmer vẫn nghĩ rằng Việt Nam đã xâm lấn đất đai của họ, rằng từ Sài Gòn đến miền Tây Nam Việt Nam là đất của họ ngày xưa, rằng người Việt Nam rất xảo quyệt và ác ôn, v.v.
Tôi không biết Việt Nam có xâm lấn biên giới CPC sau 1975 hay không, nhưng nói rằng miền Tây Nam là đất của CPC ngày xưa thì cũng không sai. Nhưng đó là vấn đề của lịch sử 300 năm về trước. Câu chuyện không chỉ đơn giản là Việt Nam lấy đất đai của CPC. Tôi chỉ có thể tóm lược theo cách hiểu của tôi những diễn biến lịch sử như sau (tôi tóm lược từ bài viết rất chi tiết của tác giả Võ Thanh Liêm trên tạp chí Đi Tới):
Năm 1618, Chey Chetta II, lúc đó là con tin của Thái Lan, về CPC lên ngôi vua, và dời kinh đô về Oudong thuộc tỉnh Kompong Luong. Chey Chetta II không triều cống cho Thái Lan, nên vua Thái sai quân đi đánh phá CPC nhưng đều bị đuổi về. Chey Chetta tự lượng sức không đủ khả năng chống chọi lâu dài với Thái Lan, nên cầu viện Chúa Nguyễn của Việt Nam.
Năm 1620, Chúa Nguyễn Phúc Nguyên gả công chúa Ngọc Vạn cho vua Khmer. Xin nói thêm rằng Chúa Nguyễn Phúc Nguyên còn gả công chúa Ngọc Khoa cho vua Chăm, và Ngọc Hoa cho một người trong vương triều Nhật Bản. Sử Khmer còn ghi lại rằng đám cưới diễn ra – nói theo ngôn ngữ thời nay – là rất “đình đám”, có các sứ thần của Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý, Nhật Bản, Tàu, v.v. tham dự. Ngọc Vạn được tiến phong Hoàng hậu với tước danh là Dach Prea Peaccac Vodey Prea Voreac Khsattey.
Sau đó, người Việt bắt đầu ồ ạt sang CPC định cư, có lẽ dưới sự bảo trở của Hoàng hậu Ngọc Vạn. Sách sử cho biết đến năm 1623 (tức chỉ 3 năm sau đám cưới) đã có 20,000 người Việt đến Thuỷ Chân Lạp định cư! Chúa Nguyễn Phúc Nguyên đi thêm một bước, viết thư cho rể, mượn đất Prey Nokor (tức Sài Gòn ngày nay) để … thu thuế người Việt đang làm việc ở CPC. Ông rể chấp nhận. Năm năm sau, tất cả vùng ngày nay là Bà Rịa, Biên Hòa, Sài Gòn, Bến Nghé chịu sự kiểm soát của Chúa Nguyễn.
Năm năm sau (1625), vua Chey Chetta qua đời. Các hoàng tử Ponhea To đến Ponhea Nu lần lượt lên ngôi. Sau cái chết đáng ngờ của Ponhea Nu năm 1640, hoàng thân Prah Outey đưa con ông lên là Ang Non I lên làm vua. Năm 1642, một hoàng tử là con của Chey Chetta II liên kết với Mã Lai nổi dậy tiêu diệt hoàng phúc Prah Outey, rồi lên ngôi lấy hiệu là Ponhea Chan I. Phe của hoàng thân Ang Non I cầu cứu Hoàng thái hậu Ngọc Vạn, và Hoàng thái hậu cầu cứu Chúa Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần.
Năm 1658, Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần cho quân sang chinh phạt Chân Lạp. Quân của Chúa Nguyễn tiến vào Nam Vang và bắt sống Ponhea Chan I, giải về Quảng Bình, và ông qua đời ở đây. Hiền Vương bèn đưa con của Ngọc Vạn lên làm vua lấy hiệu là Batom Reachea. Vua Batom Reachea dâng đất (dưới danh nghĩa hợp thức hoá) cho Việt Nam vùng đất Đồng Nai.
Năm 1672, Batom Reachea qua đời. Con trai ông là Ang Chey lên ngôi. Ang Chey liên kết với Thái Lan để lấy lại Đồng Nai. Chúa Nguyễn nổi giận sai tướng Nguyễn Dương Lâm, Nguyễn Diên Thái, và Văn Sùng đem quân “hỏi tội” và truất phế Ang Chey, rồi sau đó đưa Ang Saur (em trai của Ang Chey) lên ngôi lấy hiệu là Chey Chetta IV. Lần này, chắc có kinh nghiệm hơn, nên Chúa Nguyễn bổ nhiệm Ang Non (con trai thứ của Hoàng thái hậu Ngọc Vạn) cai quản vùng Đồng Nai – Sài Gòn. Đến năm 1691 thì toàn bộ vùng đất này thuộc quyền kiểm soát của Việt Nam.
Sau vài năm tranh chấp giữa Việt Nam và CPC, năm 1698 Chúa Minh Vương Nguyễn Phúc Chusai Nguyễn Hữu Cảnh đi đánh CPC và kinh lược mấy tỉnh miền nam. Nguyễn Hữu Cảnh áp dụng chế độ hành chính để kiểm soát nhân khẩu, đất đai những tỉnh mà chúng ta biết đến như là miền Tây ngày nay. Dân số miền Nam lúc đó chỉ 40,000 gia đình, tức cao lắm là nửa triệu người. Như vậy, chỉ trong vòng 70 năm mà biên giới Việt Nam bành trướng được. Lúc đó toàn miền nam có dân số 40,000 gia đình (hộ) đất đai mở ra 1600 km.
Lược sử trên không phải để biện minh gì cả, mà chỉ để nói lên rằng không có chuyện Việt Nam tự nhiên đem quân xâm lấn CPC. Tôi nghĩ có thể nói công bằng là các vua Khmer cầu viện Việt Nam để trước là chống Thái Lan và sau là bảo vệ triều đình Khmer, và để trả nghĩa họ dâng hiến đất cho Chúa Nguyễn. Một cách diễn giải khác là Chúa Nguyễn đã dùng mưu mĩ nhân để chiếm/lấn đất CPC. Nhưng dù là động cơ gì hay mưu mô nào thì những diễn biến trên cho thấy Việt Nam và CPC có một mối giao tình 300 năm trước. Ngày nay, chắc chắn một bộ phận người Việt và người Khmer có cùng gen. Nhìn như thế thì quả thật có thể nói Việt Nam và CPC không chỉ là “bạn” mà còn là “bà con”.
Nhưng điều đáng lo nhất là Việt Nam đã và đang đánh mất CPC. Như tôi có nói trong một bài trước, dấu ấn của người Tàu ở CPC rất rõ. Ngay cả trong sân khấu tạp kỉ mà tiếng Hoa còn xuất hiện trước tiếng Anh. Đường phố Phnom Pench thì chữ Hoa cũng khá nhiều. Tàu đã mua vài ngọn núi giáp biên giới Tây Nguyên của Việt Nam. Có lẽ chính vì lí do đó mà họ phải xâm nhập vào Tây Nguyên cho bằng được (qua dự án bauxite) để “nối kết” với những rặng núi và khu đất của CPC mà họ đã mua. Mấy năm gần đây, CPC cũng tỏ ra chào đón Tàu và có khi đi ngược lại quyền lợi của Việt Nam. Có lẽ Việt Nam đang mất người bạn thân thiết và truyền thống này.
Nhưng điều đáng lo nhất là Việt Nam đã và đang đánh mất CPC. Như tôi có nói trong một bài trước, dấu ấn của người Tàu ở CPC rất rõ. Ngay cả trong sân khấu tạp kỉ mà tiếng Hoa còn xuất hiện trước tiếng Anh. Đường phố Phnom Pench thì chữ Hoa cũng khá nhiều. Tàu đã mua vài ngọn núi giáp biên giới Tây Nguyên của Việt Nam. Có lẽ chính vì lí do đó mà họ phải xâm nhập vào Tây Nguyên cho bằng được (qua dự án bauxite) để “nối kết” với những rặng núi và khu đất của CPC mà họ đã mua. Mấy năm gần đây, CPC cũng tỏ ra chào đón Tàu và có khi đi ngược lại quyền lợi của Việt Nam. Có lẽ Việt Nam đang mất người bạn thân thiết và truyền thống này.
***
Tôi đã có những ngày đẹp nhất trong chuyến nghỉ hè cuối năm 2012 và đầu năm 2013 ở xứ chùa tháp. Chuyến đi đã để lại trong tôi những kỉ niệm đẹp về văn minh, văn hoá, và con người Khmer. Phải tận mặt nhìn và chiêm nghiệm những đền đài, cung điện trong Angkor Wat – Angkor Thom để nhận ra rằng người Khmer đã có một nền văn minh rực rỡ, chẳng kém bất cứ dân tộc nào trên thế giới. Những công trình kiến trúc Angkor đã đặt văn minh Khmer ngang hàng hoặc cao hơn một bậc so với nền văn minh Hi Lạp và La Mã cùng thời. Nhưng tất cả những điểm sáng đó là thuộc về quá khứ. Trong lịch sử cận đại, Khmer là một dân tộc bất hạnh, với chiến tranh triền miên và nhất là trận diệt chủng chỉ mới xảy ra cách đây chưa đầy 30 năm. Do đó, không ngạc nhiên khi thấy CPC là một trong những nước nghèo nhất thế giới. Ngày nay, Campuchea có những điểm rất giống Việt Nam: xã hội còn rất nhiều bất công, tham nhũng tràn lan, quan chức lộng quyền.
Nhưng Campuchea là một đất nước đang trỗi dậy. Những chương sử đen tối như “Cánh đồng chết” của Pol Pot và chiến tranh Quốc – Cộng đã khép lại. Có một điểm khác với Việt Nam: Campuchea dân chủ hơn. Chế độ đa nguyên đa đảng của Campuchea chưa phải là chế độ tốt nhất, nhưng chắc chắn tốt hơn chế độ độc đảng trước đây. Người Khmer không còn bị ám ảnh với loại chủ nghĩa cộng sản của Pol Pot hay Mao-ít. Tuy nghèo, nhưng Campuchea có một tương lai bền vững hơn Việt Nam, vì hệ thống chính trị đa nguyên đa đảng của họ bắt đầu ổn định, và nước ngoài bắt đầu đổ vào đầu tư. Tôi cũng hi vọng cho Campuchea phát triển nay mai để người dân thoát khỏi cảnh nghèo khó như hiện nay.
Loạt bài bút kí CPC đến đây là hết.
N.V.T
http://tuanvannguyen.blogspot.com.au/2013/03/ghi-chep-tren-xu-chua-thap-7-cam-nghi.html
Tôi đã có những ngày đẹp nhất trong chuyến nghỉ hè cuối năm 2012 và đầu năm 2013 ở xứ chùa tháp. Chuyến đi đã để lại trong tôi những kỉ niệm đẹp về văn minh, văn hoá, và con người Khmer. Phải tận mặt nhìn và chiêm nghiệm những đền đài, cung điện trong Angkor Wat – Angkor Thom để nhận ra rằng người Khmer đã có một nền văn minh rực rỡ, chẳng kém bất cứ dân tộc nào trên thế giới. Những công trình kiến trúc Angkor đã đặt văn minh Khmer ngang hàng hoặc cao hơn một bậc so với nền văn minh Hi Lạp và La Mã cùng thời. Nhưng tất cả những điểm sáng đó là thuộc về quá khứ. Trong lịch sử cận đại, Khmer là một dân tộc bất hạnh, với chiến tranh triền miên và nhất là trận diệt chủng chỉ mới xảy ra cách đây chưa đầy 30 năm. Do đó, không ngạc nhiên khi thấy CPC là một trong những nước nghèo nhất thế giới. Ngày nay, Campuchea có những điểm rất giống Việt Nam: xã hội còn rất nhiều bất công, tham nhũng tràn lan, quan chức lộng quyền.
Nhưng Campuchea là một đất nước đang trỗi dậy. Những chương sử đen tối như “Cánh đồng chết” của Pol Pot và chiến tranh Quốc – Cộng đã khép lại. Có một điểm khác với Việt Nam: Campuchea dân chủ hơn. Chế độ đa nguyên đa đảng của Campuchea chưa phải là chế độ tốt nhất, nhưng chắc chắn tốt hơn chế độ độc đảng trước đây. Người Khmer không còn bị ám ảnh với loại chủ nghĩa cộng sản của Pol Pot hay Mao-ít. Tuy nghèo, nhưng Campuchea có một tương lai bền vững hơn Việt Nam, vì hệ thống chính trị đa nguyên đa đảng của họ bắt đầu ổn định, và nước ngoài bắt đầu đổ vào đầu tư. Tôi cũng hi vọng cho Campuchea phát triển nay mai để người dân thoát khỏi cảnh nghèo khó như hiện nay.
Loạt bài bút kí CPC đến đây là hết.
N.V.T
http://tuanvannguyen.blogspot.com.au/2013/03/ghi-chep-tren-xu-chua-thap-7-cam-nghi.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét