Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

Kết thúc 2013: Kinh tế có ‘nhiều dấu hiệu tích cực’

Kết thúc năm 2013: Kinh tế Việt Nam có ‘nhiều dấu hiệu tích cực’
Tăng trưởng kinh tể cả năm tăng 5,42% trong khi lạm phát giảm xuống
HÀ NỘI – Nền kinh tế Việt Nam đang kết thúc một năm với nhiều dấu hiệu tích cực sau khi tốc độ tăng trưởng hồi năm ngoái đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng một thập kỷ qua.
Tổng cục Thống kê của chính phủ cho biết hôm thứ Hai rằng tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam đã tăng 5,42% trong năm 2013 so với 5,25 % trong năm 2012. GDP hồi năm ngoái đã tụt xuống mức thấp nhất kể từ năm 1999, còn lại 5,03%. Lạm phát năm nay cũng đã giảm đáng kể.

“Sự tăng trưởng trong năm nay là một dấu hiệu tích cực cho thấy kinh tế đang dần phục hồi, và việc này cũng cho thấy những nỗ lực của chính phủ trong việc kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô là hợp lý và kịp thời”, văn phòng chính phủ cho biết.

Tăng trưởng kinh tế năm 2013 được dẫn đầu bởi các lĩnh vực dịch vụ, trong đó đã tăng 6,56%. Lĩnh vực sản xuất và xây dựng tăng 5,43% và khu vực nông nghiệp tăng 2,67%.

Chính phủ cho biết tăng trưởng trong quý thứ tư đang ở mức 6,04% so với 5,54% trong quý ba. Việt Nam thường công bố các dữ liệu trước khi cuối năm.

Các nhà phân tích cho biết tăng trưởng trong năm nay một phần là do những nỗ lực của chính phủ trong việc gia tăng hiệu quả đầu tư và đạt được sự ổn định kinh tế cũng như gia tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

“Tốc độ tăng trưởng nhanh hơn cho thấy hiệu quả đầu tư đã được cải thiện, và tổng dư nợ cho vay tại các ngân hàng thương mại cũng không tăng cao như mục tiêu đã đề ra”, kinh tế gia Lê Thẩm Dương thuộc Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh cho biết.

Ông nói chính phủ dường như đã thực hiện tốt việc kiểm soát lạm phát. Ông cũng lưu ý rằng mức lãi suất cho vay cũng như tiền tệ tại ngân hàng Việt Nam tương đối đã ổn định.

Cơ quan thống kê cho biết hôm thứ Hai rằng tỷ lệ lạm phát của Việt Nam đã giảm từ 6,81% hồi năm ngoái xuống còn 6,04 % trong năm nay, thấp hơn so với dự đoán 8% của chính phủ.

Vốn giải ngân FDI cũng tăng 5,5% trong 11 tháng đầu năm lên đến 10,55 tỷ USD, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết hồi tháng trước .

Vốn FDI là nguồn tiền chính đối với Việt Nam ngoài lĩnh vực xuất khẩu, kiều hối và viện trợ phát triển chính thức từ nước ngoài. Nó chiếm một phần tư tổng vốn đầu tư trong cả nước.

Việt Nam gần đây đã tăng cường cuộc chiến chống lạm phát, điều mà các nhà phân tích cho rằng đã ảnh hưởng không ít đến tăng trưởng kinh tế trong những năm gần đây. Các nhà phân tích cũng chỉ ra trọng tâm của chính phủ trong việc chống tham nhũng.

Kinh tế gia Nguyễn Minh Phong tạ Hà Nội cho biết những nỗ lực gần đây của chính phủ trong việc kiềm chế tham nhũng sẽ có những tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong cả nước.

“Cuộc chiến chống tham nhũng sẽ giúp tăng số tiền đầu tư vào nền kinh tế thay vì bỏ túi riêng số tiền đó, và giúp cải thiện hiệu quả đầu tư”, ông Phong nói.

Chính phủ cho biết Việt Nam có thể sẽ đạt mức thặng dư thương mại khoảng 863 triệu USD trong năm nay, tăng từ 747 triệu USD hồi năm ngoái. Chỉ số sản xuất công nghiệp trong năm nay dự kiến ​​sẽ tăng từ 4,8% hồi năm ngoái lên 5,9%.

Hồi tuần trước, chính phủ cho biết họ sẽ tiếp tục cố gắng giữ mức lạm phát trong tầm kiểm soát trong năm mới. Chính phủ cũng đặt mục tiêu tăng trưởng GDP ở mức 5,8% và hạn chế lạm phát dưới 7% vào năm 2014.

“Với những gì đã đạt được trong năm nay, tôi tin rằng Việt Nam sẽ có một nền tảng tốt hơn để đạt mức tăng trưởng kinh tế bền vững trong những năm tới, mặc dù tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng vẫn tiếp tục là là một trở ngại lớn”, ông Dương cho biết.

Vu Trong Khanh, WSJ
Thanh Ngân chuyển ngữ, CTV Phía Trước

© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét