Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014

44 công nhân ở Hậu Giang nhập viện do quá đói

44 công nhân ở Hậu Giang nhập viện do quá đói
Xót xa công nhân nhập viện vì ăn nhiều khi quá đói
Qua phân tích, cơ quan chức năng xác định 44 công nhân ở Hậu Giang nhập viện không phải ngộ độc thực phẩm mà là do bị đói dẫn đến hạ đường huyết và can xi.
Ngày 3/3, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) tỉnh Hậu Giang công bố chính thức nguyên nhân vụ nghi ngộ độc thực phẩm khiến 44 công nhân công ty Lạc Tỷ 2 (khu công nghiệp Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang) phải nhập viện cấp cứu ngày 1/3.

Sau khi xảy ra sự việc, Chi cục ATVSTP tỉnh Hậu Giang đã đến điều tra bếp ăn, tham khảo hồ sơ bệnh án và các triệu chứng lâm sàng của công nhân.

Qua phân tích, cơ quan chức năng xác định 44 công nhân nhập viện cấp cứu không phải ngộ độc thực phẩm mà là do ăn cơm trễ, bị đói, hạ đường huyết và can xi nên ngất xỉu.

Theo ông Võ Hoàng Hận - Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP tỉnh Hậu Giang - khi cơ thể quá yếu mà đưa thức ăn vào với lượng nhiều sẽ làm giãn dạ dày và gây phản xạ nôn. Sau khi nôn, các bệnh nhân cảm thấy đau thượng vị và thành bụng.

Theo Tri Thức
http://www.tienphong.vn/xa-hoi/44-cong-nhan-o-hau-giang-nhap-vien-do-qua-doi-683089.tpo

Xót xa công nhân nhập viện vì ăn nhiều khi quá đói

(Tin tức thời sự) - Qua phân tích, cơ quan chức năng cho biết, 44 công nhân ở Hậu Giang nhập viện không phải ngộ độc thực phẩm mà là do ăn nhiều khi quá đói.
Sau bữa cơm tăng ca, hơn 200 công nhân nhập viện
Hàng trăm công nhân Samsung Thái Nguyên đốt xe dọa bảo vệ

Ngày 3/3, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) tỉnh Hậu Giang công bố chính thức nguyên nhân vụ nghi ngộ độc thực phẩm khiến 44 công nhân công ty Lạc Tỷ 2 (khu công nghiệp Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang) phải nhập viện cấp cứu ngày 1/3.

Các công nhân nằm viện cấp cứu.

Sau khi xảy ra sự việc, Chi cục ATVSTP tỉnh Hậu Giang đã đến điều tra bếp ăn, tham khảo hồ sơ bệnh án và các triệu chứng lâm sàng của công nhân.

Qua phân tích, cơ quan chức năng xác định 44 công nhân nhập viện cấp cứu không phải ngộ độc thực phẩm mà là do ăn cơm trễ, bị đói, hạ đường huyết và can xi nên ngất xỉu.

Theo ông Võ Hoàng Hận - Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP tỉnh Hậu Giang - khi cơ thể quá yếu mà đưa thức ăn vào với lượng nhiều sẽ làm giãn dạ dày và gây phản xạ nôn. Sau khi nôn, các bệnh nhân cảm thấy đau thượng vị và thành bụng.

Trước đó, trưa ngày 1/3, hàng chục công nhân công ty TNHH Lạc Tỷ 2 (khu công nghiệp Tân Phú Thạnh, tỉnh Hậu Giang) bất ngờ ngất xỉu hàng loạt, phải nhập viện cấp cứu.

Các công nhân này có triệu chứng mệt mỏi, đau bụng dữ dội, nôn ói. Bệnh viện tiến hành sơ cấp cứu, truyền dịch và điều trị đau bụng, nôn ói. Theo BS Thái, có 44 công nhân nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm, trong đó 2 người bị ngất xỉu trong quá trình hỗ trợ, di chuyển.

"Khoảng 12h15, khoảng 300 công nhân của công ty ăn cơm, có rau, canh và thịt kho thì phát hiện cơm bị sống. Sau đó, những người phụ trách nấu cơm đã mua sữa, bánh mì cho công nhân ăn. Tuy nhiên, khoảng 15 phút sau, nhiều người cảm thấy khó chịu, nôn mửa và bị ngất”, công nhân Lưu Thị Bảo (27 tuổi, quê huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng) đang nằm điều trị tại bệnh viện, kể. Sau nhiều giờ điều trị, tối cùng ngày, sức khoẻ các công nhân đã dần ổn định.

Trước đó, liên quan đến chuyện đi vệ sinh của công nhân, đã có nhiều công ty đưa ra nhiều quy định kì quái. Công nhân muốn đi vệ sinh phải kiếm được mũ để đội, nhưng khoảng trên 60 người công ty chỉ phát cho… 4 cái mũ, vì thế công nhân nào dù có nhu cầu đến mấy nhưng không có mũ thì cũng đành phải “chờ”.

Ngoài ra khi “đi” phải trình diện giám sát, ghi rõ giờ vào, ra khỏi nhà vệ sinh… Những quy định này đã được Công ty TNHH Daiwa Plastics Việt Nam, KCX Tân Thuận, Quận 7, TPHCM áp dụng khiến CN hết sức phẫn nộ.

Chị Hoàng Thị Thùy Dung - công nhân có thâm niên làm việc 10 năm tại Cty Daiwa tố cáo, vào ngày 28/3/2013 trong khi chị đang làm việc thì bị “tào tháo rượt”, nhưng khổ nỗi theo quy định của Cty thì khi đi vệ sinh phải đội một cái mũ màu vàng, ai không đội là coi như vi phạm.

Chị Dung đến khu vực để mũ thì không còn cái nào, vì cả tổ có 67 người nhưng chỉ có 4 chiếc mũ và các công nhân khác đã dùng hết rồi. Trong lúc tình thế “khẩn cấp” không thể nào “nín” được chị Dung đã “xông” thẳng ra nhà vệ sinh mà không đội mũ theo quy định của Công ty.

Ngay sau khi vừa “xong việc” thì giám sát đã đứng ở cửa, chị Dung giải thích do lúc đó đau bụng quá, vả lại không còn cái mũ nào nên chị mới phải liều như vậy.

Sau đó hai bên đôi co lời qua tiếng lại với nhau… Việc đến tai Tổng giám đốc Công ty và chị Dung bị ông này chỉ đạo lập biên bản với hai loại lỗi vi phạm: “Cãi nhau trong giờ làm việc ảnh hưởng đến mọi người xung quanh” và “Đi vệ vệ sinh không đội mũ”.

Theo phản ánh của công nhân, Công ty Daiwa quy định nếu làm việc công nhân phải đội mũ màu xanh, khi đi vệ sinh thì phải thay mũ màu xanh bằng mũ màu vàng.

Ngoài ra phải đến báo cáo với giám sát, ghi rõ giờ ra, giờ vào nhà vệ sinh tại “Bảng ghi chép nhân viên đi ra ngoài”. Khoảng 20 người sẽ có một cái mũ vàng để thay nhau đội đi vệ sinh. Tùy theo mỗi tổ có bao nhiêu người mà số lượng mũ công ty phát cho mỗi tổ từ 1 đến 5 cái…

Nếu công nhân đi vệ sinh không đội mũ bị giám sát bắt được nhắc nhở 2 lần thì sẽ bị lập phiếu vi phạm, tái phạm sẽ bị cảnh cáo, tái phạm lần nữa sẽ bị kỷ luật, đuổi việc. Và trong khi phản ánh với báo chí, chị Dung cũng đã bị Công ty đình chỉ công việc.

Thảo My (Tổng hợp)

http://www.baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/xot-xa-cong-nhan-nhap-vien-vi-an-nhieu-khi-qua-doi-3002587/

1 nhận xét:

  1. Thương thay cho giai cấp công nhân "lãnhđạo XHCN " ở trên tổ quốc XHCN của mình.

    Trả lờiXóa