Đằng sau mối tình Nga – Trung
Các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga vì vấn đề Ukraine, và những thiết lập đáng sợ trong mối quan hệ với Mỹ và Châu Âu, đã khiến Nga không có lựa chọn nào khác ngoài việc ôm lấy Trung Quốc chặt nhất có thể. Phải nói cho đúng rằng, chính cuộc khủng hoảng Ukraine đã đẩy Nga đến gần hơn với Trung Quốc. Và dịp lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng ở Moscow hôm 9-5 vừa qua càng cho thấy rõ vị thế địa chính trị gần gũi Nga-Trung hiện nay.
Tổng thống Nga Putin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng phu nhân,
Khi các nhà lãnh đạo phương Tây không đến dự lễ kỷ niệm này do mâu thuẫn với Nga vì khủng hoảng Ukraine, Chủ tịch Tập Cận Bình chính là vị khách mời danh dự cao cấp nhất của Tổng thống Putin. Những hình ảnh thân mật giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Lễ Duyệt binh kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Phát xít ở Moscow hôm 9-5 cho thấy rõ mối quan hệ ấm nồng giữa hai gã khổng lồ Á-Âu này, và gửi thông điệp mạnh mẽ đến phương Tây.
Vào tuần này, trong biểu tượng nồng thắm hơn nữa giữa Bắc Kinh và Moscow, 3 tàu Trung Quốc và 6 tàu Nga sẽ cùng tham gia tập trận chung tại Địa Trung Hải mang tên “Phối hợp trên biển – 2015”. Theo giới chuyên gia, Bắc Kinh sẽ cử biên đội tàu hộ tống thứ 19 (gồm 3 tàu) đang thực hiện nhiệm vụ ở vịnh Aden và vùng biển Somalia tham gia diễn tập, với mục đích làm sâu sắc hợp tác thực chất hữu nghị giữa 2 nước, tăng cường năng lực cùng đối phó với mối đe dọa an ninh trên biển giữa hải quân 2 nước.
Cuộc tập trận lần này, tương tự như cuộc tập trận ở Thái Bình Dương năm 2013, nhằm gửi thông điệp rõ ràng tới Mỹ và các đồng minh của Washington. Đối với Nga, cuộc diễn tập cho thấy họ có một người bạn mạnh mẽ và một mối quan hệ quân sự tiếp cận địa lý ngày càng tăng. Đối với Trung Quốc, thậm chí chỉ cần một cuộc diễn tập quy mô nhỏ như thế này cũng đủ là minh chứng về tham vọng toàn cầu phù hợp với khẩu hiệu của ông Tập về một “Giấc mơ Trung Quốc”, mà theo ông bao gồm “giấc mơ về sức mạnh mạnh mẽ của lực lượng vũ trang”.
Thủ tướng Đức thăm Nga
Một ngày sau khi Moscow tổ chức Lễ kỷ niệm quy mô lớn mừng Ngày Chiến thắng (9-5), Thủ tướng Đức Angela Merkel có chuyến thăm muộn đến Nga nhằm vinh danh những người lính Liên Xô thiệt mạng trong Thế chiến II đồng thời kêu gọi sự hợp tác với Nga trong bối cảnh cả hai vẫn căng thẳng về vấn đề Ukraine.
Theo AFP, bà Merkel đến Moscow để đặt vòng hoa tại mộ Chiến sĩ Vô danh gần các bức tường Kremlin, trong động thái đáp lễ sau khi bỏ lỡ lễ kỷ niệm chính hôm 9-5. Trong cuộc gặp với Tổng thống nước chủ nhà Vladimir Putin tại Điện Kremlin, bà nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác. Tại cuộc gặp, cả hai ưu tiên thảo luận về cuộc khủng hoảng Ukraine.
T.L
Quan hệ Trung-Nga phát triển gần gũi hơn kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh. Cả hai, vì các lý do khác nhau, lo sợ thế “bá quyền” của Mỹ, chia sẻ mong muốn cho một trật tự thế giới đa cực hơn. Nhưng không có mối quan hệ nào luôn êm ả. Moscow đóng vai trò quan trọng trong những năm 1990 giúp Bắc Kinh hiện đại hóa lực lượng quân sự. Nhưng Moscow thật sự lo ngại bởi hành vi trộm cắp công nghệ quân sự từ Bắc Kinh và việc Trung Quốc nổi lên như là đối thủ trong thị trường vũ khí. Từ đó, doanh số bán vũ khí của Nga đến nước láng giềng chậm lại. Dù có thể bán cho Châu Âu tất cả các loại vũ khí cần thiết để giữ vững thế phát triển cho nền kinh tế Nga, Moscow thường không mặn mà với các đơn hàng từ Trung Quốc. Chúng bao gồm các kế hoạch cho 2 đường ống dẫn khí đốt từ Siberia sang Trung Quốc được công bố vào năm 2006 và sau đó lặng lẽ biến mất do tranh cãi về giá.
Giờ đây, tất cả đang thay đổi. Cuộc khủng hoảng Ukraine buộc Nga đổi “trục” kinh tế hướng đến Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, nhằm giảm bớt tác động của lệnh trừng phạt của phương Tây. Đối với Trung Quốc, đây là cơ hội vàng để tiếp cận nhiều hơn với các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Nga, với giá ưu đãi, cũng như đảm bảo tiếp cận các hợp đồng xây dựng lớn. Giới phân tích cho rằng, Bắc Kinh đang âm thầm đón cuộc Chiến tranh Lạnh mới ở Châu Âu mà có thể đánh lạc hướng Mỹ từ bỏ tuyên bố chiến lược “tái cân bằng” Châu Á-Thái Bình Dương.
Đối với Moscow, hợp tác với Bắc Kinh là rất cần thiết nhưng khá đau đớn. Còn đối với Trung Quốc, điều này là tốt đẹp nhưng không cần thiết.
Khả Anh
(Công An Đà Nẵng)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét