‘Dân số vàng' của Việt Nam còn đang ngái ngủ
Cao Huy Huân - Hôm rồi đám giỗ Nội, trong bàn tiệc trà dư tửu hậu, tôi có nghe ba tôi và bác Sáu nói chuyện về “dân số vàng” của Việt Nam. Thành thật mà nói, chuyện cũng chẳng mới mẻ gì, nhưng rõ ràng, nếu không lên tiếng, chưa chắc chuyện đó trở thành quá khứ.
Ảnh minh họa của Blog này
Theo Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc, một nước được coi là có “cơ hội dân số vàng” khi tỉ số phụ thuộc dân số của nước đó nhỏ hơn 50, nói theo cách khác là cứ một người ngoài độ tuổi lao động sẽ được trợ cấp bởi hơn hai người trong độ tuổi lao động. Còn theo Tổng cục thống kê VN, “cơ hội dân số vàng” xảy ra khi tỷ lệ trẻ em (từ 0 đến 14 tuổi) thấp hơn 30% và tỷ lệ người cao tuổi (65 tuổi trở lên) thấp hơn 15%.
Theo Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc, vào năm 2010, số người trong độ tuổi lao động (15–64 tuổi) ở Việt Nam chiếm hơn 60%. Dự kiến trong giai đoạn năm 2011–2020, lực lượng lao động VN tăng 1% năm. Theo đó, ước lượng dân số trong độ tuổi lao động ở Việt Nam sẽ tương ứng 47,82 triệu người (2011); 50,4 triệu người (2015) và 53,15 triệu người (2020). Như vậy, trong vòng 30 năm tới, Việt Nam đang và sẽ bước vào thời kỳ “dân số vàng”.
Quỹ Dân Số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam có một bài báo cáo vào năm 2010 để nhắc nhở Việt Nam về việc tận dụng cơ hội “dân số vàng” để phát triển nền kinh tế đất nước. Trong bài báo cáo này, các chuyên gia đã chỉ ra những kinh nghiệm của các quốc gia ở Đông Á và Đông Nam Á. Ở Đông Á, bao gồm Nam Triều Tiên, Đài Loan và Nhật Bản, các chuyên gia cho rằng chính thời kỳ “dân số vàng” đã đóng góp đến 30% vào sự phát triển thần kỳ ở 3 quốc gia này. Những yếu tố giúp các quốc gia này tạo ra điều kỳ diệu đối với quá trình phát triển của họ bao gồm: nguồn nhân lực dồi dào và có chất lượng, dân số ổn định và tăng trưởng việc làm cao, và tỉ lệ tiết kiệm và đầu tư cao.
Trong giai đoạn phát triển thần kỳ từ 1960-1990, tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người ở Đông Á là vào khoảng 6%/năm. Có một thực tế là trước đó vào khoảng cuối những năm 1940, có một sự bùng nổ dân số diễn ra ở các quốc gia Đông Á này và thế hệ bùng nổ đó 20 năm sau đã trưởng thành và trở thành lực lượng lao động hùng hậu cho các quốc gia này. Vào thời điểm đó, lực lượng lao động gia tăng với tốc độ trung bình năm là 2,4% và giảm mạnh tỷ số phụ thuộc dân số về mặt kinh tế. Chính sách dân số rõ ràng, có kế hoạch phù hợp, các quốc gia Đông Á hơn 20 năm sau thời kỳ bùng nổ dân số đã ban hành chính sách giảm sinh, vì vậy tỉ lệ tăng dân số tự nhiên giảm trong khi tỉ lệ tăng dân số tham gia lao động lại mạnh mẽ (do ảnh hưởng của đợt sóng dân số vào khoảng cuối năm 1940), do đó tỉ lệ phụ thuộc kinh tế của dân số rất thấp và biến khu vực Đông Á trở thành khu vực có dân số tham gia lao động vào hàng cao nhất của toàn khu vực. Đồng thời, việc làm và năng suất lao động của các ngành, đặc biệt là dịch vụ và công nghiệp chế tạo, tăng lên nhanh chóng. Số lượng lao động ngành nông nghiệp giảm nhưng năng suất lại tăng, thậm chí còn tăng cao nhất trong các ngành, nên vẫn đảm bảo được nguồn cung lương thực, thực phẩm cho xã hội.
Ở Đông Nam Á, thời kỳ “dân số vàng” đến muộn hơn so với các nước Đông Á. Ở Singapore, thời kỳ dân số vàng kéo dài từ năm 1980 đến 2020, Thái Lan là 1990 đến 2025, Malaysia là 2015 đến 2045, Phillipines là 2030 đến 2050, Việt Nam cùng chung thời kỳ với Indonesia từ 2010 đến 2040. Theo UNFPA, sỡ dĩ lợi tức dân số đóng góp vào sự phát triển đất nước ở khu vực Đông Nam Á không cao là vì trình độ tay nghề của lao động ở khu vực này thấp hơn so với Đông Á, chưa kể chính sách kinh tế chưa mang tầm vĩ mô cho nên không tận dụng hết năng lực cấp cao và để chảy máu chất xám ra nước ngoài rất lớn. Rõ ràng Việt Nam đang mới bước vào giai đoạn “dân số vàng” và rất cần sự đầu tư và kế hoạch phát triển bài bản để có thể tận dụng hết mọi lợi ích từ thời kỳ này. Chính việc dúc kết kinh nghiệm tận dụng thời kỳ “dân số vàng” của các nước Đông Á và Đông Nam Á là một bài học thực hành quý báu mà Việt Nam cần phải áp dụng.
Thế nhưng, thực tế cho thấy, người Việt Nam còn đang lơ là đối với tương lai của đất nước và của chính mình. Báo cáo gần đây nói về năng suất lao động của người Việt như một gáo nước lạnh dội vào chính người lao động ở Việt Nam. Đừng suốt ngày mơ mộng và tự ảo tưởng với bài ca: “Việt Nam với lực lượng dân số đông, trẻ và giá nhân công thấp.” Người nước ngoài vào đầu tư ở nước ta, trả cho dân ta số tiền rẻ mạt và chúng ta tự hào vì điều đó? Và rồi báo cáo về năng suất lao động đã chứng minh cho cả thế giới biết là Việt Nam có lực lượng lao động yếu kém nhất khu vực. Đáng tự hào chăng? Liệu có ai muốn đến Việt Nam và làm ăn?
Khi trò chuyện với một bạn trẻ đang làm việc tại Phòng Quản lý Tài nguyên và Môi trường ở một huyện thuộc tỉnh Bình Dương (tỉnh được xem là một trong những địa phương có nền kinh tế năng động nhất cả nước), tôi mới vỡ lẽ chuyện gì cũng có nguyên nhân của nó. Bạn trẻ này tâm sự và than vãn rằng lương tháng quá thấp (khoảng 1 triệu 9 trăm nghìn đồng, chưa đến 100 đô la Mỹ), công việc là đo đạc và kiểm tra đất đai.
Quỹ Dân Số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam có một bài báo cáo vào năm 2010 để nhắc nhở Việt Nam về việc tận dụng cơ hội “dân số vàng” để phát triển nền kinh tế đất nước. Trong bài báo cáo này, các chuyên gia đã chỉ ra những kinh nghiệm của các quốc gia ở Đông Á và Đông Nam Á. Ở Đông Á, bao gồm Nam Triều Tiên, Đài Loan và Nhật Bản, các chuyên gia cho rằng chính thời kỳ “dân số vàng” đã đóng góp đến 30% vào sự phát triển thần kỳ ở 3 quốc gia này. Những yếu tố giúp các quốc gia này tạo ra điều kỳ diệu đối với quá trình phát triển của họ bao gồm: nguồn nhân lực dồi dào và có chất lượng, dân số ổn định và tăng trưởng việc làm cao, và tỉ lệ tiết kiệm và đầu tư cao.
Trong giai đoạn phát triển thần kỳ từ 1960-1990, tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người ở Đông Á là vào khoảng 6%/năm. Có một thực tế là trước đó vào khoảng cuối những năm 1940, có một sự bùng nổ dân số diễn ra ở các quốc gia Đông Á này và thế hệ bùng nổ đó 20 năm sau đã trưởng thành và trở thành lực lượng lao động hùng hậu cho các quốc gia này. Vào thời điểm đó, lực lượng lao động gia tăng với tốc độ trung bình năm là 2,4% và giảm mạnh tỷ số phụ thuộc dân số về mặt kinh tế. Chính sách dân số rõ ràng, có kế hoạch phù hợp, các quốc gia Đông Á hơn 20 năm sau thời kỳ bùng nổ dân số đã ban hành chính sách giảm sinh, vì vậy tỉ lệ tăng dân số tự nhiên giảm trong khi tỉ lệ tăng dân số tham gia lao động lại mạnh mẽ (do ảnh hưởng của đợt sóng dân số vào khoảng cuối năm 1940), do đó tỉ lệ phụ thuộc kinh tế của dân số rất thấp và biến khu vực Đông Á trở thành khu vực có dân số tham gia lao động vào hàng cao nhất của toàn khu vực. Đồng thời, việc làm và năng suất lao động của các ngành, đặc biệt là dịch vụ và công nghiệp chế tạo, tăng lên nhanh chóng. Số lượng lao động ngành nông nghiệp giảm nhưng năng suất lại tăng, thậm chí còn tăng cao nhất trong các ngành, nên vẫn đảm bảo được nguồn cung lương thực, thực phẩm cho xã hội.
Ở Đông Nam Á, thời kỳ “dân số vàng” đến muộn hơn so với các nước Đông Á. Ở Singapore, thời kỳ dân số vàng kéo dài từ năm 1980 đến 2020, Thái Lan là 1990 đến 2025, Malaysia là 2015 đến 2045, Phillipines là 2030 đến 2050, Việt Nam cùng chung thời kỳ với Indonesia từ 2010 đến 2040. Theo UNFPA, sỡ dĩ lợi tức dân số đóng góp vào sự phát triển đất nước ở khu vực Đông Nam Á không cao là vì trình độ tay nghề của lao động ở khu vực này thấp hơn so với Đông Á, chưa kể chính sách kinh tế chưa mang tầm vĩ mô cho nên không tận dụng hết năng lực cấp cao và để chảy máu chất xám ra nước ngoài rất lớn. Rõ ràng Việt Nam đang mới bước vào giai đoạn “dân số vàng” và rất cần sự đầu tư và kế hoạch phát triển bài bản để có thể tận dụng hết mọi lợi ích từ thời kỳ này. Chính việc dúc kết kinh nghiệm tận dụng thời kỳ “dân số vàng” của các nước Đông Á và Đông Nam Á là một bài học thực hành quý báu mà Việt Nam cần phải áp dụng.
Thế nhưng, thực tế cho thấy, người Việt Nam còn đang lơ là đối với tương lai của đất nước và của chính mình. Báo cáo gần đây nói về năng suất lao động của người Việt như một gáo nước lạnh dội vào chính người lao động ở Việt Nam. Đừng suốt ngày mơ mộng và tự ảo tưởng với bài ca: “Việt Nam với lực lượng dân số đông, trẻ và giá nhân công thấp.” Người nước ngoài vào đầu tư ở nước ta, trả cho dân ta số tiền rẻ mạt và chúng ta tự hào vì điều đó? Và rồi báo cáo về năng suất lao động đã chứng minh cho cả thế giới biết là Việt Nam có lực lượng lao động yếu kém nhất khu vực. Đáng tự hào chăng? Liệu có ai muốn đến Việt Nam và làm ăn?
Khi trò chuyện với một bạn trẻ đang làm việc tại Phòng Quản lý Tài nguyên và Môi trường ở một huyện thuộc tỉnh Bình Dương (tỉnh được xem là một trong những địa phương có nền kinh tế năng động nhất cả nước), tôi mới vỡ lẽ chuyện gì cũng có nguyên nhân của nó. Bạn trẻ này tâm sự và than vãn rằng lương tháng quá thấp (khoảng 1 triệu 9 trăm nghìn đồng, chưa đến 100 đô la Mỹ), công việc là đo đạc và kiểm tra đất đai.
Khi được hỏi công việc có áp lực không, anh cho rằng chẳng có nhiều việc để làm, mỗi ngày theo quy định là phải có mặt ở văn phòng lúc 8 giờ sáng và rời khỏi văn phòng lúc 5 giờ chiều, thế nhưng chẳng ai quản lý giờ giấc, thậm chí là có nghỉ làm vài ngày không xin phép cũng chẳng sao. Mỗi người một máy tính, tha hồ chơi game, xem phim và facebook. Anh cho rằng công việc ở đây làm bạn phí thời gian nhưng khi được hỏi là tại sao không xin việc ở nơi khác thì anh nói trình độ và bằng cấp không có, công việc hiện tại là do gia đình quen biết và xin cho. Đó chỉ là một ví dụ ở một đơn vị hành chính công của Việt Nam, còn phía khối doanh nghiệp nhà nước thì cũng không kém. Một người bạn của tôi đang làm ở phòng kinh doanh của một doanh nghiệp nhà nước lớn (có khoảng hơn 30 công ty con) thì có cách than vãn nhẹ nhàng hơn. Chả là mấy hôm nay tuyến cáp quang internet bị sự cố ngoài biển, bạn bực mình vì chẳng thể download phim về xem được.
Là con gái một sếp nhân sự ở doanh nghiệp này cho nên dù chỉ có tấm bằng tốt nghiệp phổ thông, chị vẫn được vào làm ở đây. Lịch trình hằng ngày của chị như sau: 8 giờ đến cơ quan điểm danh và mở máy tính, đọc báo lướt web đến khoảng 9 giờ kém đi ăn sáng uống cà phê cùng đồng nghiệp, đến khoảng 10 giờ về lại văn phòng và download phim trong lúc tiếp tục lướt web đến 11 giờ hơn, 12 giờ nghỉ trưa nhưng vì là con gái nên chị tự cho phép mình về sớm một tí và vào muộn một tí vào đầu giờ chiều. Thường là đầu giờ chiều các sếp đi ra ngoài tiếp khách hoặc làm việc riêng đâu đó nên chị cũng lơ là công việc hơn buổi sáng một tí. Hai trường hợp trên đây không phản ánh tất cả nhưng cũng cho thấy tồn tại một bộ phận đang lãng phí của công và ăn bám xã hội một dưới vỏ bọc “nhân viên văn phòng”.
Ở một góc độ khác, có nhiều ý kiến Việt Nam nên tăng tuổi hưu cho cả nam lẫn nữ để ngăn chặn nguy cơ vỡ quỹ bảo hiểm xã hội. Thực tế cho thấy, có những người đã nghỉ hưu từ ngay khi họ bắt đầu bước chân vào một cơ quan hành chính sự nghiệp hay một cơ quan doanh nghiệp nhà nước. Cũng tại doanh nghiệp nhà nước trên, tôi thấy có rất nhiều trường hợp lao động đã đến hoặc quá tuổi hưu nhưng vẫn tiếp tục xuất hiện tại văn phòng. Khi được hỏi vì sao lại có những trường hợp như vậy, thì người quản lý nhân sự thở dài và trả lời rằng: “Đa số họ là những người đã tham gia làm việc tại đây lâu, là anh em, đồng chí tốt của thủ trưởng, họ đến tuổi hưu nhưng về nhà cũng chỉ lãnh lương hưu ba cọc ba đồng, họ xin thủ trưởng cho tái ký hợp đồng lao động và lãnh lương doanh nghiệp. Thực ra công việc nhàn hạ, giờ giấc thoải mái, chẳng dại gì không tiếp tục tái ký hợp đồng để lãnh lương cao hơn mấy lần chế độ hưu trí của bão hiểm xã hội.”
Trong bài viết này, ở phần đầu tôi mượn những con số thống kê, những phân tích của Quỹ Dân Số Liên Hiệp Quốc để nhấn mạnh tầm quan trọng của lợi ích từ thời kỳ “dân số vàng” đang diễn ra ở Việt Nam. Trong phần sau của bài viết này tôi đã không đề cập đến những vấn đề vĩ mô như chính sách, kế hoạch hay chiến lược phát triển gì cả, chỉ mong chính mỗi người chúng ta, những người đang tham gia lao động và đóng góp cho sự phát triển của bản thân và của đất nước, những người đang được xem là “dân số vàng” của Việt Nam hãy thay đổi từ bản thân mình để đừng đánh mất cơ hội phát triển, đừng để cả thế giới xem chúng ta là những kẻ lười biếng và còn ngái ngủ trên cơ hội của đất nước.
* Blog của Cao Huy Huân là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Ở một góc độ khác, có nhiều ý kiến Việt Nam nên tăng tuổi hưu cho cả nam lẫn nữ để ngăn chặn nguy cơ vỡ quỹ bảo hiểm xã hội. Thực tế cho thấy, có những người đã nghỉ hưu từ ngay khi họ bắt đầu bước chân vào một cơ quan hành chính sự nghiệp hay một cơ quan doanh nghiệp nhà nước. Cũng tại doanh nghiệp nhà nước trên, tôi thấy có rất nhiều trường hợp lao động đã đến hoặc quá tuổi hưu nhưng vẫn tiếp tục xuất hiện tại văn phòng. Khi được hỏi vì sao lại có những trường hợp như vậy, thì người quản lý nhân sự thở dài và trả lời rằng: “Đa số họ là những người đã tham gia làm việc tại đây lâu, là anh em, đồng chí tốt của thủ trưởng, họ đến tuổi hưu nhưng về nhà cũng chỉ lãnh lương hưu ba cọc ba đồng, họ xin thủ trưởng cho tái ký hợp đồng lao động và lãnh lương doanh nghiệp. Thực ra công việc nhàn hạ, giờ giấc thoải mái, chẳng dại gì không tiếp tục tái ký hợp đồng để lãnh lương cao hơn mấy lần chế độ hưu trí của bão hiểm xã hội.”
Trong bài viết này, ở phần đầu tôi mượn những con số thống kê, những phân tích của Quỹ Dân Số Liên Hiệp Quốc để nhấn mạnh tầm quan trọng của lợi ích từ thời kỳ “dân số vàng” đang diễn ra ở Việt Nam. Trong phần sau của bài viết này tôi đã không đề cập đến những vấn đề vĩ mô như chính sách, kế hoạch hay chiến lược phát triển gì cả, chỉ mong chính mỗi người chúng ta, những người đang tham gia lao động và đóng góp cho sự phát triển của bản thân và của đất nước, những người đang được xem là “dân số vàng” của Việt Nam hãy thay đổi từ bản thân mình để đừng đánh mất cơ hội phát triển, đừng để cả thế giới xem chúng ta là những kẻ lười biếng và còn ngái ngủ trên cơ hội của đất nước.
* Blog của Cao Huy Huân là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét