Thứ Hai, 26 tháng 7, 2021

Sài Gòn đã bắt đầu phải giới nghiêm ban đêm (?)

Sài Gòn đã bắt đầu phải giới nghiêm ban đêm (?)
So với các nước xung quanh và với thế giới thì đại dịch ở VN đã là cái gì đâu (nếu số liệu các ca bệnh và tử vong của nhà nước công bố là đúng), mà VN phải hốt hoảng dùng nhiều biện pháp cực mạnh thế nhỉ. Tối nay Sài Gòn coi như bị giới nghiêm mặc dù chủ tịch UBND tp HCM nói "việc đó không đồng nghĩa là giới nghiêm". Giới nghiêm chưa bao giờ xảy ra từ gần nửa thế kỷ nay.
Có thể là hình ảnh về đang đứng và văn bản
Đáng lo ngại là nhà cầm quyền thả sức cấm nhưng không hề đưa ra các giải pháp đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống của người dân. Ngược lại, quan chức và nhân viên chính quyền chỉ chăm chăm phạt dân với những mức phạt khủng khiếp ngoài bất cứ sự tưởng tượng nào của những người có lý trí.
Không hiểu người ta định chống dịch hay có những ý đồ gì khác. Tổng bí thư vừa khẳng định "cả nước đang hân hoan, phấn khởi". 499 vị ĐBQH đang tụ tập ở thủ đô bàn về những vẫn đề trọng đại của đất nước lúc đầu còn không quan tâm đến đại dịch vì nó quá nhỏ bé so với tầm của các vị. Họ cũng thoải mái đi bên hay không cần giãn cách...

Vậy có cần phải phong tỏa Sài Gòn đến mức này không ? Ở nhà là yêu nước, là có trách nhiệm với xã hội, nhưng làm sao để người dân ở nhà mà vẫn sống được đây ?

Lưu ý các bạn lãnh đạo tp HCM đã ra lệnh lực lượng công an, quân sự và chính quyền địa phương phải tăng kiểm tra 24/24h tại khu dân cư, trên đường phố, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm, thậm chí tạm giữ hành chính trong trường hợp chống người thi hành công vụ. Người để dịch bệnh lây lan, gây hậu quả nghiêm trọng, cơ quan chức năng phải điều tra, khởi tố nếu cấu thành tội phạm. Do đó các bạn phải thận trọng kẻo có thể vừa mất nhiều tiền, vừa phải đi tù.

Báo chí trong nước nhất loạt đưa tin từ 26/7, người dân không ra đường sau 18h. Ông Nguyễn Thành Phong Chủ tịch TP.HCM nói "Tình hình phức tạp, khó lường có nguyên nhân từ không thực hiện nghiêm giãn cách từ một bộ phận người dân và kiểm soát của cơ quan chức năng".

Tại hội nghị Thành ủy TP.HCM mở rộng lần thứ 7 về quán triệt Chỉ thị 12 và triển khai chi tiết kế hoạch của TP.HCM về cao điểm phòng, chống dịch tối 25/7, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho biết: "Chúng ta đang ở thời khắc trọng đại. Qua 16 ngày thực hiện Chỉ thị 16 toàn thành phố, chúng ta đã làm được khá nhiều việc nhưng cũng còn khá nhiều việc chưa làm được. Mục tiêu đề ra hầu hết chưa đạt được, buộc chúng ta phải kéo thêm thời gian nữa, với tinh thần hạ quyết tâm cùng nhau thực hiện bằng được".

Bí thư Thành ủy TP.HCM nhấn mạnh cuộc họp này chỉ bàn một nội dung là làm thế nào kiểm soát tình hình dịch bệnh trên địa bàn và cho rằng "chỉ còn một con đường".

Nếu không thực hiện được thì tình hình dịch bệnh diễn biến không thể lường. TP đã chuẩn bị kịch bản cho tình huống xấu nhất dù không mong muốn.

Có thể là hình ảnh về Đại Định và văn bản

Báo cáo tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết TP.HCM có 55.570 ca nhiễm được Bộ Y tế công bố. Riêng 17 ngày giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, TP ghi nhận gần 47.000 ca nhiễm (trung bình mỗi ngày phát hiện 2.931 ca bệnh).

Các ca nhiễm hiện được ghi nhận phần lớn tại khu phong tỏa và khu cách ly. "Tình hình diễn biến phức tạp, khó lường có nguyên nhân từ không thực hiện nghiêm giãn cách từ một bộ phận người dân, và việc kiểm soát của cơ quan chức năng ngoài chặt trong lỏng", ông Phong nhận định.

Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết một số địa bàn vẫn còn xảy ra giao lưu, tiếp xúc và người đi trên đường vẫn nhiều. Việc này nguy hiểm, là nguyên nhân khiến dịch kéo dài, nếu không dừng lại tình hình thì dịch sẽ tồi tệ hơn, bắt buộc phải áp dụng biện pháp mạnh hơn, cao hơn, ảnh hưởng rất nhiều mặt đến đời sống xã hội.

Để không xảy ra kịch bản xấu nhất, ông Phong cho biết UBND TP đã ban hành Công văn 2468 về siết chặt Chỉ thị 16 với các biện pháp quyết liệt, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.

"Nếu một người dân còn ra đường thì dịch còn diễn biến phức tạp nên người dân phải đặt mệnh lệnh cho chính mình là người cách ly người, gia đình cách ly gia đình, nhà ly cách nhà. Bắt đầu từ ngày mai không nên ra đường sau 18h. Tất cả hoạt động trên địa bàn TP tạm dừng trừ hoạt động cấp cứu", Chủ tịch TP.HCM mong người dân chia sẻ cùng thành phố.

Có thể là hình ảnh về 2 người, mọi người đang đứng và ngoài trời

Làm rõ hơn về quy định không ra đường từ 18h mỗi ngày, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong lý giải bắt đầu từ 26/7, sau 18h mỗi ngày, người dân không nên ra đường, hoạt động trên địa bàn thành phố tạm dừng tới 6h sáng hôm sau để đảm bảo giãn cách xã hội, hạn chế việc đi lại của người dân.

"Việc đó không đồng nghĩa là giới nghiêm", ông nói và lưu ý người dân không nên hiểu nhầm quy định này.

Lực lượng công an, quân sự và chính quyền địa phương phải tăng kiểm tra 24/24h tại khu dân cư, trên đường phố, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm, thậm chí tạm giữ hành chính trong trường hợp chống người thi hành công vụ. Người để dịch bệnh lây lan, gây hậu quả nghiêm trọng, cơ quan chức năng phải điều tra, khởi tố nếu cấu thành tội phạm.

Thành phố khẳng định sẽ xử lý nghiêm lãnh đạo nếu có thái độ thờ ơ, chậm xử lý phản ánh của người dân, khiến dịch bệnh lây lan.

TP.HCM áp dụng Chỉ thị 16 từ 0h ngày 9/7 đến 1/8. Từ 24/7, thành phố siết chặt hơn nhiều quy định trong giai đoạn giãn cách. Trong đó, TP.HCM thu hẹp nhóm đối tượng được phép hoạt động trong thời gian giãn cách.

Với khu phong tỏa, TP.HCM yêu cầu thực hiện triệt để "người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình", tuyệt đối không được tiếp xúc trực tiếp với các hộ gia đình xung quanh. Người dân chỉ ra khỏi nhà khi có yêu cầu cấp cứu y tế. Chính quyền tổ chức mang nhu yếu phẩm thiết yếu đến từng nhà hoặc "đi chợ thay".

Tính từ 27/4 đến tối 25/7, TP.HCM ghi nhận 60.425 ca nhiễm, là tâm dịch lớn nhất cả nước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét