Về dân trí của người Việt
Lãng - “Dân chủ đa đảng quan trọng lắm chứ. Bác nói các cháu nghe. Một cuộc chạy đua phải có nhiều thằng chạy. Có thế mới biết thằng nào chạy giỏi, chạy tài. Giờ độc đảng cộng sản thì chết rồi. Tự mình chạy rồi tự mình chấm thì bác nói với các cháu, có dốt cũng thành tài (Ý nói thằng dốt cũng được coi là tài và nghiễm nhiên thành lãnh đạo – thực trạng phổ biến trong bộ máy quyền lực Việt Nam).Cho đến bây giờ một lập luận mà nhiều người rất quen thuộc và được lặp đi lặp lại nhiều lần: “Dân trí Việt Nam còn rất thấp, nếu để đa đảng và đa nguyên chỉ dẫn đến đại loạn”.
Tuy nhiên những gì đã và đang diễn ra trong thực tế lại chứng minh điều ngược lại. Gần đây tôi đọc được nhiều bài viết không phải chỉ trên mạng xã hội mà cả trên báo chí chính thống những ý kiến rất mạnh mẽ lên án các bất cập xã hội và yếu kém của hệ thống chính quyền. Người ta thậm chí bàn công khai về các vấn đề nguyên tắc của nền dân chủ. Những bài viết ca ngợi Aung San Suu Kyi và lộ trình chuyển giao quyền lực của Myanmar phổ biến trên báo chí. Đặc biệt là làn sóng giám sát xã hội khi người dân sử dụng quyền giám sát theo hiến pháp của mình đối với bộ máy nhà nước đã đặt nhiều viên chức chính quyền vào những tình huống dở khóc dở cười.
Nhiều trường hợp sức mạnh cộng đồng đã thắng. Ví dụ trường hợp viên công an đòi vào nhà dân giữa nửa đêm và nhổ nước bọt vào mặt chủ nhà mới đây, sau khi bị up clip lên mạng xã hội đã buộc phải nói lời xin lỗi trước sức ép của cộng đồng. Điều đó sẽ không bao giờ có nếu người dân không thực hiện việc giám sát công dân, và nếu không có cái video quay lại đó, thậm chí rất có thể cô gái chủ nhà sẽ bị quy tội chống người thi hành công vụ:
Clip nhổ nước bọt vào mặt chủ nhà:
Và buộc phải xin lỗi dù trước đó cấp trên của viên sỹ quan này đã đặt tình huống nghi vấn hòng buộc tội hình sự chủ nhà: Không loại trừ có khả năng clip bị cắt ghép (để vu cáo). Tuy nhiên, trước sự thật và sức ép từ mạng xã hội: Công an bị tố nhổ nước bọt xin lỗi công khai
Rõ ràng là dân trí người Việt và việc ý thức về các quyền của họ đang tăng rất nhanh. Tuy nhiên hầu hết các cách ứng xử đúng hiến pháp và mạnh mẽ của người dân đều là ở khu vực thành thị. Vậy còn khu vực nông thôn thì sao? Tôi được gửi clip này, và đã vô cùng bất ngờ về cách hiểu về ý nghĩa của dân chủ, đa đảng, đa nguyên, bầu cử tự do của một lão nông. Khi được hỏi về ý nghĩa của đa đảng, đa nguyên, bác nông dân này vung cả hai tay để diễn đạt ý mình, một cách rất mộc mạc, đơn giản nhưng chỉ ra cốt lõi của vấn đề:
“Dân chủ đa đảng quan trọng lắm chứ. Bác nói các cháu nghe. Một cuộc chạy đua phải có nhiều thằng chạy. Có thế mới biết thằng nào chạy giỏi, chạy tài. Giờ độc đảng cộng sản thì chết rồi. Tự mình chạy rồi tự mình chấm thì bác nói với các cháu, có dốt cũng thành tài (Ý nói thằng dốt cũng được coi là tài và nghiễm nhiên thành lãnh đạo – thực trạng phổ biến trong bộ máy quyền lực Việt Nam).
Và khi trả lời liệu đa đảng có dẫn đến loạn không, lão nông này vung tay: “Loạn làm sao được, cứ làm đúng luật pháp thì loạn thế nào được”.
Hoá ra dân trí Việt Nam có lẽ cao hơn nhiều người tưởng. Tôi cho rằng nếu người Việt Nam cùng cố gắng hơn, thì có lẽ cuộc bầu cử 2016 sẽ là cuộc bầu cử phản dân chủ cuối cùng trong lịch sử hiện đại Việt Nam.
Các bạn hãy tự xem, và tự đối chiếu với nhận thức của lão nông này:
(FB Lang Anh)
Đa nguyên ,đa đảng ,đơn giàn là để người dân được thụ hưởng thêm quyền con người để phát triển tự do,từ đó nâng cao dân trí.
Trả lờiXóaChứ hiện nay họ như con ngựa bị ghìm cương và bịt mắt,chỉ chạy theo ý của người cầm cương,và mắt chỉ nhìn thấy một hướng .
Độc ác hơn là người cầm cương lại treo một bó cỏ non đong đưa trước mõm ngựa,khiến con ngựa cứ thế liếm mép cố rướn về phía trước .
Con ngựa còm bị bóc lột ra sức kéo ,bị định hướng một chiều vì bịt mắt ,thỉng thoảng lại bị roi vọt ,và lại bị dụ dỗ vì cái bó cỏ non ở đây chính là người dân.
Kẻ cầm cương ác độc là đảng CS,và bó cỏ non là cái bánh vẽ ,với những viễn cảnh tương lai chẳng bao giờ thành hiện thực.