Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013

(12) THỬ NGHIỆM XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG QUÝ

Bài viết của tôi năm 2001:
MÔ HÌNH KINH T LƯỢNG QUÝ
MỤC 2: XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG THỰC NGHIỆM (tiếp theo)
II. MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM ĐƯỢC CHỌN ĐỂ SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO NGẮN HẠN
          Trước khi sử dụng mô hình trong phân tích kinh tế, mô phỏng chính sách và dự báo phát triển, cần phải kiểm chứng lại mô hình xem có phù hợp với thực tế không, tức là có sự khớp nhau giữa các kết quả tính toán từ mô hình và các số liệu thực tế kinh tế. Thực tế, các phương trình ước lượng nêu trên đều tốt nhưng từng phương trình tốt không có nghĩa là mô hình tổng thể tốt. Để kiểm chứng mô hình, cần thực hiện các mô phỏng so sánh các sai số giữa mô hình và thực tế. Phương pháp thông dụng là kỹ thuật mô phỏng ex-post (động hoặc tĩnh), với thuật toán Gauss – Seidel đã được cài đặt sẵn trên phần mềm EVIEWS.
          1) Mô phỏng ex-post để kiểm tra chất lượng mô hình


          Các phương trình ước lượng nêu trên được tập hợp lại cùng với các phương trình định nghĩa (phương trình kế toán) để hợp thành một hệ mô hình. Thực hiện mô phỏng động cho khoảng thời gian từ quý I/1995 đến quý I/2001 sẽ cho giá trị các biến nội sinh tính qua mô hình, gọi là X(i,s) trong đó i là ký hiệu quan sát đến thời điểm i, s là ký hiệu thể hiện giá trị mô phỏng. Khi đó sẽ xác định được sai số của mô hình theo tiêu chuẩn căn bậc hai của trung bình tổng bình phương các sai số mô phỏng (RMS) như sau:



trong đó X(i,r) là giá trị quan sát (thực tế) thời điểm i của biến nội sinh cần tính sai số; N là tổng số quan sát, ví dụ từ quý I/1995 đến quý I/2001 có 25 quan sát thì N = 25. Trong bảng số liệu kết quả mô phỏng kèm theo, giá trị mô phỏng được bổ sung thêm ký hiệu F vào đuôi; ví dự CREDO là giá trị thực tế, CREDOF là giá trị mô phỏng.
          Kết quả tính toán sai số được thể hiện trong bảng 9 dưới đây:
          Bảng 9 : Sai số mô phỏng RMS (%)
Số TT
Tên biến
Sai số %
Số TT
Tên biến
Sai số %
1
CREDO
1,09
18
REVGO
4,80
2
CREPU
1,09
19
EXPPM
5,05
3
CREPRI
1,09
20
DEFBU
2,42
4
INTEOUT
2,08
21
EXPGO
4,36
5
IG
8,90
22
INVGO
5,10
6
IP
12,7
23
EXROW
0,00
7
INVES
6,30
24
INFLA
19,03
8
FDICU
6,31
25
PRICE
0,23
9
GDPCU
5,13
26
DEFGDP
1,64
10
GDP
1,97
27
M2
1,19
11
GGDP
42,85
28
QE
0,00
12
GDPCN
1,48
29
EXUS
1,14
13
GDPNN
2,11
30
IMUS
2,42
14
GDPDV
2,50
31
EXPOR
1,14
15
ACFUND
6,25
32
IMPOR
2,42
16
CONSO
1,71
33
TRADE
48,73
17
CONPRI
1,89
34
TRAGDP
49,18
          Kết quả tính toán được trình bày trong bảng trên cho thấy sai số của mô hình khá thấp. Cụ thể là:
          - Tiêu chuẩn sai số trong các mô hình kinh tế lượng của các nước công nghiệp phát triển quy định mô hình sẽ được chấp nhận nếu sai số của các biến tính theo giá trị (giá cố định hoặc giá hiện hành) không quá 5%, và sai số của các biến chênh lệch (ví dụ biến cán cân thương mai = xuất - nhập), các biến tỷ lệ tăng trưởng (GDP hoặc lạm phát), các biến tỷ lệ phần trăm (tỷ lệ thâm hụt cán cân thương mại trên GDP)... không quá 25-30%. Đối với các nước đang phát triển, do độ bất định cao hơn và chất lượng thống kê không được tốt, tiêu chuẩn trên được nới rộng tương ứng thành 10-15% và 50-60%.
          Đối chiếu với tiêu chuẩn trên, có thể thấy sai số của mô hình VQEM nhìn chung đều chấp nhận được. Phần lớn các biến tính theo giá trị đều có sai số khoảng 1-5%; đặc biệt các biến thực quan trọng như tăng trưởng GDP, tỉêu dùng, xuất nhập khẩu có sai số rất thấp (dưới 2%). Cá biệt có một số biến có sai số cao hơn là đầu tư của chính phủ sai số 8,9%, đầu tư của tư nhân 12,7%, GDP nông nghiệp 7,3%, nhưng những sai số này đều chấp nhận được theo tiêu chuẩn áp dụng đối với mô hình tại các nước đang phát triển. Sai số của các biến chênh lệch cũng nằm trong giới hạn cho phép: tỷ lệ tăng trưởng GDP 42,8%, tỷ lệ lạm phát 19%, cân đối xuất nhập khẩu và tỷ lệ thâm hụt ngoại thương khoảng 49%.
          - So sánh với các mô hình kinh tế lượng khác đã được xây dựng cho nền kinh tế Việt nam, có thể thấy sai số của mô hình này cũng tương đương; ví dụ sai số của mô hình do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương phối hợp với Viện Kinh tế Quốc tế của Cộng hoà Liên bang Đức như sau:
          Bảng 10: Sai số trong mô hình của Viện Nghiên cứu QLKTTW (%)[1]
Số TT
Tên biến
Phiên bản 4/2000
Phiên bản 10/2000
1
GDP (giá so sánh)
1,1
0,9
2
GDP (giá hiện hành)
1,6
2,4
3
Chỉ số giá tiêu dùng
2,7
2,2
4
Tiêu dùng tư nhân
3,6
3,4
5
Đầu tư (giá so sánh)
3,1
3,5
6
Xuất khẩu (giá so sánh)
3,6
3,1
7
Nhập khẩu (giá so sánh)
4,8
5,3
          Tuy nhiên điều đáng nói là các mô hình khác ở Việt nam, kể cả mô hình của Viện Nghiên cứu QLKTTW, đến nay đều là mô hình năm với chuỗi thời gian rất ngắn nên sai số sẽ rất thấp so với các mô hình quý được xây dựng với số quan sát nhiều hơn. Mô hình năm của Viện Nghiên cứu QLKTTW nêu trên được xây dựng với chuỗi số 9 năm (1990-1998) có cập nhật thêm một số số liệu ước tính cho năm 1999; trong khi mô hình quý VQEM ở đây được xây dựng với chuỗi số quý dài nhất là từ năm 1992 đến quý I/2001 (37 quan sát), và ngắn nhất là từ quý I năm 1997 đến quý I/2001 (17 quan sát).
          - Phân tích những diễn biến trong nền kinh tế Việt nam giai đoạn mười năm qua chúng ta thấy nổi lên một số đặc điểm sau:
+ Đây là giai đoạn chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường định hướng XHCN với nhiều thay đổi kinh tế lớn và nhanh. Vì vậy, các quan hệ kinh tế không ổn định để có thể mô hình hoá chính xác.
+ Hệ thống số liệu thống kê của Việt nam còn tương đối thô sơ, độ chính xác thấp, nhiều chỉ tiêu của kinh tế thị trường mới bắt đầu được nghiên cứu đưa vào tính toán thử nghiệm từ năm 1989 theo nhiều phương pháp và tiếp cận khác nhau nên chất lượng kém. Hàng năm, Tổng cục Thống kê thường phải tính lại và điều chỉnh lại các số đã công bố.
+ Đặc biệt phần lớn số liệu quý thu thập được là số ước tính của các cơ quan, tổ chức kinh tế khác nhau, tương đối độc lập với nhau; chỉ có một số ít là số chính thức. Đến nay (năm 2001), lần đầu tiên Tổng cục Thống kê mới công bố thử các số liệu về GDP theo quý.
+ Để cải tiến mô hình, biện pháp cơ bản nhất là bổ sung thêm các biến mới. Nhưng như đã nói ở trên, nhiệm vụ này rất phức tạp trong khi nguồn thông tin quý rất hạn chế và thực sự không cần thiết vì chất lượng thông tin còn rất kém.
Do những nguyên nhân kể trên, chúng tôi cho rằng có thể chấp nhận mô hình quý xây dựng ở trên để đưa vào thực hiện các phân tích, dự báo.
          2) Mô hình thực nghiệm được chọn để phân tích, dự báo
          2.1) Mô hình thực nghiệm
LOG(CREDO)=0.06877047447*LOG(GDPCU)+0.9365635639*LOG(CREDO(-1))+0.09186504081*D973+resid01
CREPU=(CREDO-CREPRI)
CREPRI=PRIRATE*CREDO/100
INTEOUT = 0.5620847422*INTEIN3 + 0.4504267642*INTEOUT(-1) + 0.2734547467+0.2036450565*D933 - 0.1793219462*D973 - 0.2229140342*D923
LOG(IG) = 0.8861684676*LOG(INVGO) + 0.1759336036*DQUY2 + 0.5277290357*DQUY3 - 0.3355933432*INTEOUT(-1) + 0.200715208*LOG(CREPU(-1)) - 0.2819137123*D941 - 0.285659658*D003
LOG(IP) = 0.2608931354*LOG(CREPRI(-1)) + 6.100199664 - 0.7692331084*INTEOUT + 0.04656892906*GGDP + 0.1529756523*DQUY1 + 0.1522944473*DQUY2 + 0.1345107071*DQUY3
INVES=(IG+IP+FDICU)
FDICU=(FDIREA/1000*EXRAT)
GDPCU=(CONSO+ACFUND+EXPOR-IMPOR+SAISO)
GDP=(GDPCU*100/DEFGDP)
GGDP=((GDP/GDP(-4)-1)*100)
LOG(GDPCN) = -5.81244277 + 1.423499292*LOG(GDP) + 0.04482609431*DQUY1 + 0.1171176517*DQUY3 + 0.1792952531*D991 +0.1749255956*D001
LOG(GDPDV) = 0.9249960768*LOG(GDP) - 0.1075794565*DQUY2
GDPNN = GDP - GDPCN - GDPDV
LOG(ACFUND) = 0.6852703919*LOG(INVES) + 2.860192299 + 0.01245723763*T + 0.2423425512*DQUY4 - 0.1086507115*DQUY3
CONSO=(CONGO+CONPRI)
LOG(CONPRI) = 0.3421460142*LOG(GDPCU(-1)-REVGO(-1)) + 0.5165389013*LOG(CONPRI(-1)) + 1.523760299 + 0.04639656299*DQUY4
LOG(REVGO) = 0.6811046208*LOG(GDPCU(-2)) + 2.025252193 + 0.06903056265*DQUY4 + 0.2659379238*D964 - 0.1748322767*D953 + 0.3072969301*D954 - 0.1642686477*D982 - 0.2638593079*D991
LOG(EXPPM) = -0.2763014089 + 0.9998365698*LOG(REVGO) + 0.04374307251*DQUY3
DEFBU=(DEFRA*GDPCU/100)
EXPGO=(REVGO+DEFBU)
INVGO=(EXPGO-EXPPM-PAYIN)
EXROW=(EXRAT-EXRAT(-1))/EXRAT(-1)*100
INFLA = -5.41416189 + 0.120301832*GGDP(-1)+0.311184902*EXROW(-2) + 0.470155616*DEFRA + 0.08562144639*GM2(-3) + 3.135388919*INTEIN3 + 2.482725445*DQUY1 + 1.510953529*D981 - 3.046894754*D954 + 2.082010759*D001
PRICE=(PRICE(-1)*(100+INFLA)/100)
LOG(DEFGDP) = 0.9046823139*LOG(PRICE) + 0.4316223822*LOG(EXRAT*IMPRI/100) - 3.5715148 + 0.1468430509*D003 - 0.1477125546*D984 + 0.100438839*D993 - 0.1006895303*D982
LOG(M2) = 0.3313262623 + 0.9772929433*LOG(M2(-1))
GM2=(M2-M2(-1))*100/M2(-1)
QE=((GDPANH*XUATANH+GDPDAI*XUATDAI+GDPDUC*XUATDUC+GDPFR*XUATFR+GDPHAL*XUATHAL+GDPHK*XUATHK+GDPITA*XUATITA+GDPKOR*XUATKOR+GDPMAL*XUATMAL+GDPMY*XUATMY+GDPNHAT*XUATNHAT+GDPPHI*XUATPHI+GDPSIN*XUATSIN+GDPTHA*XUATTHA+GDPTQ*XUATTQ+GDPUC*XUATUC)/(XUATANH+XUATDAI+XUATDUC+XUATFR+XUATHAL+XUATHK+XUATITA+XUATKOR+XUATMAL+XUATMY+XUATNHAT+XUATPHI+XUATSIN+XUATTHA+XUATTQ+XUATUC))
EXUS = 356.148666*(EXRAT*EXPRI/PRICE/1000) + 29.62310318*QE + 54.0023965*QE(-1) - 10648.11689 - 333.7131708*DQUY1 - 372.2901071*D983
EXPOR=(EXUS*EXRAT/1000)
LOG(IMUS) = 0.4244453695*LOG(GDP) - 1.121813628*LOG(EXRAT*IMPRI/PRICE/100) + 0.4310721765*LOG(GDP(-1)) + 0.4989613895*LOG(EXUS(-1)) - 0.1221784482*DQUY1 - 0.2835361117*D991
IMPOR=(IMUS*EXRAT/1000)
TRADE=-(EXUS-IMUS)
TRAGDP=(EXPOR-IMPOR)/GDP*100
          2.2) Danh sách các biến trong mô hình thực nghiệm
          a) Các biến nội sinh
          Để tiện theo dõi, các tên biến dưới đây được sắp xếp theo thứ tự của các phương trình trong mô hình, không theo thứ tự A, B, C. Đơn vị tính của các chỉ tiêu giá trị là tỷ đồng trừ những trường hợp ngoại lệ sẽ được nêu trực tiếp trong cụm từ giải thích tên biến.

CREDO       : Tổng vốn tín dụng nội địa, giá hiện hành
CREPU       : Tín dụng cho khu vực công cộng (kể cả DNNN và Chính phủ),
giá hiện hành
CREPRI      : Tín dụng cho khu vực tư nhân, giá hiện hành
INTEOUT   : Lãi suất cho vay ngắn hạn (3 tháng, %/quý)
IG                : Đầu tư của khu vực Nhà nước, giá hiện hành
IP                : Đầu tư của khu vực tư nhân, giá hiện hành
FDICU        : Đầu tư trực tiếp nước ngoài (vốn nước ngoài), giá hiện hành
INVES        : Đầu tư của toàn nền kinh tế, giá hiện hành
GDPCU       : Tổng sản phẩm trong nước, giá hiện hành
GDP            : Tổng sản phẩm trong nước, giá cố định
GDPCN       : Tổng giá trị gia tăng ngành công nghiệp, giá cố định
GDPNN      : Tổng giá trị gia tăng ngành nông nghiệp, giá cố định
GDPDV      : Tổng giá trị gia tăng ngành dịch vụ, giá cố định
GGDP         : Tỷ lệ tăng trưởng GDP quý so với cùng kỳ năm trước (%)
ACFUND    : Quỹ tích luỹ, giá hiện hành
CONSO       : Tiêu dùng toàn xã hội, giá hiện hành
CONPRI      : Tiêu dùng tư nhân, giá hiện hành
REVGO      : Tổng thu ngân sách Nhà nước, giá hiện hành
EXPGO       : Tổng chi ngân sách Nhà nước, giá hiện hành
EXPPM       : Chi ngân sách thường xuyên, giá hiện hành
INVGO       : Chi ngân sách cho đầu tư, giá hiện hành
DEFBU       : Thâm hụt ngân sách, giá hiện hành
EXROW      : Biến động quý của tỷ giá (%)
INFLA        : Tỷ lệ lạm phát hàng quý (%)
PRICE         : Chỉ số giá tiêu dùng (năm 1994=100%)
DEFGDP     : Chỉ số giá GDP (năm 1994=100%)
M2              : Tổng cung tiền tệ M2 (gồm cả ngoại tệ quy đổi)
GM2            : Tỷ lệ tăng trưởng tổng cung tiền tệ hàng quý (%)
QE               : Chỉ số tăng trưởng GDP của các nước bạn hàng chính
EXUS                   : Kim ngạch xuất khẩu, triệu USD
EXPOR       : Giá trị xuất khẩu, giá hiện hành
IMUS                    : Kim ngạch nhập khẩu, triệu USD
IMPOR        : Giá trị nhập khẩu, giá hiện hành
TRADE       : Chênh lệch xuất nhập khẩu, triệu USD
TRAGDP    : Tỷ lệ thâm hụt ngoại thương trên GDP (%).
          b) Các biến ngoại sinh
PRIRATE    : Tỷ lệ tín dụng ngân hàng dành cho khu vực tư nhân (%)
INTEIN3     : Lãi suất huy động nội tệ ngắn hạn (3 tháng, %/ quý)
FDIREA      : Vốn FDI thực hiện, triệu USD
EXRAT       : Tỷ giá đồng VN / USD
CONGO      : Tiêu dùng của Chính phủ
DEFRA       : Tỷ lệ thâm hụt ngân sách trên GDP
PAYIN        : Chi ngân sách để trả nợ và viện trợ
IMPRI         : Chỉ số giá nhập khẩu (năm 1994=100%)
EXPRI         : Chỉ số giá xuất khẩu (năm 1994=100%)
GDPANH trong phương trình QE: Chỉ số tăng trưởng GDP của nước Anh;
các ký hiệu sau từ GDP được dùng để chỉ tên của nước liên quan
XUATANH trong phương trình QE: Tỷ trọng xuất khẩu của nước ta sang
nước Anh; các ký hiệu sau từ XUAT được dùng để chỉ tên của
nước liên quan
DQUY1, DQUY2... : Biến giải thích đặc trưng quý I, II,... của các quan hệ
D954           : Ký hiệu biến sốc, số 95 ký hiệu cho năm 1995, số 4 ký hiệu cho
  quý IV, D954 ký hiệu biến sốc vào quý IV năm 1995.
          3) Sơ đồ lô gíc của mô hình thực nghiệm
          Sau bước ước lượng thực nghiệm các phương trình nêu trên, chúng ta đi đến sơ đồ lô gíc của mô hình thực nghiệm như sau:




















 

























[1] Đinh Hiền Minh, Sabine Stephan, Võ Trí Thành, Rudolf Zwiener, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (2000) "Forecasts and Policy Simulations for 2001 by a Macro-econometric Model of Vietnam, p.8.

6 nhận xét:

  1. Thực sự là rất muốn download về, nhưng các hình ảnh và biểu đồ không thể nhìn thấy được Bác ạ.

    Trả lờiXóa
  2. Tôi đã gửi fle này cho bạn qua email rồi đấy.

    Trả lờiXóa
  3. Chào bác,

    Em đọc bài của bác thấy rất hay nhưng không nhìn thấy được phần sơ đồ logic. Bác có thể gửi bài này qua email cho em được không ạ?

    Em cảm ơn bác!

    Trả lờiXóa
  4. Bạn Ha Van Vu xin bài nhưng không cho địa chỉ email thì làm sao gửi được ?

    Trả lờiXóa
  5. Em chào Bác,

    Em rất thích về bài viết này ạ nhưng đọc từng mục trên blog rất khó sâu chuỗi ạ, em lại ngoài đạo nữa nên thật khó để hiểu. Bác có thể cho em xin file mềm bài của bác được không ạ. Email của em là: hoangtufb@gmail.com
    Em cảm ơn Bác nhiều!
    Em chào Bác ạ

    Trả lờiXóa
  6. Gửi bạn Hoang Tu: Cám ơn bạn quan tâm, mình gửi cho bạn qua email rồi đấy.

    Trả lờiXóa