Khi bình luận trong bài "VCCorp nói về hình ảnh phản cảm tràn ngập Lotus", tôi đã viết về việc hồi những năm thập kỷ 1990 và thập kỷ 2000, quan tham và doanh nghiệp sân sau lừa các nhà khoa học lừng danh nhưng ngây thơ và tin người, dựng lên các đề án tin học hóa quản lý hành chính, xã hội để bán máy tính, phần mềm và đào tạo cho các cơ quan nhà nước, thu lợi vô số tiền, trong khi hệ thống máy tính và phần mềm đó hoàn toàn không có giá trị. Sau này nhiều quan chức và nhà khoa học đã bị kỷ luật, thấp nhất là nghỉ hưu trước tuổi. Từ kinh nghiệm quá khứ và môi trường "tham nhũng không chừa cái gì", tôi không mấy tin vào tác dụng của Ủy ban Quốc gia về chính phủ điện tử, có chăng thì chỉ tin đó là bộ máy chỉ đạo tiêu tiền ngân sách thoải mái cho cái gọi là điện tử hóa, số hóa các cơ quan chính phủ từ trung ương tới phường xã mà thôi.
Các Ủy viên gồm: Bộ trưởng Bộ Công an; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Bộ trưởng Bộ Tài chính; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Thứ trưởng Bộ Nội vụ; Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ; Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội; Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam; Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Bưu điện Việt Nam; Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần FPT.
Thành lập Tổ công tác giúp việc Ủy ban (Tổ công tác) đặt tại Bộ Thông tin và Truyền thông do Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông làm Tổ trưởng.
Tổ công tác gồm đại diện lãnh đạo cấp Vụ của các Bộ, cơ quan: Công an, Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Nội vụ, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Tư pháp, Ban Cơ yếu Chính phủ, lãnh đạo và chuyên gia Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, Công ty cổ phần FPT và một số chuyên gia về Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số trong nước và quốc tế. Trong trường hợp cần thiết, Tổ công tác được huy động các chuyên gia tư vấn trong và ngoài nước để thực hiện nhiệm vụ được giao. Bộ Thông tin và Truyền thông làm nhiệm vụ thường trực của Tổ công tác.
Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan đầu mối, giúp Ủy ban điều phối công tác xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử; bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt động của Ủy ban và Tổ công tác.
Trước đó, Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử đã được thành lập theo Quyết định số 1072/QĐ-TTg ngày 28-8-2019 của Thủ tướng Chính phủ. Ủy ban có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lý thúc đẩy xây dựng, phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số; tạo thuận lợi cho việc triển khai cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại Việt Nam.
http://kinhtedothi.vn/sua-doi-bo-sung-quyet-dinh-thanh-lap-uy-ban-quoc-gia-ve-chinh-phu-dien-tu-352885.html
Sửa đổi, bổ sung Quyết định thành lập Ủy ban Quốc gia về chính phủ điện tử
HÀ THANH 19-09-2019 Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 1201/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều tại Quyết định số 1072/QĐ-TTg ngày 28/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ thành lập Ủy ban Quốc gia về chính phủ điện tử. Ủy ban có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lý thúc đẩy xây dựng, phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số; tạo thuận lợi cho việc triển khai cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại Việt Nam.
Sẽ xây dựng Chính phủ điện tử nhanh và tốt hơn
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch Ủy ban. Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban là Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, trực tiếp chỉ đạo các công việc thường xuyên của Ủy ban.Phó Chủ tịch Ủy ban là Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về xây dựng Chính phủ điện tử.Các Ủy viên gồm: Bộ trưởng Bộ Công an; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Bộ trưởng Bộ Tài chính; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Thứ trưởng Bộ Nội vụ; Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ; Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội; Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam; Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Bưu điện Việt Nam; Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần FPT.
Thành lập Tổ công tác giúp việc Ủy ban (Tổ công tác) đặt tại Bộ Thông tin và Truyền thông do Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông làm Tổ trưởng.
Tổ công tác gồm đại diện lãnh đạo cấp Vụ của các Bộ, cơ quan: Công an, Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Nội vụ, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Tư pháp, Ban Cơ yếu Chính phủ, lãnh đạo và chuyên gia Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, Công ty cổ phần FPT và một số chuyên gia về Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số trong nước và quốc tế. Trong trường hợp cần thiết, Tổ công tác được huy động các chuyên gia tư vấn trong và ngoài nước để thực hiện nhiệm vụ được giao. Bộ Thông tin và Truyền thông làm nhiệm vụ thường trực của Tổ công tác.
Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan đầu mối, giúp Ủy ban điều phối công tác xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử; bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt động của Ủy ban và Tổ công tác.
Trước đó, Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử đã được thành lập theo Quyết định số 1072/QĐ-TTg ngày 28-8-2019 của Thủ tướng Chính phủ. Ủy ban có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lý thúc đẩy xây dựng, phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số; tạo thuận lợi cho việc triển khai cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại Việt Nam.
http://kinhtedothi.vn/sua-doi-bo-sung-quyet-dinh-thanh-lap-uy-ban-quoc-gia-ve-chinh-phu-dien-tu-352885.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét