LS Trần Quốc Thuận: Vài điều muốn nói trước Đại hội đảng
Luật sư Trần Quốc Thuận bình luận về công tác nhân sự, cùng một số diễn biến thời sự tiền Đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam. Công tác điều động, bổ nhiệm nhân sự của đảng tiền Đại hội 13 còn có điểm chưa rõ ràng, công cuộc 'đốt lò' chống tham nhũng vẫn có khía cạnh chưa rốt ráo, vẫn còn dấu hiệu về tính địa phương trong nhân sự và tham mưu kỷ luật, trong khi cũng cần lưu ý với quốc tế và nhân dân về vấn đề tôn trọng dân chủ và nhân quyền. Đó là một số điểm mà một nguyên lãnh đạo Văn phòng Quốc hội Việt Nam bình luận với BBC tuần này về đảng Cộng sản Việt Nam. Các lãnh đạo Việt Nam họp Quốc hội ngày 20/5
Hôm 12/10/2020 từ Sài Gòn, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam, trước hết bình luận với BBC News Tiếng Việt về điều mà ông gọi là tính "rõ ràng, minh bạch"."Kỳ Đại hội lần này, có thể thấy việc điều bố nhân sự chủ chốt ở các tỉnh, thành phố rất là nhiều, chẳng hạn vừa qua là điều người là cán bộ Đoàn về dự kiến ứng cử làm Bí thư của tỉnh Đồng Tháp, rồi tỉnh này, tỉnh kia ở các nơi khác cũng có nhiều điều bố.
"Ví dụ Chủ tịch Hội Phụ nữ được điều bố về tỉnh Ninh Bình làm Bí thư tỉnh ủy, còn nhiều trường hợp khác đã công bố bổ nhậm hay giới thiệu tham gia đảng bộ ở các tỉnh, thành ngay trước đại hội. Đó là một chiều từ Trung ương xuống địa phương mà dư luận cũng đã thấy.
"Còn một chuyện khác cũng đáng chú ý, tức là theo chiều ngược lại, đó là ông Nguyễn Thanh Nghị, Bí thư tỉnh Kiên Giang, con trai của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, được điều trở lại trung ương. Về Bộ Xây dựng, cái này quyết định nhân sự của trung ương đảng cho biết đến đâu, thì người dân và địa phương biết đến đấy. Trước đây, ông Nghị đã từng làm việc ở Bộ này rồi, ông có học vị Tiến sĩ và có chuyên môn Kiến trúc sư, nay người ta điều ông trở lại chỗ cũ và có tin nói ông sẽ được bố trí hay là ứng cử vào ghế Bộ trưởng Bộ Xây dựng,thông tin là như vậy, chưa thấy thông tin chính thức hơn, chưa thấy ai phát biểu cụ thể.
"Còn nếu phát biểu chính thống như điều ông Nguyễn Văn Nên, tiếng gọi là giới thiệu tham gia đảng bộ thành phố nhiệm kỳ tới, để làm Bí thư, rồi cũng như thông báo ông này, bà kia về tỉnh này, thành kia làm Bí thư, thì nếu ông Nghị mà về lại Bộ Xây dựng làm Thứ trưởng để rồi làm Bộ trưởng thì cần phải công khai tuyên bố.
"Như thế rõ ràng, minh bạch, theo tôi mới đúng, còn nếu chỉ đưa ra như thế thì công luận có thể hiểu mặt này, mặt kia, thế này, thế kia và trên thực tế có người đặt vấn đề đó là thăng, hay giảm hay thế nào khi chưa có phát biểu chính thức nào về việc ông ấy sẽ về Bộ Xây dựng làm Bộ trưởng.
"Cũng có nhiều trường hợp khác được điều từ địa phương về Trung ương và đó cũng là một hướng khác mà công tác quy hoạch, điều động, bổ nhiệm của đảng làm và tiến hành ngay trước Đại hội".
Có "cả vú lấp miệng em" không?
Về chiến dịch chống tham nhũng mà đảng Cộng sản Việt Nam và người lãnh đạo là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ xướng thời gian qua, luật sư Trần Quốc Thuận bình luận:
"Đài báo Việt Nam tuyên truyền, phổ biến chính thống rằng nếu ai nói rằng đây chỉ là xử lý bè phái, đấu đá nội bộ này kia, thiếu khách quan, cân bằng, thì đó là những ý kiến của phản động, phá rối cả.
"Nhưng tôi cho rằng đó có thể là một lối, một kiểu vu cáo 'cả vú lấp miệng em', cho nên cái đó cũng không hay gì. Rõ ràng nếu đặt lên xem xét lại toàn bộ các vụ xử lý, xét xử, thì thấy là có những vấn đề này, vấn đề kia chứ không phải là không.
"Có thể thấy rằng các vụ xử lý, kỷ luật, xét xử đã có một dàn tham mưu và những người tham mưu, đề xuất rất quan trọng.
"Bộ phận đề xuất chiến dịch và xử lý có thể có vùng miền, có những vấn đề quan hệ, rồi kể cả quen biết này kia, do đó cũng có thể có những ảnh hưởng tới các đề xuất, tham mưu.
"Và đó là một chuyện cũng dễ xảy ra ở một đất nước mà chưa được công khai, minh bạch thông tin, chưa được tự do báo chí và do đó thì có thể hiểu vì sao mà dư luận, các giới đặt vấn đề và bàn luận.
"Rồi cũng có ý kiến công luận đặt ra về mức độ, cách thức xử lý, mà tôi lấy ví dụ như trường hợp ở TP Hồ Chí Minh là với ông Tất Thành Cang. Vụ này, dư luận và đặc biệt ý kiến trên mạng xã hội rất nhiều.
"Và kể cả trong cán bộ, những người nghỉ hưu như chúng tôi gặp nhau, cũng nói nhiều. Có thể thấy ở đây có sự không bình thường, khi cách chức, thì cách chức Ủy viên Trung ương đảng, cách chức Phó Bí thư thường trực, nhưng mà còn cái Thành ủy viên thì không cách chức.
"Rồi khi cách chức như thế, lại bố trí ông này làm việc phụ trách soạn lịch sử của Đảng bộ thành phố, điều đó làm cho người ta cảm thấy trái tai, buồn cười, nửa vời, rất không dứt khoát, rõ ràng.
"Bây giờ vẫn còn đó vụ Thủ Thiêm, vụ này cũng có những cán bộ cấp cao của thành phố, nguyên cựu, đương kim, có thể có những dính líu rất dữ, nhưng vẫn thấy chưa xử lý hay xét xử. Tôi cho rằng ở đây có những phức tạp dây mơ, rễ má thế này, thế kia.
"Tôi không nhìn thấy, nhưng có nghe thấy ý kiến trong công luận nói rằng khi mà ông Tất Thành Cang sửa bản đồ quy hoạch của Thủ Thiêm, kể cả ông Nguyễn Văn Đua nữa, thì tất cả những người đó mà tôi nói ở trên đã đồng ý và có nhiều chữ ký còn lưu trên đó.
"Như vậy, nếu xác định có sai trái nghiêm trọng và nếu khui ra hết những chữ ký đó là ai, thì sẽ có nhiều nhân vật.
"Cho nên ở đây về cách làm rất không rõ ràng, dứt điểm, thành ra công luận, cán bộ, nhân dân người ta xầm xì là có lý do, mặt khác người ta không hài lòng về việc ai phải chịu trách nhiệm về việc để dẫn tới quá nhiều cán bộ quan trong, lãnh đạo ở thành phố này bị mắc lỗi, bị kỷ luật đến thế."
Còn "phe nhóm địa phương" không?
Theo Luật sư Trần Quốc Thuận, công luận và các giới quan tâm cũng đặt vấn đề về một khía cạnh khác trong dịp đảng CSVN đang chuẩn bị đại hội 13 kỳ này, đó là vấn đề mà ông nhấn mạnh là còn có chuyện 'phe nhóm địa phương' chủ nghĩa hay không trong các cơ quan, bộ máy quyền lực quan trọng của đảng.
"Bây giờ, nếu nhìn vào xử lý nhân sự của đảng, như tôi nói để mà trình lên và kết luận là có tội, có sai phạm, có khuyết điểm này kia hay không, rõ ràng ở đây có sự hoặc là vô tình hay cố ý mà toàn thấy là nhân sự của hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh.
"Cụ thể như là ông Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, người mà gần đây bấy nay vẫn đề xuất kỷ luật, thì ông đó là người Hà Tĩnh.
"Rồi người ta cũng thấy là Trưởng Ban Nội Chính là người Nghệ An, rồi ông Tổng Kiểm toán Nhà nước thì cũng là người Nghệ An, chưa kể các nhân sự gốc từ hai địa phương này ở nhiều cơ quan, ủy ban, bộ ngành Trung ương, kể cả ở một số tỉnh, thành quan trọng.
"Trở lại vấn đề xử lý kỷ luật cán bộ mà hết sức quan trọng trước thềm Đại hội 13 này, những cơ quan trực tiếp tham mưu, kết luận, đề xuất lên trên, cơ quan đó gồm những ai, ai có vị trí quan trọng nắm ở đó, thì cái đó chi phối dữ lắm.
"Nhiều khi người trình trình, tham mưu thế nào, thì kết quả cuối cùng được duyệt hay thi hành cũng chịu ảnh hưởng mạnh lắm.
"Mới đây có thông tin là ông Hồ Đức Phớc, bây giờ đang là Tổng Kiểm toán Nhà nước, bây giờ có thể về làm Chủ tịch TP HCM, nếu tin này mà có cơ sở và thành sự thực, thì ông ấy là người Nghệ An.
"Cho nên những người trình phương án, đưa ra đề xuất để kết tội, kỷ luật, xử lý cán bộ, nhân sự này kia thì thấy rằng các vị trí chủ chốt hầu hết toàn là người Nghệ An, Hà Tĩnh, đây là một thực tế công luận thấy và dựa vào đó người ta nói ra, cái đó đảng có cần xem xét không và làm có kịp không?".
Và tự do hóa và nhân quyền thì sao?
Bình luận một diễn biến liên quan việc nhà cầm quyền và an ninh Việt Nam mới đây bắt giữ bà Phạm Đoan Trang, một nhà hoạt động xã hội dân sự và nhân quyền ở Việt Nam, Luật sư Trần Quốc Thuận nói:
"Vừa rồi có nhiều người dân nói và mong muốn là có tự do ứng cử, tự do đề cử ngay trong nội bộ đảng, nhưng cái đó cũng chưa thực hiện được, đúng hơn là không được thực hiện, huống gì ra ngoài xã hội, ra tới người dân.
"Ra ngoài xã hội, ra ngoài dân, như trường hợp cô Phạm Đoan Trang và nhiều người khác phát biểu, thì người ta xử lý ngay. Thành ra đó là cái mà nhiều người nói là ở Việt Nam thì còn lâu và còn mơ.
"Bây giờ cái mơ gần hơn là làm sao trong đảng có những cuộc bầu cử, ứng cử tự do, có cuộc tranh luận, tranh cử công khai, thực chất, thì cái đó sẽ là từng bước cụ thể, nếu làm được thì tốt.
"Nhân đây, tôi muốn nói về vụ việc cô Phạm Đoan Trang bị bắt, tôi thấy thông điệp ở đây là ở Việt Nam thì không được nói ngược lại những chủ trương của đảng và nhà nước, ở Việt Nam thì mọi người phải nghe theo.
"Nếu mà làm ngược lại, làm khác ở ngay trong đảng thôi, thì người ta đã xếp vào gọi là "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", cho nên đảng viên cũng như người dân phải làm đúng theo những gì đảng và nhà nước này yêu cầu, quy định, không được làm khác, không được nói khác.
"Nhưng thời đại này là thời đại nào và vụ việc này, như vụ bắt cô Đoan Trang như thế, lại trong lúc chuẩn bị Đại hội đảng, thì đảng và nhà nước cũng cần phải nghĩ tới việc quốc tế họ sẽ nghĩ thế nào.
"Và tôi nghĩ nếu muốn biết quốc tế họ thực sự nghĩ gì thì cứ hỏi thẳng họ, có thể họ sẽ cho biết ngay điều gì mà họ đang nghĩ trong bụng họ."
(BBC)
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-54550115
Luật sư Trần Quốc Thuận sao lúc mà còn đớp được ơn mưa móc của Đảng sao mày không lên tiếng bâ giờ về vườn đuổi gà bốc cứt vịt mà tỏ ra này nọ loại cặn bã như mày mà cũng nói tiếng người hả.
Trả lờiXóa