Thứ Ba, 27 tháng 7, 2021

THỦ TƯỚNG NÊN VÀO CUỘC

Cảm ơn báo Lao Động đã đăng bài về việc tăng giá thất đức này bất chấp có những thế lực đứng sau bảo vệ các doanh nghiệp thất đức. Đặc biệt bài báo này đã chỉ đích danh Công ty dược phẩm Sao thái dương tăng giá viên nang Kovir từ 180.000 đồng/hộp lên 1 triệu đồng. Tôi cũng đề nghị Thủ tướng điều tra xử lý việc Bộ Y tế ban hành công văn 5944/BYT-YHCT sai lầm dẫn tới phải thu hồi lại sau 1 ngày và là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới thị trường thuốc hỗn loạn. Trên mạng có dư luận thuốc y học cổ truyền có thể chữa được bệnh Covid, nhưng nếu để nhân dân dùng thuốc y học cổ truyền thì đại dịch sẽ giảm và như thế thuốc Tây y sẽ không bán được, còn mấy đại gia như Vingroup sản xuất vắc xin cũng chết vì dân dùng thuốc nam khỏi bệnh thì cần gì phải tiêm vắc xin nữa. Chưa kể nhiều quan chức và đại gia đang được chia lợi nhuận khủng từ các dịch vụ tiêm, xét nghiệm, khẩu trang, thiết bị y tế phục vụ cấp cứu, đó là một miếng bánh quá bự tự nhiên từ trên trời rơi xuống trong suốt 2 năm qua, nay bị công văn 5944/BYT-YHCT cắt phần thì chẳng có thằng nào muốn cả. Có người còn cho rằng khi Bộ Y tế công bố 12 sản phẩm đông y có khả năng phòng chống Covid thì chắc chắn đã tính toán kỹ và đã có nghiên cứu về chất lượng sản phẩm rồi, nhưng có thể vì vấp phải sự phản công khủng khiếp của nhóm lợi ích nên chưa đến 24 giờ đã hoảng sợ vội vàng rút lại văn bản. Tất cả những thông tin này cũng cần được điều tra làm rõ.
THỦ TƯỚNG NÊN VÀO CUỘC
Giá thuốc nhảy múa sau công văn của Bộ Y tế - "tăng giá thất đức"
FB Lương Ngọc Huỳnh - Đề nghị Thủ Tướng vào cuộc cho điều tra cục quản lý y dược cổ truyền và công ty Sao Thái Dương về việc biết trước thông tin và tự tăng giá sản phẩm từ 180 ngàn đồng lên 1 triệu đồng. Ngoài ra nếu phát hiện các công ty có 12 sản phẩm nằm trong nhóm được thông báo theo công văn 5944 của Bộ Y Tế mà tăng giá đột biến thì phải khởi tố để giữ gìn kỷ cương phép nước.
Có thể là hình ảnh về văn bản
Nhiều cửa hàng tại chợ thuốc Hapulico tuyên bố không 
bán các loại thuốc như viên nang Kovir, Xuyên tâm liên...
Bất kỳ là Tây y hay Đông y bất kỳ là nhà nước hay tư nhân, nếu lợi dụng lúc người dân khổ nhất, hoang mang nhất trong đại dịch để tăng giá sản phẩm từ tiêm, xét nghiệm, cấp giấy phép âm tính, khẩu trang, thiết bị y tế và dụng cụ hỗ trợ, sản phẩm thuốc men Tây y, Đông y và hàng tiêu dùng thiết yếu như lương thực thực phẩm, nhu yếu phẩm, xăng dầu, điện nước v.v… đều được coi là tội hại dân hại nước! Cần phải truy tố làm gương.

Tôi hy vọng Thủ Tướng từng phụ trách lực lượng tình báo, hậu cần, và bộ Công An thì thừa hiểu mánh khoé của những kẻ đục nước béo cò, do vậy càng cần phải làm quyết liệt nếu không thì người dân không còn tin vào thể chế này nữa!

Lãnh đạo nào nói, hứa mà không làm theo những lời hứa thì lãnh đạo đó là người lật lọng không xứng đáng là lãnh đạo của nhân dân!
---------------------

Giá thuốc nhảy múa sau công văn của Bộ Y tế - "tăng giá một cách thất đức"

LĐO | 26/07/2021 | Dù Bộ Y tế đã có văn bản thu hồi công văn số 5944/BYT-YDCT nhưng giá nhiều loại thuốc trong danh sách được cho là có thể "hỗ trợ điều trị COVID-19" đã tăng vọt. Một số hiệu thuốc bày tỏ sự bức xúc, cho rằng việc các công ty tăng giá đột ngột trước sự hoang mang của người dân là thất đức.

Nhiều loại thuốc bị "thổi giá" chóng mặt

Trước những đồn đoán về giá các loại thuốc từng được Bộ Y tế cho rằng, có thể "hỗ trợ điều trị COVID-19" đang tăng vọt, PV đã có buổi ghi nhận thực tế tại nhiều hiệu thuốc lớn trên địa bàn Hà Nội.

Các hiệu thuốc trên đường Vũ Trọng Phụng (Thanh Xuân - Hà Nội) cho biết, sau thông tin Bộ Y tế công bố, người dân đã đổ đi mua các loại thuốc này. Chỉ trong 1 ngày, đa số các hiệu thuốc đã không còn hàng để bán. Khi PV đề xuất nhờ hiệu thuốc nhập hộ, các đơn vị này cho biết, không biết khi nào mới có thuốc vì đã liên hệ với đơn vị bán thuốc nhưng chưa nhập được hàng.

Tại chợ thuốc Hapulico, một người thường xuyên nhập hàng nói rằng, hiện tại các đơn vị cung cấp tại chợ cũng không còn một số loại thuốc như viên nang Kovir hay Xuyên tâm liên. Người này "mách nước", nếu mua nhiều có thể liên hệ trực tiếp với công ty sản xuất.

Tại một hiệu thuốc trên đường Mễ Trì Thượng (Nam Từ Liêm, TP.Hà Nội), khi PV đặt vấn đề mua các loại thuốc trên, một dược sĩ đứng quầy bày tỏ sự bức xúc đối với các công ty sản xuất các loại thuốc này vì đã tăng giá quá cao khi người dân có dấu hiệu tìm mua dự trữ. Bên cạnh đó, dược sĩ này khuyên khách hàng không nên mua vì các loại thuốc cũng không có tác dụng như mọi người đồn thổi.

"Nếu mắc COVID-19 thì anh đi vào viện, ngồi nhà không tự điều trị được đâu? Ví dụ, viên nang Kovir giá từ 180.000 đồng/hộp, giờ đã lên 1 triệu đồng. Thấy quá nhiều người hỏi, và thông tin xôn xao mấy ngày nay, không tin giá bị thổi lên như vậy nên tôi đã liên hệ với công ty để hỏi giá. Phía công ty đã thông báo lại giá là 1 triệu đồng/hộp viên nang cứng. Tôi nói ngắn gọn cho anh hiểu, có thể công ty họ làm quảng cáo, thuốc không chữa được COVID-19. Họ tăng như vậy tôi thấy thất đức" - dược sĩ này nói.

Vừa nói, người này vừa mở tin nhắn trò chuyện với nhân viên kinh doanh của Công ty Cổ phần Sao Thái Dương để chứng minh những gì mình thông tin là đúng sự thật.

Không chỉ có các hiệu thuốc ở Hà Nội, giá những loại thuốc này tại các khu vực lân cận cũng bắt đầu có dấu hiệu tăng lên. Chị H.T.T - một dược sĩ đứng quầy tại 1 hiệu thuốc ở tỉnh Phú Thọ - cho biết, dù Bộ Y tế đã thu hồi văn bản nhưng nhiều người dân chưa nắm được thông tin, vẫn đổ đi mua thuốc.

"Giá các loại thuốc theo danh mục 12 thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu được sử dụng để phòng và hỗ trợ điều trị COVID-19 đang tăng khoảng 5 đến 10%" - chị H.T.T nói.

Giá thuốc tăng từ nguồn, nguy cơ tiềm ẩn với người mua

Chia sẻ với PV Lao Động, người đứng quầy 1 cửa hàng trên đường Mễ Trì Thượng (quận Nam Từ Liêm, TP.Hà Nội) cho hay, giá thuốc tăng cao là bởi các công ty nhân cơ hội người dân hoang mang, săn lùng mà đẩy giá. "Không chỉ có viên nang Kovir, các loại thuốc khác như Xuyên Tâm Liên giá cũng tăng cực kỳ cao, đã lên đến vài trăm nghìn một hộp. Giá thuốc tăng là do các công ty tăng giá. Chúng tôi nhập về được chiết khấu 5 đến 10%, lãi ở đó mà ra, không phải chúng tôi tự tăng giá".Giá thuốc tăng cao được cho là bởi các công ty tự điều chỉnh từ nguồn.

Bên cạnh đó, dược sĩ này cũng khuyên người dân không nên đặt quá nhiều niềm tin vào các sản phẩm thuốc bán trên mạng: "Từ hôm qua đến giờ, trên các hội nhóm, đâu đâu cũng thấy bán Xuyên Tâm Liên. Người dân không nên quá tin, vì để xin được một số đăng ký phải mất 3-6 tháng. Mà thông tin sản phẩm có thể hỗ trợ điều trị COVID-19 chỉ mới hai ba hôm đã thấy các công ty ra sản phẩm rồi.

Người dân không biết thì ào ào đi mua mà không biết thuốc đã được cấp phép chưa? Người dân mua có thể không phải thuốc thật, thuốc này thậm chí còn không được đăng ký là thực phẩm chức năng".

Đồng quan điểm, chị H.T.T cho rằng, giá thuốc tăng do các công ty tự ý điều chỉnh, không phải do các hiệu thuốc tăng. Theo chị H.T.T, người dân nên bình tĩnh vì Bộ Y tế cũng đã thu hồi văn bản trước đó từng công bố.

Chỉ trong vòng vài ngày ngắn ngủi, nhiều loại thuốc bị đẩy giá chóng mặt, thậm chí lên tới hơn 5 lần. Dù có tác dụng hỗ trợ điều trị COVID-19 hay không, thì việc tăng giá này cũng cần được Bộ Y tế, Quản lý thị trường và các cơ quan chức năng liên quan nhìn nhận, xử lý; tránh tình trạng trục lợi giữa đại dịch COVID-19.

https://laodong.vn/y-te/gia-thuoc-nhay-mua-sau-cong-van-cua-bo-y-te-tang-gia-mot-cach-that-duc-934793.ldo?fbclid=IwAR01VbeXiz3eU0ySYSMxLVfGtuTohCX_MzU4bVNYO1TELb_EP8yuul7NvN4

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét