8 ngân hàng tái cơ cấu giờ ra sao?
MINH ĐỨC: Trong một chuyến công tác hai năm về trước, người viết gặp một vị lãnh đạo ngân hàng thương mại khệ nệ bê chồng tài liệu, ước qua không dưới 5kg. “Bao giờ xử lý gọn cái mớ này thì mới có thể cười được”, ông nói vui mà thật. Tranh thủ giờ bay, trắng đêm trước cuộc họp giải trình ngày hôm sau, ông tập trung tra soát kỹ chồng tài liệu - các vấn đề của đối tác sáp nhập bề bộn trong đó. Đến nay, sau hai năm tái cơ cấu, vị lãnh đạo ngân hàng trên đã cười được chưa?
Trong 9 ngân hàng tái cơ cấu đợt đầu, hiện vẫn
Khi đeo đá ở chân…
Cùng thời điểm, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng trở thành một chủ đề chính tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2014 cuối tuần qua và trong nội dung trả lời chất vấn của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tại phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đầu tuần này.
Cùng thời điểm, Ngân hàng Đại Chúng (PVcomBank) tổng kết một năm hợp nhất Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí (PVFC) với Ngân hàng Phương Tây (Western Bank).
Đây cũng là “cuộc hôn nhân” gần nhất trong lộ trình tái cơ cấu 9 ngân hàng yếu kém xác định đợt đầu. Tức là, bẵng một năm đi qua, chưa có diễn tiến mới về các cuộc sáp nhập, hợp nhất hay tự tái cơ cấu tiếp theo.
Nhưng, trong thời gian đó, quá trình tái cơ cấu không đứng lại. Nó vẫn chuyển động để định hình dần những kết quả, đã và đang cho thấy những thực tế khác nhau.
Trong 9 ngân hàng yếu kém xác định đợt đầu, có 8 thành viên đã tiến hành tái cơ cấu (gồm Habubank, SCB, TinNghiaBank, Ficombank, TPBank, TrustBank, Navibank và Western Bank), ngoại trừ GP. Bank hiện chưa rõ tiến độ.
Theo khẳng định của Ngân hàng Nhà nước, khả năng mất an toàn dẫn tới rủi ro hệ thống từ nhóm thành viên trên đến nay cơ bản đã được loại trừ. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng cần phải có thêm thời gian và nỗ lực của mỗi ngân hàng. Bởi “viên đá” đang đeo ở mỗi đôi chân tái cơ cấu nặng nhẹ khác nhau.
Như SHB, khởi đầu là vấn đề nợ xấu cùng tình trạng lỗ ăn gần hết vốn của đối tác sáp nhập Habubank; TPBank tự tái cơ cấu với điểm xuất phát lỗ âm đến gần nửa vốn điều lệ (lỗ 1.160 tỷ đồng); PVcomBank có thể nói thẳng ra là đối tác hợp nhất Western Bank từng gần như vỡ trận; SCB cùng TinNghiaBank và Ficombank trước đó rơi vào rủi ro thanh khoản…
“Đeo đá”, dĩ nhiên là khó mà đi nhanh. Lãnh đạo một số ngân hàng nhóm trên cũng dự tính cần ít nhất 3-4 năm để củng cố lại. Vậy sau hai năm, họ đã đi như thế nào?
Phải an toàn trước đã
Ba ngân hàng đầu tiên hợp nhất thành SCB hiện nay (SCB, TinNghiaBank và Ficombank) chưa cập nhật báo cáo tài chính mới để tham khảo chất lượng tài sản, quy mô nợ xấu.
Song, 6 tháng đầu năm nay, SCB công bố đã hoàn thành 102% kế hoạch lợi nhuận trước thuế cả năm, với 123 tỷ đồng; tín dụng tăng 7,8%; huy động tăng 12,1%; tổng tài sản tăng 11,8%.
Ngân hàng Nam Việt (Navibank) sau khi tự tái cơ cấu và đổi tên thành Ngân hàng Quốc dân (NCB) bước đầu cũng đã có chuyển biến nhất định về tình hình hoạt động.
Tổng tài sản NCB đến cuối tháng 6/2014 đã tăng 20,6%, tín dụng và huy động lần lượt tăng trưởng 32,5% và 34,1% so với cuối 2013; nợ xấu giảm được từ 6,06% xuống còn 4,8%; tuy nhiên lợi nhuận trước thuế 6 tháng chỉ vẻn vẹn chưa đầy 4 tỷ đồng và các khoản phải thu vẫn là “viên đá” khá nặng.
Còn tại PVcomBank, quá trình tái cơ cấu diễn ra muộn hơn, mới chỉ một năm sau hợp nhất, nhưng bước đầu cũng đã cho kết quả khả quan. Nếu để ý thông tin công bố gần đây, sự khởi sắc của thị trường chứng khoán đã và đang là cơ hội để ngân hàng này cơ cấu lại tài sản; và đây hẳn cũng là một yếu tố tác động đến lợi nhuận vượt kế hoạch cả năm sau 9 tháng, dù con số tuyệt đối còn khiêm tốn.
Ông Nguyễn Đình Lâm, Chủ tịch Hội đồng Quản trị PVcomBank nhìn nhận rằng, bước đầu thực hiện tái cơ cấu, lợi nhuận không phải là mục tiêu hàng đầu, hơn hết là phải củng cố một ngân hàng an toàn thực sự và loại bỏ được những nguyên nhân dẫn đến khó khăn trước đây.
“Đến nay, sau một năm tái cơ cấu, chúng tôi đã xây dựng được một ngân hàng an toàn, có thương hiệu được thị trường đón nhận và đã tạo được những nền tảng cần thiết để chuẩn bị cho các bước tiếp theo. Ngân hàng đã đáp ứng tốt và trên chuẩn mực các tỷ lệ an toàn theo quy định, cũng như đảm bảo đúng lộ trình thực hiện đề án tái cơ cấu mà Ngân hàng Nhà nước phê duyệt”, ông Lâm cho biết.
Sau khi hợp nhất, PVcomBank cũng là một trong số ít ngân hàng thuê hẳn tổ chức tư vấn hàng đầu thế giới (BCG) để xây dựng chiến lược. Sau một năm, hệ thống công nghệ core banking T24 đã triển khai xong, cơ cấu bộ máy và nhân sự giữa PVFC và Western Bank trước đây đã được đào tạo và cơ cấu lại…
Theo ông Lâm, mới chỉ một năm sau hợp nhất, còn rất nhiều việc phải làm, nhưng những nỗ lực tái cơ cấu bước đầu đã được thị trường ủng hộ, thể hiện ở niềm tin của khách hàng tăng lên, khi lượng tiền gửi cá nhân vào ngân hàng đã tăng tới trên 60% với biểu lãi suất ở mức bình quân trên thị trường.
“Cười chứ, tôi không nói bừa!”
Bước đầu, phần lớn các ngân hàng sau tái cơ cấu đều đang nỗ lực trở lại với các chỉ số tài chính được cải thiện. Song, chất lượng các chỉ số có đáng tin cậy? Được biết, cứ ba tháng một lần, họ đều phải “trình diện” Ngân hàng Nhà nước để soát xét.
Cũng như tại SHB, sau hai năm tập trung xử lý những tồn tại từ sáp nhập Habubank, chính sách cổ tức đã được nối lại; mà để chi trả, ngoài lợi nhuận tốt lên, phải đáp ứng được cơ chế kiểm tra và quy định của Ngân hàng Nhà nước, nhất là trong yêu cầu phân loại nợ và trích lập dự phòng đầy đủ. SHB cũng là trường hợp giảm được khá nhanh tỷ lệ nợ xấu sau khi tham gia tái cơ cấu, từ trên 8% xuống còn khoảng 4%.
Dù chưa thể trả cổ tức, song tại một thành viên tự tái cơ cấu khác là TPBank, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đỗ Minh Phú khẳng định: “Đến bây giờ thì có thể cười được rồi. Cười chứ, tôi không nói bừa!”.
Ông Phú cho rằng, không chỉ cổ đông, Hội đồng Quản trị, mà chính cán bộ nhân viên “cười tươi” hơn khi thu nhập bình quân trước khi tái cơ cấu chỉ khoảng 7-8 triệu đồng/tháng, nay đã được nâng lên khoảng 15 triệu đồng. “Cười” khi chỉ sau hai năm tái cơ cấu đã gần bù xong khoản lỗ 1.160 tỷ đồng trước đây, rút ngắn lộ trình nhanh hơn một năm.
Tổng tài sản của TPBank hiện cũng đã tăng gấp 2,5 lần so với trước khi tái cơ cấu, đạt gần 40.000 tỷ đồng; lượng khách hàng tương ứng tăng từ 60.000 lên gần 450.000 khách hàng; nợ xấu từ 5,8% giảm về còn 2,3%...
“Về vĩ mô và tổng thể, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng còn nhiều khó khăn và thử thách. Xét cụ thể TPBank và một số ngân hàng bạn, kết quả bước đầu như vậy là khả quan chứ. Cái tôi cho quan trọng nhất là làm sao khắc phục được những rủi ro, lỏng lẻo trong quản trị ngân hàng, chứ không hẳn là những con số. Vì đó là nền tảng để tránh lặp lại những bất cập trong quá khứ”, ông Phú nói.
Tuy nhiên, không hẳn các kế hoạch tái cơ cấu đều như mong đợi. Sự cố pháp lý tại Ngân hàng Xây dựng (VNCB) mới đây cho thấy, chủ trương tái cơ cấu là đúng, phương án kêu gọi nhà đầu tư mới cùng tham gia là đúng, nhưng thực tế triển khai không đơn giản, nhất là khi một số chủ thể liên quan có hành vi (có thể cố tình) vi phạm pháp luật…
Cùng thời điểm, Ngân hàng Đại Chúng (PVcomBank) tổng kết một năm hợp nhất Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí (PVFC) với Ngân hàng Phương Tây (Western Bank).
Đây cũng là “cuộc hôn nhân” gần nhất trong lộ trình tái cơ cấu 9 ngân hàng yếu kém xác định đợt đầu. Tức là, bẵng một năm đi qua, chưa có diễn tiến mới về các cuộc sáp nhập, hợp nhất hay tự tái cơ cấu tiếp theo.
Nhưng, trong thời gian đó, quá trình tái cơ cấu không đứng lại. Nó vẫn chuyển động để định hình dần những kết quả, đã và đang cho thấy những thực tế khác nhau.
Trong 9 ngân hàng yếu kém xác định đợt đầu, có 8 thành viên đã tiến hành tái cơ cấu (gồm Habubank, SCB, TinNghiaBank, Ficombank, TPBank, TrustBank, Navibank và Western Bank), ngoại trừ GP. Bank hiện chưa rõ tiến độ.
Theo khẳng định của Ngân hàng Nhà nước, khả năng mất an toàn dẫn tới rủi ro hệ thống từ nhóm thành viên trên đến nay cơ bản đã được loại trừ. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng cần phải có thêm thời gian và nỗ lực của mỗi ngân hàng. Bởi “viên đá” đang đeo ở mỗi đôi chân tái cơ cấu nặng nhẹ khác nhau.
Như SHB, khởi đầu là vấn đề nợ xấu cùng tình trạng lỗ ăn gần hết vốn của đối tác sáp nhập Habubank; TPBank tự tái cơ cấu với điểm xuất phát lỗ âm đến gần nửa vốn điều lệ (lỗ 1.160 tỷ đồng); PVcomBank có thể nói thẳng ra là đối tác hợp nhất Western Bank từng gần như vỡ trận; SCB cùng TinNghiaBank và Ficombank trước đó rơi vào rủi ro thanh khoản…
“Đeo đá”, dĩ nhiên là khó mà đi nhanh. Lãnh đạo một số ngân hàng nhóm trên cũng dự tính cần ít nhất 3-4 năm để củng cố lại. Vậy sau hai năm, họ đã đi như thế nào?
Phải an toàn trước đã
Ba ngân hàng đầu tiên hợp nhất thành SCB hiện nay (SCB, TinNghiaBank và Ficombank) chưa cập nhật báo cáo tài chính mới để tham khảo chất lượng tài sản, quy mô nợ xấu.
Song, 6 tháng đầu năm nay, SCB công bố đã hoàn thành 102% kế hoạch lợi nhuận trước thuế cả năm, với 123 tỷ đồng; tín dụng tăng 7,8%; huy động tăng 12,1%; tổng tài sản tăng 11,8%.
Ngân hàng Nam Việt (Navibank) sau khi tự tái cơ cấu và đổi tên thành Ngân hàng Quốc dân (NCB) bước đầu cũng đã có chuyển biến nhất định về tình hình hoạt động.
Tổng tài sản NCB đến cuối tháng 6/2014 đã tăng 20,6%, tín dụng và huy động lần lượt tăng trưởng 32,5% và 34,1% so với cuối 2013; nợ xấu giảm được từ 6,06% xuống còn 4,8%; tuy nhiên lợi nhuận trước thuế 6 tháng chỉ vẻn vẹn chưa đầy 4 tỷ đồng và các khoản phải thu vẫn là “viên đá” khá nặng.
Còn tại PVcomBank, quá trình tái cơ cấu diễn ra muộn hơn, mới chỉ một năm sau hợp nhất, nhưng bước đầu cũng đã cho kết quả khả quan. Nếu để ý thông tin công bố gần đây, sự khởi sắc của thị trường chứng khoán đã và đang là cơ hội để ngân hàng này cơ cấu lại tài sản; và đây hẳn cũng là một yếu tố tác động đến lợi nhuận vượt kế hoạch cả năm sau 9 tháng, dù con số tuyệt đối còn khiêm tốn.
Ông Nguyễn Đình Lâm, Chủ tịch Hội đồng Quản trị PVcomBank nhìn nhận rằng, bước đầu thực hiện tái cơ cấu, lợi nhuận không phải là mục tiêu hàng đầu, hơn hết là phải củng cố một ngân hàng an toàn thực sự và loại bỏ được những nguyên nhân dẫn đến khó khăn trước đây.
“Đến nay, sau một năm tái cơ cấu, chúng tôi đã xây dựng được một ngân hàng an toàn, có thương hiệu được thị trường đón nhận và đã tạo được những nền tảng cần thiết để chuẩn bị cho các bước tiếp theo. Ngân hàng đã đáp ứng tốt và trên chuẩn mực các tỷ lệ an toàn theo quy định, cũng như đảm bảo đúng lộ trình thực hiện đề án tái cơ cấu mà Ngân hàng Nhà nước phê duyệt”, ông Lâm cho biết.
Sau khi hợp nhất, PVcomBank cũng là một trong số ít ngân hàng thuê hẳn tổ chức tư vấn hàng đầu thế giới (BCG) để xây dựng chiến lược. Sau một năm, hệ thống công nghệ core banking T24 đã triển khai xong, cơ cấu bộ máy và nhân sự giữa PVFC và Western Bank trước đây đã được đào tạo và cơ cấu lại…
Theo ông Lâm, mới chỉ một năm sau hợp nhất, còn rất nhiều việc phải làm, nhưng những nỗ lực tái cơ cấu bước đầu đã được thị trường ủng hộ, thể hiện ở niềm tin của khách hàng tăng lên, khi lượng tiền gửi cá nhân vào ngân hàng đã tăng tới trên 60% với biểu lãi suất ở mức bình quân trên thị trường.
“Cười chứ, tôi không nói bừa!”
Bước đầu, phần lớn các ngân hàng sau tái cơ cấu đều đang nỗ lực trở lại với các chỉ số tài chính được cải thiện. Song, chất lượng các chỉ số có đáng tin cậy? Được biết, cứ ba tháng một lần, họ đều phải “trình diện” Ngân hàng Nhà nước để soát xét.
Cũng như tại SHB, sau hai năm tập trung xử lý những tồn tại từ sáp nhập Habubank, chính sách cổ tức đã được nối lại; mà để chi trả, ngoài lợi nhuận tốt lên, phải đáp ứng được cơ chế kiểm tra và quy định của Ngân hàng Nhà nước, nhất là trong yêu cầu phân loại nợ và trích lập dự phòng đầy đủ. SHB cũng là trường hợp giảm được khá nhanh tỷ lệ nợ xấu sau khi tham gia tái cơ cấu, từ trên 8% xuống còn khoảng 4%.
Dù chưa thể trả cổ tức, song tại một thành viên tự tái cơ cấu khác là TPBank, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đỗ Minh Phú khẳng định: “Đến bây giờ thì có thể cười được rồi. Cười chứ, tôi không nói bừa!”.
Ông Phú cho rằng, không chỉ cổ đông, Hội đồng Quản trị, mà chính cán bộ nhân viên “cười tươi” hơn khi thu nhập bình quân trước khi tái cơ cấu chỉ khoảng 7-8 triệu đồng/tháng, nay đã được nâng lên khoảng 15 triệu đồng. “Cười” khi chỉ sau hai năm tái cơ cấu đã gần bù xong khoản lỗ 1.160 tỷ đồng trước đây, rút ngắn lộ trình nhanh hơn một năm.
Tổng tài sản của TPBank hiện cũng đã tăng gấp 2,5 lần so với trước khi tái cơ cấu, đạt gần 40.000 tỷ đồng; lượng khách hàng tương ứng tăng từ 60.000 lên gần 450.000 khách hàng; nợ xấu từ 5,8% giảm về còn 2,3%...
“Về vĩ mô và tổng thể, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng còn nhiều khó khăn và thử thách. Xét cụ thể TPBank và một số ngân hàng bạn, kết quả bước đầu như vậy là khả quan chứ. Cái tôi cho quan trọng nhất là làm sao khắc phục được những rủi ro, lỏng lẻo trong quản trị ngân hàng, chứ không hẳn là những con số. Vì đó là nền tảng để tránh lặp lại những bất cập trong quá khứ”, ông Phú nói.
Tuy nhiên, không hẳn các kế hoạch tái cơ cấu đều như mong đợi. Sự cố pháp lý tại Ngân hàng Xây dựng (VNCB) mới đây cho thấy, chủ trương tái cơ cấu là đúng, phương án kêu gọi nhà đầu tư mới cùng tham gia là đúng, nhưng thực tế triển khai không đơn giản, nhất là khi một số chủ thể liên quan có hành vi (có thể cố tình) vi phạm pháp luật…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét