Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

Ở Mỹ tát trẻ em cũng là phạm pháp

Sợ rằng ở Mỹ, tát và đối xử dã man với động vật như ngựa, chó, mèo, thỏ, chim... cũng đều phạm pháp hết.
Ở Mỹ tát trẻ em cũng là phạm pháp
Dù người đánh bé là ai, kể cả cha mẹ, đều cũng là người phạm tội. Một khi đã có tội thì họ sẽ bị bắt vào tù ngay lập tức và phải ra toà để nhận quyết định khởi tố.
danh-dap2.jpg
Việc hai bảo mẫu đánh đập trẻ em đã gây không ít bức xúc trong xã hội. Ngoài việc lên án hai bảo mẫu trên, có lẽ chúng ta nên tự hỏi lại là vì sao họ lại làm thế? Chỉ khi nào có biện pháp đúng đắn thì chúng ta mới có giải pháp để giải quyết triệt để vấn đề này.

Trước hết, dù muốn hay không thì tôi và các bạn đều phải công nhận rằng đây không phải là trường hợp đầu tiên và cũng sẽ chẳng phải là trường hợp cuối cùng. Các bảo mẫu trông trẻ tự phát, không có tay nghề đánh đập, thậm chí làm chết trẻ. Nhiều trường hợp trước đã được đưa ra công lý, lại có người bị xét xử lưu động và báo chí rầm rộ đưa tin.

Thế nhưng, tại sao vẫn còn nhà trẻ Phương Anh?

Ai cũng phải công nhận một sự thật khó nói rằng, ở nước ta, đánh đập trẻ con để dạy dỗ là chuyện hiển nhiên. Các bậc cha mẹ hầu hết đều đánh con để dạy dỗ, có vị còn bắt trẻ ra ngoài đường quỳ gối để răn đe. Có vị thản nhiên đưa ra ý kiến trên các phương tiện truyền thông, báo chí rằng “nên đánh cho chừa đi”.

Thế nhưng, có nhiều phụ huynh thương con, nên có đánh thì cũng chỉ vài roi cho bé nhớ lỗi. Lại có người đánh con bầm tím hết cả người đến mức bé phải nhập viện. Khi gửi con, các cô bảo mẫu không có tay nghề, lại chẳng có tình thương của những bậc làm cha làm mẹ, họ phải đối phó với cả chục trẻ khóc nheo nhéo, làm sao mà họ không ức chế?

Từ ức chế dẫn đến việc các vị ấy đánh vài phát vào mông các bé, rồi đến hành hạ, đày đọa trẻ. Tất cả mọi việc cứ thế leo thang, rốt cuộc chỉ có cô và bé biết được các cháu te tua thế nào mà thôi.

Tôi sống ở Mỹ và đang hành nghề luật sư. Trong quá trình hành nghề, tôi đã gặp không ít trường hợp bị khởi tố vì đánh đập và lạm dụng trẻ em. Pháp luật Mỹ giải quyết việc đánh đập trẻ em rất triệt để. Ngoài án tù ra, các biện pháp để tránh trường hợp can phạm tái diễn được thực hiện nghiêm túc.

Việc đánh đập trẻ em, dù chỉ một cái tát ở Mỹ đều là phạm pháp. Dù người đánh có là ai thì cũng là người phạm tội. Một khi đã có tội thì họ sẽ bị bắt vào tù ngay lập tức và phải ra tòa để nhận quyết định khởi tố. Ngoài hình phạt là án tù giam, ở Mỹ vẫn còn nhiều biện pháp khác nhau.

Một lần tôi bào chữa cho một bà mẹ có bốn con, bị khởi tố tội đánh con. Các con của bà đều có dấu dây điện trên người. Trước những bằng chứng rõ ràng như vậy, bà ta đành chịu nhận tội. Ngoài án tù giam, bà còn phải đi học lớp dạy dỗ con trẻ đúng cách, phải chịu sự giám sát của Hội bảo vệ trẻ em và bị cấm không được hành nghề tiếp xúc với con trẻ.

Ngoài ra bà mẹ đó còn bị cấm không được tiếp xúc với trẻ con không phải là con của bà trong một thời gian. Lúc người phụ nữ này nhận tội, ngài thẩm phán nghiêm nghị căn dặn trước, sau và còn răn đe nếu tái phạm thì sẽ mất con vĩnh viễn.

Lại có một giáo viên khác phạm tội đánh một học sinh trong buổi dã ngoại. Ông này cũng phải nhận án tù và phải bỏ nghề giáo cùng đủ thứ hình phạt như trên. Thậm chí, ông ta còn bị cấm không cho làm việc thiện nguyện có liên quan tới con trẻ.

Những hình phạt gay gắt của pháp luật Mỹ cũng phần nào giảm bớt nạn bạo hành trẻ em. Điều đáng nói ở đây là tội bạo hành trẻ em được áp dụng đồng đều cho mọi người, mọi giai tầng, không ai được phép đánh đập trẻ dù người đó là cha mẹ.

Việc bạo hành trẻ rất đáng bị lên án, thế nhưng khi có những bà mẹ tát con để cho con ăn, thì chúng ta nên xem lại vì sao các cô bảo mẫu cũng tát trẻ khi cho bé ăn. Trường hợp ở nhà trẻ Phương Anh, rõ ràng là hai cô này đã áp dụng bạo lực một cách thường xuyên và ở một mức độ hơn hẳn những gì mà ta có thể tưởng tượng.

Suy cho cùng, ta nên lên án mọi hành vi bạo lực đối với trẻ em và nên có các biện pháp chế tài cũng như cải tạo và học tập cụ thể để những ai đã phạm tội bạo hành trẻ biết cách kiềm chế mình mà không phạm tội nữa.

Còn với hai cô bảo mẫu kia, ngoài việc lên án, chúng ta cũng nên có biện pháp dạy dỗ, răn đe họ để những hành động như thế không bao giờ xảy ra nữa. Tôi cũng mong các cấp chính quyền nghiêm túc xem lại quá trình cấp phép hành nghề cho các điểm giữ trẻ và thường xuyên kiểm tra. Đối với việc bạo hành trẻ, phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh.

Lời cuối tôi xin dành cho các bậc cha mẹ, chúng ta nuôi con chứ không vỗ béo con. Con được bao nhiêu kí lô thì các vị cũng nên tự hài lòng, miễn sao các bé không suy dinh dưỡng là được. Ngày xưa khi được sinh ra, trong tình hình đất nước còn khó khăn chắc các bạn cũng ốm và gầy giống như tôi, vậy mà chúng ta vẫn nên người cả thôi. Đừng vì miếng ăn mà làm cho cả con lẫn mình phải khổ các bạn ạ.
Phản đối việc giảm nhẹ tội cho hai bảo mẫu đày đọa trẻ
Hai bảo mẫu hành hạ trẻ có thể được bào chữa vô tội
>> Xem thêm: Video cô giáo dạy trẻ bằng dép, thìa inox / Video cô bảo mẫu trẻ tuổi đày đọa các bé mầm non

Khanh
http://vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong/o-my-tat-tre-em-cung-la-pham-phap-2926366.html
Tôi có anh bạn người Mỹ gốc Việt, khi ăn cơm bắt cậu con trai 8 tuổi phải khoanh tay mời từng người trong nhà. Cậu này không chịu, bố tát cho 1 phát. Hôm sau đi học cô giáo thấy có vết hằn trên má, hỏi tại sao, bị bố tát. Cô đưa cho tờ giấy bảo ký vô. Hóa ra cô giáo kiện ông bố tội tát con. Ông này bị Tòa xử tù giam 3 tháng hoặc đi lao động công ích 3 tháng. Ông này chọn làm lao động công ích. Tòa phân cho ông này làm việc dọn vệ sinh WC tại chính cơ quan ông này đang phụ trách, 1 văn phòng của FED tại Cali. Hàng ngày phải lúi húi lau chùi các bồn vệ sinh trong khi nhân viên của ông ta ra vào tấp nập. Từ đó về sau ko bao giờ dám đánh con nữa.  
 
Ở mỹ thì khỏi chê rùi, nhất trẻ em, nhì phụ nữ mà.
 
Mình thích bài viết này. Điều đáng nói ở đây là Việt Nam chứ không phải Mỹ. Hướng tới cái đẹp thì ai cũng hoan nghênh, song muốn tiến đến thì phải đi từng bước chứ đừng nhảy.
Ở Mỹ, luật chặt chẽ, chế tài đầy đủ, thi hành nghiêm khắc. Ở Việt thì hoàn toàn khác. Luật không chặt, chế tài lỏng lẻo, thi hành cà giật cà tang. Đánh đập trẻ con thì nhà nào cũng có, ai xử? xử sao hết? Nhà nhà, xã hội như vậy thì trong nhận thức của mọi người đó là điều "bình thường" Từ nhận thức đến hành động không xa lắm.
Nói thật lòng, cha và mẹ chăm 1 đứa trẻ mà còn kêu trời, nói gì đến một bảo mẫu phải chăm đến 6, 7 đứa? Lương thì quá thấp, phải chăm cùng lúc mười, mười lăm trẻ mới có cơm ăn.
Quý vị cứ thử chăm trẻ đi rồi sẽ biết cái cảm giác phải chiến đấu từng ngày với những đứa trẻ không hề có quy tắc. Chưa hết, các bảo mẫu còn phải bị các mẹ truy vấn đủ thứ tội. Ngay cả một cái nốt đỏ trên tay trẻ thôi mà các bảo mẫu cũng bị ăn chửi. Thử hỏi các bà mẹ đã đối xử với bảo mẫu có chút tôn trọng nào không?  
yahua17 - 4 giờ trước
 
Không chỉ tại Mỹ. Tại Canada cũng thế, một khi cô giáo hoặc bác sĩ cảm thấy nghi ngờ những vết bầm trên người đứa trẻ thì trách nhiệm của họ là phone cho cảnh sát đến làm viậc ngay lập tức .
Dan - 4 giờ trước
 
"Đừng vì miếng ăn mà làm cho cả con lẫn mình phải khổ" cam on vi da chia se bai viet hay
thoan - 4 giờ trước
 
Đánh các bé nhỏ 2-3 tuổi thì mất nhân tính rồi, đâu còn gì để nói. Việc bỏ tủ họ là hình thức nhẹ nhất rồi; lẽ ra họ sẽ bị cha mẹ của các bé xử lý gần giống như họ đã đối xử với các bé. Qua việc này, lỗi của ngành giáo dục đã đến mức có thể nói là phải thay đổi từ trên xuống.  
Kim - 4 giờ trước
 
Bài viết hay và ý nghĩa quá. Cảm ơn tác giả đã nói hộ lòng tôi!!!
nguyetnga - 2 giờ trước
 
Ở VN mấy chuyện này là bình thường bạn à.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét