Thứ Tư, 22 tháng 1, 2014

Là người ngoại quốc, đừng chết tại Việt Nam

Thông tin trong bài chắc là đúng. Thời nay mà còn phân biệt hai giá áp dụng cho người trong nước và người nước ngoài thì thật quá lạc hậu. Nếu áp dụng cho bà con người Việt ở Hải ngoại thì càng thiếu văn hóa.
Là người ngoại quốc, đừng chết tại Việt Nam 
BÌNH THUẬN (NV) - Các bệnh viện Việt Nam đang dùng thi thể những người nước ngoài chẳng may qua đời tại Việt Nam để “bóp cổ” thân nhân của họ. Tờ Petro Times vừa có một bài viết cho biết, phí bảo quản thi thể một người nước ngoài chẳng may qua đời tại Việt Nam, trong phòng lạnh, cao gấp ba đến năm lần so với phí bảo quản thi thể của một người trong nước.
Ngăn lạnh trong phòng lạnh, nơi lưu giữ các thi thể trong bệnh viện. Các ngăn giống hệt nhau nhưng giá rất khác nhau giữa người trong nước và người nước ngoài. (Hình: Petro Times)

Từ thông tin của một người Nga, có thân nhân qua đời tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, tờ Petro Times đã điều tra và phát giác, ở bệnh viện đa khoa Bình Thuận, trong khi phí bảo quản thi thể của một người trong nước chỉ có 200 ngàn đồng/ngày thì phí bảo quản thi thể một người nước ngoài lên đến 720 ngàn đồng/ngày. Mắc hơn nhiều so với việc thuê phòng tại khách sạn loại ba sao.

Thu phí bảo quản thi thể người nước ngoài với giá gần gấp bốn so với người trong nước, như bệnh viện đa khoa Bình Thuận dù sao cũng “nhân đạo” hơn bệnh viện đa khoa Khánh Hòa.

Ở bệnh viện đa khoa Khánh Hòa, phí bảo quản thi thể của một người trong nước là 240 ngàn đồng/ngày, còn phí bảo quản thi thể của một người nước ngoài lên tới 240 USD/ngày (khoảng 5.3 triệu đồng Việt Nam).

Tình trạng này phổ biến trên toàn Việt Nam, kể cả ở những bệnh viện được xem như bộ mặt quốc gia, tọa lạc tại các đô thị lớn. Ví dụ như phí bảo quản thi thể của một người trong nước ở bệnh viện Chợ Rẫy, Sài Gòn là 200 ngàn đồng/ngày thì thân nhân một người nước ngoài chẳng may qua đời tại Việt Nam, sẽ phải trả phí bảo quản thi thể là 1 triệu đồng/ngày.

Mô tả của Petro Times về biên nhận phí bảo quản thi thể cho thấy, không biết thì rất khó tưởng tượng về cách nhìn việc bảo quản thi thể người nước ngoài của các bệnh viện tại Việt Nam.

Chẳng hạn, nhiều bệnh viện đang dùng biên nhận theo mẫu “Phiếu tính giá điều trị khám chữa bệnh người nước ngoài,” để thu phí bảo quản thi thể. Mục “Khám điều trị và các dịch vụ chuyên môn” trên mẫu này, được bệnh viện đa khoa Khánh Hòa ghi là: “Tủ lạnh.” Mục “Ðơn vị tính,” bệnh viện này ghi là: “1 giờ 5 USD.” Mục “Tiền ăn theo bệnh lý,” Bệnh viện Ða khoa Khánh Hòa ghi: “Phòng mổ tử thi.”

Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận thì dùng “Hóa đơn bán hàng” để làm biên nhận thu phí bảo quản thi thể. Mục “Tên hàng hóa, dịch vụ” trên “Hóa đơn bán hàng,” bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận ghi: “Lưu xác tủ lạnh.”

Nếu là người nước ngoài chẳng may qua đời tại Việt Nam, việc phải bảo quản thi thể trong phòng lạnh là điều không thể tránh khỏi vì cần khám nghiệm tử thi để làm rõ nguyên nhân tử vong. Theo Petro Times, thời gian bảo quản thi thể một người nước ngoài thường phải từ 3 đến 15 ngày, do còn phải chờ thân nhân làm các thủ tục cần thiết, vốn khá phức tạp. Phí bảo quản thi thể rõ ràng là một gánh nặng.

Petro Times gọi lối tính phí bảo quản thi thể người nước ngoài cao hơn nhiều lần so với bảo quản thi thể người trong nước là “phân biệt đối xử” với thi thể. Cách gọi này xem ra chưa chính xác. Nó là một kiểu dùng người chết để bóp cổ người sống - những người sống ở nước ngoài, chẳng may có người thân chết tại Việt Nam. (G.Ð)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=181200&zoneid=1#.Ut-ymNI1hYw

Bài viết có nhận định rất chính xác.
"Người sống, bị nó ăn hối lộ đã đành(?), người chết nó còn ăn bạo hơn ".

Đó là lời nói của một người quen không may có người thân tử vong ở VN trong chuyến về quê hai năm trứơc ,ông bạn nầy kể lại là ở VN họ hỏi mình cần thuốc loại nào A,B,C giá cả thuốc(carbon dioxide ice) khác nhau chích vào thi thể để được giữ lâu hơn v.v... (mặc dầu họ chỉ có 1 loại thôi), ngoài ra khi đưa thi hài về đến phi trường Hoa kỳ lại cần phải có tờ giấy khai tử đóng con dấu đàng hoàng,thì lại 1 lần nữa "câu nói đầu tiên "(là tiền đâu ?).
Kết cục vẫn chưa xong tại phi trường nơi cơ quan khảo nghiệm thi thể của Hoa kỳ họ cho là phải thực hiện lại cách ướp xác trước khi giao ra cho nhà quàn vì ở VN chưa làm đúng tiêu chuẩn .

3 nhận xét:

  1. Ngu thì chịu đi... Lâm lời làm chi`1`?

    Trả lờiXóa
  2. Tục lệ VN:
    Người lạ, người nước ngoài chịu phí cao hơn người địa phương.
    Mua bán ở chợ cũng vậy.Người lạ thường bị kêu giá bán cao hơn người địa phương.
    Nhập gia tùy tục. Đó là tục phân biệt đối xử mà chính người VN cũng phải chịu.
    Người ta phân biệt đối xử do sự thân hay không thân.
    22/1/14 nvt

    Trả lờiXóa
  3. Tục lệ này thiếu văn hóa. Đó là lừa đảo, cưỡng bức người yếu thế để thu lợi cho mình. Nếu đối với kiều bào thì càng tệ vì kiều bào ở nước ngoài lao động vất vả nhưng hàng năm vẫn gửi tiền về giúp gia đình ở VN. Họ đã cứu sống nhiều gia đình trong giai đoạn khó khăn sau năm 1975...

    Người ta không ngu, người ta biết, nhưng vì người ta muốn đến thăm VN, Việt kiều nhớ quê hương về thăm, nên họ buộc phải chấp nhận. Nếu chúng ta tử tế thì họ còn đến thăm nhiều lần, còn cứ đối xử thế này thì họ chỉ đến 1 lần rồi đi, và trong lòng căm hận người VN.

    Bác đi du lịch VN, đến đâu cũng bị kêu giá bán cao hơn người địa phương, bác có còn muốn đi không ? Đã đi thì đến nơi có muốn bỏ tiền ra mua không ? Tôi vào Đà Lạt mấy lần bị ăn cơm giá quá cao, sau sợ không vào nhà hàng ăn, chỉ mua ăn ngoài đường hay ăn trong khách sạn, và cũng chẳng mua gì kỷ niệm. Vậy du lịch của Đà Lạt có phát triển không ?

    VN đất rộng, dân 90 triệu nhưng thu hút du lịch mỗi năm chỉ hơn Lào, Campuchia chút ít, và khách phần lớn là từ TQ và Việt kiều; ta thua xa tất cả các nước đông nam á. Không thấy xấu hổ à ? Không tự nhìn lại xem văn hóa, cách cư xử của mình làm sao mà để người ta không thèm đến ?

    Khi đất nước cố tình tách khỏi thế giới văn minh, không hòa nhập với nhân loại, thì sẽ không thể phát triển. Sẽ đến ngày người Lào và Campuchia giầu hơn hơn VN ta rất nhiều.

    Trong lịch sử nghìn năm nay, VN bao giờ cũng nổi trội hơn mọi nước đông nam á về văn hóa, văn minh. Chỉ từ 1975 đến nay chúng ta mới tụt dài, tụt không phanh, nhưng vẫn tự hào "đậm đà bản sắc dân tộc". Đi đâu cũng khoe, lên diễn đàn quốc tế nào cũng tranh nói, cũng dạy bảo... Thật không biết nhục.

    Trả lờiXóa