CÁC CÂN ĐỐI VÀ QUAN HỆ VĨ MÔ CHỦ YẾU CỦA NỀN KTQD
D) Cân đối cán cân thanh toán quốc tế:
Cân
đối cán cân thanh toán quốc tế có ý nghĩa rất quan trọng trong phân tích kinh
tế vì nó phản ảnh quan hệ kinh tế trong nước với nước ngoài. Nền kinh tế càng
mở cửa thì vai trò của phân tích cán cân thanh toán quốc tế càng cao. Những vấn
đề lớn trong phân tích cán cân thanh toán quốc tế là:
1) Các tài khoản và yếu tố trong
CCTTQT:
Cán cân thanh toán quốc tế gồm hai bộ
phận chính là cán cân thanh toán vãng lai và cán cân vốn.
a) Tài khoản giao dịch vãng lai:
Cân đối cán cân thanh toán vãng lai là
một trong những chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất để đánh giá tình hình đối
ngoại của một nền kinh tế. Nó phản ánh kết quả các giao dich tài chính ngắn hạn
(dưới 1 năm) với bên ngoài. Khi cán cân thanh toán vãng lai mất cân đối nghiêm
trọng và kéo dài thì thường phát sinh nguy cơ khủng hoảng kinh tế; điều này
cũng giống như vay nợ ngắn hạn quá nhiều, dẫn tới không thể trả được nợ.
Tài
khoản vãng lai gồm hai luồng tiền: luồng vào và ra. Cân đối hai luồng sẽ cho thặng dư
hoặc thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai. Mỗi luồng gồm các dòng xuất (nhập)
hàng hoá và dịch vụ, chuyển giao thu nhập và các loại chuyển giao vãng lai khác
(hoạt động du lịch chẳng hạn).
-
Cán cân thương mại:
Cán cân thương mại là chênh lệch giữa
xuất và nhập khẩu hàng hoá. Cán cân này được sử dụng nhiều nhất trong phân tích
kinh tế ngắn hạn vì có thể tính toán nó nhanh nhất thông qua bộ máy hải quan,
còn việc thống kê số liệu về xuất nhập khẩu dịch vụ thì khó khăn và chậm hơn.
Biến động của cán cân thương mại phụ
thuộc vào hai nhân tố: Khối lượng xuất nhập khẩu và thay đổi giá xuất nhập khẩu
hàng hoá. Thông thường trong các mô hình kinh tế lượng, bao giờ người ta cũng
tách riêng hai nhân tố này. Biến xuất nhập khẩu được tính theo giá cố định, sau
đó nhân với chỉ số giá để có giá trị xuất nhập khẩu tính bằng USD. Tuy nhiên, ở
nước ta, có một thói quen như sau: do trong quá khứ, tỷ lệ lạm phát của ta rất
cao trong khi giá cả quốc tế thay đổi rất chậm, nên chúng ta thường đưa thẳng
giá trị xuất nhập khẩu tính theo USD làm biến nội sinh chứ không chia cho chỉ
số giá.
Việc thay đổi cánh kéo giá xuất - nhập
khẩu rất quan trọng đối với các nền kinh tế mở cửa, tạo ra một hệ số gọi là hệ
số giá trao đổi (exchange term). Đây là một trong những khái niệm cơ bản trong
phân tích biến động của cán cân thương mại. Hệ số này được định nghĩa là tỷ lệ
giữa giá xuất và giá nhập; về mặt toán học, được viết như sau:
Hệ
số giá trao đổi = Px / Pm
trong đó Px là chỉ số giá chung của
toàn bộ hàng xuất (trong Niên giám Thống kê gọi là chỉ số giá xuất khẩu); Pm là
chỉ số giá chung của toàn bộ hàng nhập (trong Niên giám Thống kê gọi là chỉ số
giá nhập khẩu). Hai chỉ tiêu này cùng được tính theo một loại tiền, thông
thường theo ngoại tệ.
Hệ số này phản ảnh sức mua của hàng
xuất khẩu, xem khi xu hướng xuất ngày càng thiệt hay lợi so với nhập. Ví dụ nếu
hệ số này ngày càng giảm, tức là giá xuất tăng chậm hơn giá nhập, thì đất nước
phải tăng khối lượng xuất để bù vào và duy trì được cùng khối lượng nhập. Hoặc
phải giảm nhập để cân đối ngoại tệ nếu như không thể tăng nhanh khối lượng xuất
để thoả mãn nhu cầu nhập. Nếu tình hình này kéo dài, sản xuất và thu nhập nội
địa sẽ giảm. Nói chung, khi đó phải có thay đổi trong chính sách kinh tế.
-
Dịch vụ, thu nhập và chuyển giao vãng lai
Xem cấu thành trong bảng cán cân thanh
toán quốc tế.
b) Tài khoản vốn và các hoạt động
tài chính, dự trữ:
Thâm
hụt cán cân thanh toán vãng lai có thể được bù đắp bằng tăng vay nước ngoài
hoặc giảm dự trữ ngoại tệ, hoặc kết hợp cả hai biện pháp. Các lưồng tài chính
này được tính trong tài khoản vốn của cán cân thanh toán quốc tế, bao gồm:
- Tài chính không tiền tệ: đầu tư nước
ngoài trực tiếp FDI và vay nước ngoài EEN; và
- Tài chính tiền tệ: Thay đổi dự trữ DRES
Tổng của hai khoản này bằng thâm hụt
cán cân vãng lai (bù đắp).
CA
= FDI + EEN + DRES
Nói ngắn gọn, cán cân vãng lai luôn
luôn được bù đắp bằng cán cân vốn. Khi có thâm hụt cán cân vãng lai, nếu nguồn
vốn vào không đủ để bù đắp, sẽ phải điều chỉnh chính sách để thu hút thêm vốn
nước ngoài hoặc phải vay nước ngoài; nếu không sẽ phải sử dụng ngoại tệ dữ trữ.
Một khi dự trữ ngoại tệ cạn kiệt, thì chắc chắn sẽ có khủng hoảng kinh tế để
tạo ra cơ cấu mới có khả năng làm tăng xuất, giảm nhập, tiến tới cân bằng cán
cân thanh toán quốc tế, mà một trong những khủng hoảng đầu tiền là khủng hoảng
về tỷ giá.
Thông thường việc bù đắp bằng FDI thì
tốt vì đây là dòng vốn dài hạn, có hiệu quả. Ngược lại, nếu bù đắp thâm hụt cán
cân thanh toán vãng lai bằng vay ngắn hạn thì rất nguy hiểm như kinh nghiệm các
nước châu á trong khủng hoảng tài chính tiền tệ vừa qua, vì trong ngắn hạn kinh
tế rất biến động, có khi không đủ lãi để trả, dễ đi đến chỗ không trả được nợ.
- Nợ
nước ngoài và dịch vụ nợ:
D(t)
= D(t-1) + B(t) - AMD(t) + REVD(t)
trong
đó:
D(t): là nợ đến cuối năm t
D(t-1): là nợ đến cuối năm t-1
B(t): là giải ngân những khoản vay mới trong
năm t
AMD(t): là trả nợ nước ngoài trong năm t
REVD(t): là đánh giá lại tổng nợ nước ngoài
còn lại vào cuối kỳ do thay đổi tỷ giá, xoá nợ, nhập vào nợ các khoản lãi chưa
trả được...
- Dự trữ quốc tế:
Dự
trữ quốc tế do các nhà lãnh đạo tiền tệ (Ngân hàng trung ương) quản lý, nhằm
mục tiêu bù đắp trực tiếp khi các phi cân bằng cán cân thanh toán quốc tế xuất
hiện hoặc khi phải bảo vệ sức mua đối ngoại của đồng tiền (tỷ giá). Tuy nhiên,
trong bối cảnh thế giới đang hướng tới đồng tiền tự do chuyển đổi và thả nổi tỷ
giá hiện nay, nhiều nước đã có thể dùng những biện pháp khác để lập lại cân
bằng cán cân thanh toán quốc tế, ví dụ như vay nước ngoài.
Vấn
đề đặt ra trong phân tích chính sách, mô phỏng phát triển là dự trữ bao nhiêu
là vừa ? Để trả lời câu hỏi này, cần phải làm rõ thâm hụt cán cân thanh toán
vãng lai là tạm thời hay dài hạn, tức là mang tính tình huống hay cơ cấu.
Nếu
thâm hụt chỉ có tính tạm thời, thì nên sử dụng dự trữ quốc tế hoặc vay nước
ngoài để tài chính cho thâm hụt cán cân vãng lai. Thực tế, khi bị hạn hán hoặc
mất mùa do nguyên nhân nào đó, thì chỉ cần dùng 2 biện pháp trên khắc phục
trong một năm là được. Dự trữ cũng có nhiệm vụ khắc phục những mất cân đối mang
tính mùa vụ của cán cân thanh toán vãng lai.
Tuy
nhiên, nếu thâm hụt cán cân vãng lai và cán cân thanh toán tổng thể có tính
chất dài hạn thì dùng các biện pháp trên không thể giải quyết được vấn đề. Khi
đó, phải dùng đến những biện pháp mạnh hơn để lập lại cân bằng cán cân thanh
toán tổng thể.
Chỉ
tiêu thông dụng nhất được dùng để xác định mức dự trữ bao nhiều là vừa là quan
hệ giữa dự trữ quốc tế và số tuần (tháng) nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ.
Dự trữ quốc tế tính
bằng số tháng nhập khẩu
|
=
|
Tổng dự
trữ
quốc tế
|
/
|
Giá trị
nhập khẩu
trung bình
một tháng
|
Theo
kinh nghiệm thế giới, đối với những nước nghèo, không nên dự trữ ngoại tệ quá
nhiều vì đây là lượng tiền ứ đọng không đưa được vào kinh doanh và sinh lợi
không đáng kể trong khi những nước nghèo cần nhiều vốn đầu tư phát triển. Ở các
nước có tự do lưu chuyển vốn quốc tế và chế độ tỷ giá tương đối thả nổi, mức dự
trữ ngoại tệ hợp lý nhất là khoảng 3-6 tháng nhập khẩu. Hiện tại, mức dự trữ
ngoại tệ trung bình của các nước giầu tương đương với khoảng 2 tháng nhập khẩu
hàng hoá và dịch vụ; của các nước đang phát triển vào khoảng 4 tháng. Ở nước ta
hiện nay, trong điều kiện chưa có tự do lưu chuyển vốn quốc tế và đồng tiền
chưa chuyển đổi, nhưng dự trữ ngoại tệ đã đạt 14 tuần, tương đương với 3,5
tháng nhập khẩu.
2) Nguồn số liệu và các bảng về cán
cân thanh toán quốc tế:
Có thể nói, khó khăn lớn nhất về số
liệu thống kê nước ta hiện nay là các thông tin về cán cân thanh toán quốc tế.
Ở nước ta, hiện đang tồn tại song song hai loại nguồn: Nguồn của Ngân hàng Nhà
nước và nguồn từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Vì là số liệu bảo mật nên chỉ một số rất
ít cán bộ, cơ quan biết thông tin về cán cân thanh toán quốc tế của Ngân hàng
Nhà nước. Các cơ quan chính phủ khác và các cơ quan nghiên cứu, các trường đại
học đều phải sử dụng số của Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Số liệu của hai nguồn này rất khác
nhau. Chúng tôi sẽ nói vẫn đề này trong bài về số liệu.
Để nghiên cứu về cán cân thanh toán
quốc tế, cần có những bảng số liệu sau:
- Bảng cán cân thương mại chi tiết cho
xuất, nhập khẩu các nhóm hàng hoá;
- Bảng cán cân thương mại chi tiết về
xuất nhập khẩu theo nhóm nước.
- Bảng cán cân thanh toán quốc tế.
Dưới đây là một số bảng về cán cân
thanh toán quốc tế:
Bảng 23: Minh hoạ điển hình về bảng
tính toán cán cân thanh toán
Chỉ
tiêu
|
Có
|
Nợ
|
Tài khoản vãng lai:
|
||
A. Hàng hoá và dịch vụ
|
Xuất
khẩu
|
Nhập
khẩu
|
Hàng hoá
|
Xuất
khẩu
|
Nhập
khẩu
|
Dịch vụ
|
Xuất
khẩu
|
Nhập
khẩu
|
Vận tải
|
Xuất
khẩu
|
Nhập
khẩu
|
Du lịch
|
Xuất
khẩu
|
Nhập
khẩu
|
Dịch vụ khác
|
Xuất
khẩu
|
Nhập
khẩu
|
B. Thu nhập (chuyển vào hoặc chuyển ra)
|
||
Trả lương cho người lao động
|
Nhận
|
Trả
|
Thu nhập của các nhà đầu tư
|
Nhận
|
Trả
|
Riêng lãi nợ nước ngoài
|
Nhận
|
Trả
|
C. Chuyển giao thường xuyên
|
Nhận
|
Trả
|
Tài khoản vốn
|
||
A. Vốn
|
||
Chuyển vốn
|
Nhận
|
Trả
|
Chuyển nhượng tài sản phi tài chính
|
Nhượng
|
Nhận
|
B. Hoạt động tài chính
|
||
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
|
Từ
nước ngoài vào
|
Ra
nước ngoài
|
Đầu tư chứng khoán
|
Từ
nước ngoài vào
|
Ra
nước ngoài
|
Các loại đầu tư khác:
|
||
Vay nợ, tín dụng thương mại...
|
Vay
|
Cho
vay
|
Vay và cho IMF vay
|
Mua
|
Mua
lại
|
Tài sản dự trữ
|
||
Vàng
|
Giảm
|
Tăng
|
Ngoại tệ
|
Giảm
|
Tăng
|
DTS
|
Giảm
|
Tăng
|
Khác
|
Giảm
|
Tăng
|
Bảng
24: Tiến triển của cán cân thanh toán (triệu USD)
Tên chỉ tiêu
|
1986
|
1987
|
...
|
2010
|
Cán cân thương mại
|
-870
|
|||
Xuất khẩu (giá FOB)
|
2711
|
|||
Dầu thô
|
387
|
|||
Các mặt hàng khác
|
2324
|
|||
Nhập khẩu (giá FOB)
|
-3581
|
|||
Cán cân dịch vụ và chuyển tiền
|
447
|
|||
Dịch vụ phi nhân tố
|
404
|
|||
Riêng du lịch
|
500
|
|||
Dịch vụ nhân tố và chuyển tiền
|
43
|
|||
Trả lãi nợ
|
-294
|
|||
Người lao động
chuyển tiền về
|
417
|
|||
Loại khác
|
||||
Cán cân vãng lai
|
-423
|
|||
Cán cân vốn
|
375
|
|||
Viện
trợ
|
24
|
|||
Đầu
tư trực tiếp nước ngoài (ròng)
|
120
|
|||
Vay
trung và dài hạn
|
181
|
|||
Vay
|
796
|
|||
Trả nợ gốc
|
-615
|
|||
Vay
ngắn hạn và sai số
|
51
|
|||
Cân đối cán cân thanh toán quốc tế
|
-48
|
|||
Thay đổi dự trữ quốc tế (tăng là âm)
|
48
|
|||
Sử
dụng tín dụng của IMF
|
56
|
|||
Mua
|
155
|
|||
Mua lại
|
-99
|
|||
Tài
sản ròng khác (tăng làm âm)
|
-8
|
|||
Lưu ý:
|
||||
Cán
cân thanh toán vãng lai trên GDP (%)
|
-4,4
|
|||
Dự
trữ quốc tế thô, triệu USD
|
559
|
|||
Theo số tháng nhập khẩu
|
1,9
|
|||
Tổng
nợ nước ngoài, triệu USD
|
||||
Tính trên GDP (%)
|
54,3
|
|||
Tỷ lệ dịch vụ nợ
(dịch vụ nợ / xuất khẩu hàng hoá và
dịch vụ
|
23,5
|
|||
Hệ
số trao đổi (thay đổi hàng năm, %)
|
-1,0
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét