CÁC CÂN ĐỐI VÀ QUAN HỆ VĨ MÔ CHỦ YẾU CỦA NỀN KTQD
C) Cân đối tiền tệ:
1)
Vai trò của cân đối tiền tệ:
Cân đối tiền tệ đóng vai trò đặc biệt
quan trọng trong các phân tích kinh tế vĩ mô vì hai lý do:
- Trong một nền kinh tế thị trường
hiện đại, gần như tất cả các hoạt động kinh tế, trao đổi, dù là hàng hoá hay tài
chính, đều được thanh toán bằng tiền. Hơn nữa, cân đối tiền tệ của các ngân
hàng phản ảnh kết quả hoạt động và thanh toán của và giữa các khu vực kinh tế,
xã hội.
-
Các số liệu thống kê tiền tệ nói chung được thu thập nhanh nhất và có độ tin
cậy cao nhất so với các số liệu thống kê khác; do đó chúng giúp ích rất nhiều
cho các nhà lãnh đạo đất nước đề xuất, lựa chọn các giải pháp điều hành kinh tế
tốt nhất.
Trong những chương trình điều chỉnh
kinh tế của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) giúp các nước, cân đối tiền tệ càng quan
trọng vì IMF sử dụng một số chỉ tiêu gộp tiền tệ làm tiêu chuẩn đánh giá kết
quả thực hiện chương trình.
Thực tế cho thấy mặc dù Quỹ Tiền tệ
quốc tế sử dụng nhiều công cụ và phương pháp tiếp cận khác nhau để đánh giá
tình hình kinh tế, xã hội mỗi nước tuỳ theo đặc thù của từng nước, song mối
liên hệ giữa tiến triển của các chỉ tiêu gộp tiền tệ và các chỉ tiêu gộp cán
cân thanh toán là yếu tố trung tâm của lý thuyết kinh tế của Quỹ Tiền tệ quốc
tế và là trung tâm của các chương trình điều chỉnh kinh tế. Trong các quan hệ
này, Quỹ Tiền tệ quốc tế đặc biệt chú trọng phân tích cân đối tiền tệ tổng hợp
của toàn hệ thống ngân hàng, với tên gọi là tình hình tiền tệ (monetary
situation) vì nó cho phép đánh giá ảnh hưởng của tiến triển tiền tệ và tín dụng
tới toàn nền kinh tế.
2)
Vai trò và cơ cấu của hệ thống tài chính
Chúng ta đều biết mọi tác nhân kinh tế
khi chi tiêu vượt quá ngân sách hiện có được hình thành từ thu nhập và bán các
tài sản đang có, thì trở thành tác nhân kinh tế thâm hụt. Và sự thâm hụt này
phải có nguồn bù đắp. Trong trường hợp ngược lại, đó là những tác nhân kinh tế
thặng dư, và họ có thể giúp các tác nhân thâm hụt tài chính cho thâm hụt.
Chính hệ thống tài chính bao gồm thị
trường tài chính, các thể chế tài chính và các cơ chế tài chính sẽ giúp các tác
nhân kinh tế đang thâm hụt tài chính cho thâm hụt của mình bằng thặng dư của
tác nhân kinh tế khác.
Nếu tác nhân thặng dự tài chính cho
tác nhân thâm hụt một cách trực tiếp, không thông qua các tác nhân trung gian,
thì các hoạt động giao dịch giữa hai bên được gọi là các giao dịch tài chính trực tiếp. Trong trường hợp
ngược lại, nếu việc tài chính được thực hiện thông qua một hoặc một số trung
gian đặc thù, thì quá trình cấp vốn đó được gọi là tài chính gián tiếp.
Nếu người trung gian động viên thặng
dư tài chính của những người đang thặng dư bằng các phát hành các cam kết của
mình có lợi cho người đang thặng dư, rồi dùng các nguồn tiền thu được để tài
chính cho các tác nhân đang thâm hụt thì được gọi là trung gian tài chính. Hệ thống ngân hàng là điển hình của trung
gian tài chính.
Để tài chính cho thâm hụt, bản thân
những tác nhân đang thâm hụt cũng có thể tự mình phát hành các giấy tờ có giá
để huy động vốn từ người đang thặng dư, như phát hành trái phiếu, cổ phiếu, tín
phiếu, tài sản thế chấp và nhiều hình thức cam kết khác. Họ cũng có thể bán các
tài sản tài chính đã tích luỹ trước đây hoặc thu hồi các khoản cho vay đã đến
hạn... để bù đắp thâm hụt.
Các tác nhân thặng dự có thể mua các
cam kết trực tiếp từ các tác nhân đang thâm hụt tác nhân đang thâm hụt hoặc có
thể mua qua các trung gian tài chính, ví dụ thông qua gửi tiền không kỳ hạn, có
kỳ hạn tại ngân hàng, hoặc mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm hưu trí...
Trong điều kiện cạnh tranh tự do, các
trung gian tài chính tồn tại và hoạt động nhờ ba lý do sau:
- Thứ nhất, các trung gian tài chính
có thể chuyển đổi đặc tính của các
tài sản tài chính trong nền kinh tế, nhất là chuyển đổi đặc tính thời hạn của
chúng. Ví dụ để đảm bảo huy động được nguồn đồng thời đảm bảo đáp ứng yêu cầu
của người cần vay, các trung gian tài chính sẽ phát hành các giấy tờ có giá,
các cam kết bảo đảm... đáp ứng đúng yêu cầu của người đang thặng dư, đồng thời
đưa ra các khoản vay với các điều kiện phù hợp với nhu cầu của người đang thâm
hụt.
- Thứ hai, nhờ tập trung trong tay một
khối lượng lớn các nguồn vốn, các trung gian tài chính có thể giảm bớt rủi ro nhờ đa dạng hoá các khoản đi
vay và các khoản cho vay; đây là điều một cá nhân thặng dư đơn lẻ rất khó
thực hiện được.
- Thứ ba, cũng nhờ tập trung trong tay
một khối lượng lớn các nguồn vốn, các trung gian tài chính có thể hoạt động
theo kiểu nền kinh tế quy mô trong việc thu thập các thông tin và theo dõi chặt
chẽ các tác nhân kinh tế đang thiếu hụt. Việc giảm bớt các chi phí thông tin về con nợ không chỉ cho phép các
trung gian tài chính giảm bớt rủi ro trong đầu tư mà còn cho phép bố trí cho
vay đúng những đối tượng sinh lợi nhất.
Trong
các nền kinh tế phát triển, hiện đã xuất hiện rất nhiều loại trung gian tài
chính do tính đa dạng của nhu cầu và sở thích của người cho vay và người đi
vay. Do vậy khu vực tài chính bao gồm hệ thống ngân hàng, các thể chế tài chính
phi ngân hàng (công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí, hội góp vốn sử dụng chung như
hụi...). Các trung gian tài chính phi hình thức đôi khi giữ vị trí chủ yếu
trong nền kinh tế đang phát triển.
Trong nội bộ khu vực trung gian tài
chính, còn phải phân chia tiếp thành hệ thống ngân hàng sử dụng phương tiện
thanh toán (tiền) làm công cụ chính, và các trung gian tài chính khác sử dụng
các cam kết thay cho thanh toán tiền, ví dụ như bảo hiểm nhân thọ.
Khả năng huy động vốn của các trung
gian tài chính khác phụ thuộc vào số lượng tiền trong lưu thông và nguyện vọng
của dân chúng muốn chuyển một phần tiền hiện tại của mình thành các tài sản tài
chính khác và khả năng thanh khoản của các loại tài sản tài chính khác này.
Ngược lại, khả năng huy động vốn của
hệ thống ngân hàng phụ thuộc vào tính đa dạng trong chính sách huy động vốn.
Các ngân hàng phát hành các cam kết của mình (tức là có điều kiện đối với tiền
gửi) bằng cách trao một chứng từ nhận nợ cho người vay hoặc một loại giấy tờ có
giá khác, nhưng không phải là tiền.
Do bản chất đặc biệt này của hệ thống
ngân hàng, người ta thấy cần tách riêng cân đối tổng hợp hoạt động tiền tệ của
hệ thống ngân hàng, tạo thành bảng riêng gọi là tình hình tiền tệ của hệ thống
ngân hàng. Bảng này cho phép các nhà kinh tế phân tích khối lượng tiền tệ và
các thành phần của nó trong khuôn khổ khớp nhau.
Trong hệ thống trung gian tài chính
chủ yếu gồm các ngân hàng, người ta lại chia tiếp thành hai bộ phận. Một là các
nhà lãnh đạo tiền tệ (thường là Ngân hàng Trung ương) và hai là các ngân hàng
tiền gửi, hay còn được gọi là ngân hàng tạo tiền hay ngân hàng thương mại (tên
gọi cuối này được sử dụng nhiều nhất nhưng lại kém chính xác).
Hai tổ chức này đều có trách nhiệm
phát tiền cho xã hội sử dụng, hoặc dưới dạng tiền mặt, hoặc dưới dạng séc hoặc
lệnh chi. Tuy nhiên, hoạt động của Ngân hàng Trung ương trong xã hội hiện đại
có những đặc trưng riêng biệt: Cung cấp phương tiện thanh toán để bù đắp thâm
hụt hoặc thu hồi thặng dư trong cân đối tiền tệ của hệ thống ngân hàng tiền
gửi; trong đó các cân đối liên ngân hàng này được hình thành từ chuyển quỹ lẫn
nhau giữa các ngân hàng tiền gửi khác nhau. Do vậy, khả năng của các ngân hàng
tiền gửi trong việc bảo đảm tính thanh khoản của tiền gửi tại chúng phụ thuộc
vào sự cam kết của Ngân hàng Trung ương đối với nhiệm vụ này (tính thanh khoản
được hiểu là khả năng chuyển đổi không điều kiện của một khoản tiền gửi tại ngân
hàng thành tiền mặt hoặc phương tiện thanh toán khác).
Sự cam kết này bao gồm tiền mặt do
Ngân hàng Trung ương hoặc Kho bạc phát ra và các khoản tiền gửi không kỳ hạn
của các trung gian tài chính (và đôi khi của cả dân chúng) tại Ngân hàng Trung
ương. Các cam kết của các nhà lãnh đạo
tiền tệ được gọi là cơ sở tiền tệ.
Bảng cân đối tổng thể tiền tệ của các
nhà lãnh đạo tiền tệ là công cụ quan trọng cho phép phân tích cơ sở tiền tệ và
các đối trọng của nó.
Nếu xem xét hệ thống các trung gian
gian tài chính không chỉ bao gồm các ngân hàng tiền gửi mà cả các trung gian
tài chính khác thì chúng ta có bảng cân đối tổng thể tài chính của của hệ
thống, được gọi là tình hình tài chính. Tuy
nhiên, do vị trí chủ đạo của các ngân hàng tiền gửi, trong bài này, chúng ta sẽ
chỉ tập trung xem xét hệ thống ngân hàng. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy
các cam kết tiền tệ của hệ thống ngân hàng có ảnh hưởng quyết định tới tính an
toàn của nền kinh tế, ổn định lạm phát và cân bằng cán cân thanh toán quốc tế.
Điều này diễn ra ngay cả trong trường hợp các nước kém phát triển, trong đó hệ
thống ngân hàng chưa phát triển hoặc thị trường tài chính phi hình thức đóng
vai trò quan trọng không thể xem nhẹ.
Mặt khác, như đã đề cập ở trên, các số
liệu, thông tin thuộc khu vực tiền tệ nói chung được thu thập rất nhanh và có
độ tin cậy rất cao, làm cho chúng trở thành những công cụ quan trọng trong phân
tích kinh tế và xây dựng chính sách. Trái lại, việc thu thập số liệu, thông tin
về tình hình tài chính không dễ dàng; do vậy, chỉ có một số rất ít nước nghiên
cứu xây dựng bảng tình hình tài chính.
Dưới đây là một minh hoạ đơn giản về
cấu trúc của hệ thống tài chính với 3 cấp gộp thường được sử dụng trong phân
tích kinh tế:
Sơ
đồ: Các thành phần gộp của hệ thống tài chính
|
Cấp gộp thứ 3:
Cấp gộp thứ 2:
Cấp
gộp thứ 3:
|
|
||||
|
|||||
3)
Các nguyên tắc thiết lập các bảng kế toán thống kê tiền tệ
Nguyên tắc xây dựng các bảng kế toán
tiền tệ có điểm giống và có điểm không giống với nguyên tắc xây dựng các bảng
cân đối kinh tế vĩ mô khác. Những nguyên tắc chính bao gồm:
- Các
số liệu theo tích luỹ (cộng dồn) hay chỉ phát sinh trong kỳ: Thống kê tiền
tệ dựa trên các bảng tài sản, bao gồm cả số liệu tích luỹ lẫn số liệu mới phát
sinh trong kỳ. Không những thế, nó còn ghi nhận những số liệu tiền tệ vào đúng
một thời điểm nào đó, ví dụ vào cuối ngày 31/10/2004 .
- Số
liệu được ghi nhận trên cơ sở số thanh toán hay số phải được thanh toán ?
Nguyên tắc cơ bản của thống kê tiền tệ là ghi chép theo số thanh toán (cơ sở
thu tiền), tức là các giao dịch phải được ghi nhận vào thời điểm việc thanh
toán diễn ra, chứ không phải vào lúc ký hợp đồng.
- Số
liệu phải được ghi chép bằng tiền quốc gia. Tất cả các khoản tiền gửi,
thanh toán... bằng ngoại tệ đều phải được quy đổi thành tiền quốc gia. Đối với
các chỉ tiêu gộp tiền tệ dạng tích luỹ, người ta sử dụng tỷ giá hiện hành và
lúc lập bảng để quy đổi ngoại tệ sang nội tệ.
- Cân
đối tổng thể, tức tất cả các hoạt động của hệ thống tiền tệ phải được đưa vào
thống kê đồng thời có sự khớp nhau của toàn hệ thống. Để đảm bảo điều này,
quá trình lập bảng tình hình tiền tệ bao gồm hai bước:
Tại bước 1, người ta tập hợp tất cả
các bảng cân đối tài sản của tất cả các ngân hàng thương mại vào một bảng chung
(tài khoản chung), trong đó các giao dịch lẫn nhau được loại trừ.
Tại bước 2, người ta xây dựng dựng
bảng cân đối tài sản của Ngân hàng Trung ương, sau đó tổng hợp với bảng cân đối
tài sản của tất cả các ngân hàng thương mại để tạo thành bảng chung của cả hệ
thống ngân hàng; bảng cuối cùng này là bảng
tình hình tiền tệ.
Như vậy, trong cân đối tiền tệ, thường
thấy xuất hiện 3 loại bảng cân đối: (i) Cân đối tiền tệ của khu vực lãnh đạo
tiền tệ (ngân hàng trung ương); (ii) Cân đối tiền tệ của khu vực ngân hàng
thương mại; (iii) Cân đối tiền tệ chung toàn nền kinh tế (tình hình tiền tệ)
4)
Các nhà lãnh đạo tiền tệ (Ngân hàng Trung ương):
a) Định nghĩa và vai trò của Lãnh đạo
tiền tệ
Khái niệm các nhà lãnh đạo tiền tệ
được dùng để chỉ những tổ chức phát hành tiền tệ, giữ dự trữ ngoại tệ quốc gia,
vay nước ngoài để thoả mãn nhu cầu cân bằng cán cân thanh toán quốc tế, đóng
vai trò ngân hàng của Nhà nước (ví dụ Kho bạc Nhà nước), theo dõi hoạt động của
hệ thống tiền tệ và đóng vai trò người cho vay cuối cùng của hệ thống ngân
hàng.
Trong phân lớn trường hợp, cơ quan
đóng vai trò lãnh đạo tiền tệ là Ngân hàng trung ương. Trong một số nước khác,
có thể Kho bạc đóng vai trò này vì tiền chủ yếu được in tại Kho bạc. Tại một số
nước, Kho bạc là người chủ yếu quản lý dự trữ ngoại tệ của đất nước...
Chức năng là người cho vay cuối cùng
là một chức năng rất quan trọng để đảm bảo cung cấp đủ tiền tệ, tín dụng cho
các giao dịch trong nền kinh tế trong bối cảnh bình thường và khi có nhu cầu
đột biến. Đây cũng là công cụ của chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, điều này không
có nghĩa là Ngân hàng Trung ương phải chịu trách nhiệm thanh toán thay cho các
ngân hàng thương mại không còn khả năng thanh toán hay đền bù thiệt hại cho
khách hàng của các ngân hàng thương mại...
Phân tích cân đối tiền tệ của các nhà
lãnh đạo tiền tệ (hay Ngân hàng Trung ương) có vị trí quan trọng nhất, vị trí
trung tâm trong phân tích tiền tệ vì qua đó có thể tính toán và xây dựng một cơ
sở tiền tệ để đảm bảo cung cấp đủ lượng tiền cần thiết trong nền kinh tế.
Cơ
sở tiền tệ gồm tiền mặt cộng với tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng trung
ương. Cơ sở tiền tệ còn được gọi là tiền trung ương.
Công cụ chính để các nhà lãnh đạo tiền
tệ sử dụng để kiểm soát, điều tiết khối lượng tiền tệ là kiểm soát khối lượng
cơ sở tiền tệ.
Việc điều chỉnh cơ sở tiền tệ diễn ra
như sau: Khi Ngân hàng Trung ương thấy cần bổ sung tiền vào nền kinh tế thì nó
sẽ bán tiền ra, đồng thời thu hồi các tài sản tài chính về; ngược lại, nếu Ngân
hàng Trung ương thấy cần giảm bớt lượng tiền trong lưu thông thì nó sẽ bán các
tài sản tài chính ra, đồng thời thu hồi tiền mặt đang lưu thông về.
Do chức năng này, việc phân tích bảng
tài sản của Ngân hàng Trung ương có ý nghĩa rất quan trọng để hiểu quá trình
phát hành tiền tệ.
b) Bảng cân đối tài sản của các nhà
lãnh đạo tiền tệ
Cân đối tiền tệ của các nhà lãnh đạo
tiền tệ gồm các yếu tố trong bảng dưới đây:
Bảng
17: Cân đối phân tích tài sản của Lãnh đạo tiền tệ
Tài
sản có
|
Tài
sản nợ
|
Tài sản ngoại tệ ròng (AEN)
|
Cơ sở tiền tệ (BM)
|
Tài sản ngoại tệ
|
Tiền giấy và tiền xu
|
trừ nợ ngoại tệ
|
Trong các ngân hàng (EB)
|
Tín dụng nội địa (CIR)
|
Ngoài hệ thống ngân hàng (MF)
|
Tín dụng ròng cho Chính phủ (CNE)
|
Tiền gửi của các ngân hàng thương mại
|
Tín dụng cho các NHTM (CBCM)
|
Tiền gửi của các tác nhân kinh tế phi tiền
tệ
|
Tín dụng cho các khu vực kinh tế và các
trung gian tài chính khác (CSP)
|
Các khoản cam kết khác (APN):
|
Qũy riêng và các cam kết khác
|
|
trừ bất động sản và các tài sản khác
|
Dưới đây là ví dụ minh hoạ một bảng
cân đối tiền tệ của Ngân hàng trung ương:
Bảng 18: Tài sản có và nợ của Ngân
hàng Trung ương (tỷ đồng, cuối kỳ)
Tên chỉ tiêu
|
1986
|
1987
|
...
|
2010
|
Tài sản ngoại tệ ròng
|
679
|
|||
Tín dụng ròng cho Chính phủ
|
95
|
|||
Tín dụng cho các NHTM
|
1037
|
|||
Tín dụng cho các khu vực kinh tế và các
trung gian tài chính khác
|
89
|
|||
Tổng
tài sản có
|
1900
|
|||
Tổng các cam kết
|
1900
|
|||
Cơ
sở tiền tệ
|
1264
|
|||
Tiền
lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng
|
1104
|
|||
Tiền
đang nằm trong hệ thống ngân hàng
|
42
|
|||
Tiền
gửi của các ngân hàng thương mại
|
89
|
|||
Tiền
gửi của các tác nhân kinh tế phi tiền tệ
|
29
|
|||
Cam
kết với bên ngoài
|
243
|
|||
Tiền
và tài sản của Nhà nước
|
164
|
|||
Quỹ
đối trọng
|
70
|
|||
Cấp
cho Quỹ Tiền tệ quốc tế để có DTS*
|
43
|
|||
Tài
khoản vốn
|
49
|
|||
Các
tài khoản khác (ròng)
|
68
|
* DTS là quyền rút vốn đặc biệt của các
nước thành viên Quỹ Tiền tệ quốc tế.
Nguyên tắc xác định của chỉ tiêu chính
trong bảng trên như sau:
(1) Tài sản ngoại tệ ròng (AEN)
Tài sản ngoại tệ ròng là giá trị bằng
tiền quốc gia của các khoản dự trữ quốc tế chính thức ròng, trong đó:
- Phần tài sản có gồm vàng, ngoại tệ,
các khoản tiền gửi tại các tổ chức tài chính quốc tế và các khoản khác;
- Phần tài sản nợ gồm nợ ngắn hạn của
Ngân hàng Trung ương đối với người không thường trú (nước ngoài) và một số nợ
trung và dài hạn như vay tín dụng của các tổ chức tài chính quốc tế. Nợ đối với
người không thường trú gồm tiền gửi của các ngân hàng trung ương nước ngoài,
các khoản vay swap và các khoản nợ khác.
Tài sản ngoại tệ ròng đôi khi cũng bao
gồm các tài sản và cam kết với bên ngoài khác của các nhà lãnh đạo tiền tệ
nhưng lại không tính vào dự trữ chính thức. Trong một số nước, nó bao gồm tài
sản có ngoại tệ do các nhà lãnh đạo tiền tệ giữ nhưng lại không được tự do sử
dụng để cân đối cán cân thanh toán quốc tế, do đó không được thống kê vào dự
trữ quốc tế chính thức ròng. Ví dụ như tài sản bằng ngoại tệ không chuyển đổi
hoặc các khoản giải ngân theo các hiệp định song phương. Vì lý do này, khái
niệm dự trữ quốc tế chính thức ròng hẹp hơn khái niệm tài sản ngoại tệ ròng.
Công thức để xác định dự trữ ngoại tệ
ròng như sau:
Gọi AEN là giá trị bằng tiền quốc gia
của dự trữ ngoại tệ ròng, khi đó:
Dự
trữ ngoại tệ ròng = có ngoại tệ – nợ ngoại tệ
Có
ngoại tệ = vàng + ngoại tệ trong ngân hàng TW+ dự trữ tại IMF + ngoại tệ rút
được tại IMF theo quyền rút đặc biệt, tương ứng với phần đóng góp vào tổng vốn
của IMF.
Nợ
ngoại tệ = cam kết ngắn hạn của Ngân hàng TW đối với những cư dân không thường
trú + nợ và lãi phải trả.
(2) Cho Nhà nước vay ròng (cho vay
mới trừ phần mới trả - CNE):
Trong nghiên cứu kinh tế, người ta
thường quan tâm đến hai vấn đề:
- Khi hệ thống ngân hàng cho Nhà nước
vay thì ảnh hưởng tài chính toàn cục sẽ thế nào ? Kinh nghiệm cho thấy Nhà nước
thường dùng địa vị đặc biệt của mình để vay tiền ngân hàng nhằm mục đích phục
vụ bù đắp thâm hụt ngân sách. Khi đó thường kéo theo lạm phát.
- Khu vực tư nhân là một số đông, gồm
một bộ phận dư thừa tài chính và một bộ phận thiếu. Ngược lại Nhà nước là một
bộ phận duy nhất nên chỉ có thể ở trong tình trạng hoặc thặng dự, hoặc thâm
hụt; do đó có thể phân tích ảnh hưởng của Nhà nước một cách độc lập. Ngoài ra,
khi Ngân hàng thu hút được lượng tiền từ người dư thừa thì tiếp đó nên ưu tiên
phục vụ Nhà nước hay nên ưu tiên cho vay khu vực tư nhân (thông qua các ngân
hàng thương mại) ?
Để đánh giá hiệu quả tổng hợp của tín
dụng dành cho Nhà nước đối với toàn nền kinh tế, người ta quan tâm tới chỉ tiêu
Tín dụng cho Nhà nước vay ròng. Chỉ tiêu này bao gồm các khoản trực tiếp cho nhà
nước vay và các khoản tiền Ngân hàng Trung ương mua trái phiếu và các loại giấy
tờ có giá khác do Chính phủ phát hành.
(3) Cho các ngân hàng thương mai
vay (ngân hàng tạo ra tiền - CBCM):
Đây là toàn bộ tín dụng Ngân hàng TW
cấp trực tiếp cho các ngân hàng thương mại và các khoản tiền khác thông qua
hình thức tái cấp vốn hoặc tái chiết khấu của các ngân hàng thương mại tại Ngân
hàng Trung ương...
Hoạt động tái chiết khấu là khoản cho
vay của Ngân hàng Trung ương đối với các ngân hàng thương mại; đổi lại, các
ngân hàng thương mại phải chuyển quyền sở hữu các tài sản tài chính đang nắm
cho Ngân hàng Trung ương. Số tiền cho vay này sẽ nằm trong bảng cân đối tài sản
của các ngân hàng thương mại, trong ô tài sản có, đồng thời nó cũng nằm trong ô
tài sản nợ như là một cam kết với Ngân hàng Trung ương.
(4) Cho các khu vực kinh tế khác
vay (CSP):
Trong nền kinh tế thị trường, đây thực
chất là cho khu vực tư nhân thường trú vay, gồm tất cả các khoản Ngân hàng
Trung ương cho các trung gian tài chính không phải là các ngân hàng thương mại
vay, tức là cho những tác nhân kinh tế ngoài Nhà nước và khu vực ngân hàng vay.
Trong trường hợp Việt Nam, việc Ngân hàng Trung ương cấp vốn trực tiếp cho các
doanh nghiệp nhà nước chính là ví dụ về loại cho vay này.
(5)) Cơ sở tiền tệ (BM):
Cơ
sở tiền tệ là cam kết chính của các nhà lãnh đạo tiền tệ và là công cụ chính
của chính sách tiền tệ. Những thành phần chính của cơ sở tiền tệ là:
+
Tiền mặt nằm trong hệ thống ngân hàng (EB)
+
Tiền mặt nằm ngoài hệ thống ngân hàng (MF)
+
Tiền gửi của các tổ chức ngân hàng và phi ngân hàng tại Ngân hàng Trung ương.
Cơ sở tiền tệ không bao gồm tiền gửi
của Nhà nước và người không thường trú tại các nhà lãnh đạo tiền tệ. Tuy nhiên,
nó lại bao gồm tiền gửi tại Ngân hàng Trung ương của khu vực phi ngân hàng
trong nước (của các cá nhân hay doanh nghiệp, ví dụ như các trung gian tài
chính không phải ngân hàng thương mại), mặc dù tiền gửi của khu vực này không
đáng kể.
(6) Các mục tiền tệ ròng khác (APN)
Các mục tiền tệ ròng khác gồm các tài
sản vốn (kể cả dự trữ ngoại tệ), trụ sở và các toà nhà khác của các ngân hàng,
giá trị điều chỉnh lại giá trị tài sản bằng tiền nước ngoài khi tỷ giá thay
đổi, và tất cả các khoản chưa được phân loại khác...
Các mục tiền tệ ròng khác thường được
tính bằng cách trừ hai vế của phương trình cân đối, tức là tính bằng sai số cân
đối. Nó thường được ghi trong phần tài sản nợ (xem bảng 17). Tuy nhiên, vẫn có
một số nước đặt nó bên phần tài sản có.
g) Cân đối tiền tệ của các nhà lãnh
đạo tiền tệ:
Theo nguyên tắc của hệ thống kế toán
đối với các bảng phân tích, tổng các tài sản có phải bằng tổng các tài sản nợ.
Do vậy, chúng ta có phương trình quan hệ kế toán sau:
BM
= AEN + CNE + CBCM + CSP - APN
Phương trình này cho thấy trong cơ sở
tiền tệ có 5 yếu tố; do vậy Ngân hàng Trung ương tác động vào 5 yếu tố này để
tạo ra những thay đổi cần thiết của cơ sở tiền tệ, từ đó ảnh hưởng tới tổng
cung tiền tệ và đạt được các mục tiêu của chính sách tiền tệ. Ngược lại, bất kỳ
một thay đổi nào của cơ sở tiền tệ cũng kéo theo sự thay đổi của 1 hoặc một số
yếu tố trong 5 yếu tố trên, đặc biệt là thay đổi của phía tài sản có trong bảng
cân đối tổng thể của Ngân hàng Trung ương.
Ví
dụ khi cán cân thanh toán quốc tế thặng dư, dự trữ quốc tế của Ngân hàng Trung
ương tăng lên. Khi đó, nếu không giảm được tín dụng nội địa hoặc các thành phần
khác bên phần tài sản có thì cơ sở tiền tệ hoặc tài sản nợ của mục tiền tệ ròng
khác (APN) sẽ tăng lên, kéo theo tổng lượng tiền trong lưu thông tăng lên, gây
ra nguy cơ lạm phát tiền tệ.
Tương tự, nếu Ngân hàng Trung ương
tăng tài sản có nội địa của mình bằng cách mua các trái phiếu chính phủ hoặc
cho các ngân hàng thương mại vay tiền mà không giảm tài sản ngoại tệ ròng (AEN)
hoặc không tăng mục tiền tệ ròng khác (APN) thì cơ sở tiền tệ cũng tăng lên.
Ngoài cân đối theo luỹ kế (cộng dồn),
còn có loại cân đối theo từng kỳ. Khi
đó:
DBM = DAEN + DCNE + DCBCM + DCSP - DAPN
chia cả hai vế cho BM(t-1), ta có:
Thêm các thành phần tỷ trọng, ta có:
Theo công thức trên, tỷ lệ tăng trưởng
cơ sơ tiền tệ bằng trung bình trọng số của tỷ lệ tăng trưởng các yếu tố thành
phần.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét