Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014

Thua cả Philippines, chẳng vui vẻ gì?

Thua cả Philippines, chẳng vui vẻ gì?
Theo WEF ,Việt Nam vẫn là 1 trong 37 quốc gia nằm ở nấc thang đầu tiên trong 5 bậc phát triển. Trong ASEAN, Việt Nam thuộc nhóm VCML gồm Việt Nam - Campuchia - Lào - Myamar. Đặc biệt, nếu trước đây Philippines từng ở nấc đầu của bậc phát triển thì nay, đã thoát khỏi và có tên trong nhóm chuyển tiếp. Thái Lan, Indonesia đã nằm ở nấc thang phát triển thứ 2, Malaysia và Singapore còn ở nấc cao hơn nữa. 
Năng lực thấp, sẽ lỡ nhiều cơ hội
Trong tháng 8/2014, hàng chục chuyên gia ngành công nghiệp hỗ trợ Hàn Quốc liên tục đi khảo sát năng lực sản xuất của các DN Việt Nam để có thể tư vấn hay hỗ trợ cụ thể cho từng trường hợp.

Đây là chương trình hợp tác về phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt - Hàn. Theo đó, 100 công nghệ sẽ được phía Hàn Quốc chuyển giao cho Việt Nam. Thế nhưng, để tìm được địa chỉ hỗ trợ cũng không hề dễ dàng.

Ông Trương Thanh Hoài, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ, Bộ Công Thương nói: "Thông tin công bố rộng rãi nhưng chỉ chọn được 55 doanh nghiệp. Đến khi đi khảo sát, số DN có khả năng tiếp nhận công nghệ chỉ còn lại 22".

Vị "chủ biên" dự thảo Nghị định công nghiệp hỗ trợ này tâm tư, nhiều lúc dẫn đoàn chuyên gia đến mà thấy chạnh lòng vì nhà xưởng còn lạc hậu, tuyềnh toàng.

"Rồi đến lúc, lợi thế về thị trường lao động chi phí rẻ, dân số vàng sẽ mất đi. Các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ nhìn chủ yếu đến khả năng cung ứng linh kiện, nguyên phụ liệu trong nước cho sản xuất của họ. Nếu DN Việt không cải thiện được năng lực của mình, thì sẽ rất khó cạnh tranh", ông Hoài trăn trở.

Câu chuyện trên là lát cắt đáng buồn về năng lực cạnh tranh của Việt Nam, làm đậm thêm mối lo ngại, chúng ta đang dậm chân so với thế giới. Vì điều đó dường như được minh chứng khi Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), năm nay, Việt Nam đứng thứ 68 trong 144 quốc gia về năng lực cạnh tranh, tăng hai bậc.

Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam xếp thứ 6, sau Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Philippines.

TS Lê Đăng Doanh, đừng chỉ so sánh với chính mình năm trước mà phải so với các nước xung quanh. Chúng ta không vui vẻ gì khi thua kém cả Philippines".

Theo WEF ,Việt Nam vẫn là 1 trong 37 quốc gia nằm ở nấc thang đầu tiên trong 5 bậc phát triển. Trong ASEAN, Việt Nam thuộc nhóm VCML (Việt Nam- Campuchia- Lào- Myamar) với hàm ý là nhóm nước phát triển kém nhất của khu vực.

Trong khi, các nước láng giềng đều ở thứ hạng cao cách xa Việt Nam và có sự chuyển mình mạnh mẽ, như Thái Lan tăng 6 hạng, xếp thứ 31; Indonesia tăng 4 hạng, lên thứ 34; Philippines tăng 7 hạng, ở vị trí 52.

Đặc biệt, nếu trước đây Philippines từng ở nấc đầu của bậc phát triển thì nay, đã thoát khỏi và có tên trong nhóm chuyển tiếp. Thái Lan, Indonesia đã nằm ở nấc thang phát triển thứ 2, Malaysia và Singapore còn ở nấc cao hơn nữa.



Cải cách mới chỉ là khởi đầu

Cũng thời gian này, một chiến dịch cải cách mạnh mẽ về thủ tục thuế, hải quan, xuất nhập khẩu đã được các bộ ngành hối hả thực hiện.

Tất cả vì mục tiêu theo Nghị quyết 19, đến năm 2015, Việt Nam phải vươn lên mức trung bình trong ASEAN-6, với thước đo cụ thể là thứ bậc trong Bảng xếp hạng môi trường kinh doanh do Ngân hàng Thế giới công bố. Năm 2013, Việt Nam đứng thứ 99 trong 189 quốc gia, kém Trung Quốc 3 bậc, kém xa Thái Lan tới 81 bậc và sau Malaysia tới 93 bậc.

Chương trình cải cách này lại không hề nhắc tới bảng xếp hạng của WEF.

Tuy nhiên, các chuyên gia của WB cho biết, bảng xếp hạng môi trường kinh doanh không thể hiện hết tất cả các khía cạnh của môi trường kinh doanh đối với nhà đầu tư và năng lực cạnh tranh quốc gia. Dù thứ hạng môi trường kinh doanh có thể cao, nhưng không có nghĩa rằng, Chính phủ đã tạo ra một môi trường pháp lý và thể chế thuận lợi cho DN về mọi mặt.

Thế nên, Việt Nam có thứ hạng cao hơn về môi trường kinh doanh so với Indonesia 21 bậc (120/189) nhưng lại thua xa nước này về năng lực cạnh tranh tới 34 bậc. So sánh với Philipines, Việt Nam hơn nước này 9 bậc về môi trường kinh doanh (108/189), nhưng lại thấp cách xa 18 bậc về năng lực cạnh tranh.

Mọi sự cải cách trên về thuế, đất đai, xây dựng, hải quan... mới chỉ là sự khởi đầu. Vấn đề mấu chốt hơn là thước đo năng suất, hiệu quả và sự minh bạch của nền kinh tế vẫn chưa được đề cập mạnh mẽ trong các động thái thay đổi gần đây ở các bộ ngành. Đáng ngại hơn, đây là điểm yếu kém nhất, bởi chỉ số về trình độ công nghệ, chống tham nhũng, sự phát triển của họat động DN của Việt Nam ở bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh đang gần như đội sổ.

Đúng như nỗi trăn trở của ông Trương Thanh Hoài, khi WEF cho biết, khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của các DN Việt chỉ đứng thứ 106/144, khả năng tiếp cận công nghệ mới chỉ ở thứ 118/144.

Tuy nhiên, Phó Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, ông Đậu Anh Tuấn chia sẻ: "Không phải Việt Nam cố chạy đua để đạt được những mục tiêu xếp hạng bao nhiêu năm sau nhưng qua thước đo này biết mình đang đứng ở đâu, khoảng cách với các nước tốt như thế nào. Việc thúc đẩy quá trình cải cách hành chính thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội, xây dựng hay đất đai theo những tiêu chuẩn của thế giới rõ ràng là điều mà cộng đồng DN và người dân là người được hưởng lợi nhiều nhất. Suy cho cùng thì soi mình trong một bảng xếp hạng cũng chỉ là cái cớ để tạo ra sự thay đổi, mà sự thay đổi này có lợi cho doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế nói chung.

"Nếu tiếp cận cầu thị, hành động thực chất, có sự chuyển động đồng đều từ trên xuống dưới, tránh tình trạng "trên nóng dưới lạnh" thì tôi tin có thể thay đổi", ông Tuấn nói.
Phạm Huyền
(VNN)
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/196329/thua-ca-philippines--chang-vui-ve-gi-.html

1 nhận xét:

  1. lo gì,cái này đảng quang vinh, chính quyền vĩ đại giải quyết được hết ấy mà... hê hê hê...

    Trả lờiXóa