SỬNG SỐT VÀ BUỒN NÔN KHI THẤY CUỐN SÁCH NÀY
Thời công nghệ thông tin, dễ dàng tìm thấy trên mạng đầy ắp thông tin, tư liệu, tác phẩm văn học, tác phẩm nghiên cứu... Vậy mà đến bây giờ tôi vẫn còn giữ thói quen hàng tháng dành một buổi cuối tuần ghé vào nhà sách chọn mua vài cuốn để làm bộ sưu tập cho tủ sách của mình. Lần này, vào nhà sách, tôi đã phải sửng sốt không tin ở mắt mình khi thấy một cuốn sách dày gần 800 trang, như cuốn tự điển, với tựa “Đặng Tiểu Bình – Một trí tuệ siêu việt”, trên bìa in trang trọng ảnh chân dung Đặng Tiểu Bình.
Nhà xuất bản Lao động và người duyệt cho lưu hành cuốn sách này chắc đã quên lời phát biểu ngông cuồng của kẻ có “trí tuệ siêu việt” này hồi tháng 12-1978 trong chuyến thăm các nước Đông Nam Á, chửi bới, đe dọa, xúc phạm nặng nề đất nước và con người Việt Nam, được Trung Quốc truyền hình trực tiếp cho cả thế giới: “Việt Nam là côn đồ, phải dạy cho Việt Nam bài học!”.
Và rồi chỉ 2 tháng sau đó, ngày 17-2-1979, chính kẻ này đã ra lệnh xua hơn 600.000 quân Trung Quốc mở cuộc tấn công xâm lược toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam, thực hiện kế hoạch chiếm 5 tỉnh - thành lớn của Việt Nam sau một tuần. Để rồi quân xâm lược Trung Quốc buộc phải rút lui một cách thảm hại. Thay vì dạy cho Việt Nam một bài học, thì Đặng Tiểu Bình đã nhận được bài học đắt giá cho chính mình, hơn 62.000 quân xâm lược Trung Quốc bỏ mạng sau 3 tuần động binh.
Chẳng làm sao kể xiết mưu đồ và tội ác của Đặng Tiểu Bình đối với nước ta, vậy mà trong cuốn sách này, Đặng Tiểu Bình được tán dương bằng những ngôn từ có cánh: “nhãn quan thế giới”, “người mác xít chân chính”, “thống soái đại quân”, “nhà chiến lược lớn”, “cầm cương chỉnh đốn bằng bàn tay sắt”, “bậc thầy lớn trong nghệ thuật lãnh đạo”… Cũng không lạ, bởi đây là sách dịch của Trung Quốc. Nhưng vấn đề là trong bối cảnh nhà cầm quyền Trung Quốc ngày càng lộ rõ bộ mặt trâng tráo, lòng dạ hung ác, hành động ngang ngược với Việt Nam, có cần và có nên dịch, phát hành rộng rãi cuốn sách này cho người Việt Nam hay không? Việc dịch, phát hành rộng rãi cuốn sách này ở Việt Nam nhằm mục đích gì và để cho ai? Biết là sách dịch, nhưng việc trong sách liên tục dùng các cụm từ “Đảng ta”, “quân đội ta” để nói về đảng và quân đội của Trung Quốc, làm độc giả Việt Nam phải buồn nôn, vì tưởng như đất nước Việt Nam đã về tay Trung Quốc.
Sách ghi tên Nhà xuất bản Lao động, nhưng lại kèm theo tên Công ty Sách Panda, và bìa trong có ghi rõ “Bản quyền tiếng Việt thuộc Công ty TNHH Sách Panda”. Cuốn sách gần 800 trang, giá chỉ 100.000 đồng, thật đáng ngờ. Có “nhà tài trợ lạ” nào không cho việc dịch và xuất bản, tái bản cuốn sách này?
(Facebooker)
Lời nói thêm của Bauxite Việt Nam
Cuốn “Đặng Tiểu Bình – Một trí tuệ siêu việt” không chỉ có bản in trên, mà còn có thêm một bản cũng của nhà xuất bản Lao động:
Và một bản nữa của nhà xuất bản Văn hóa Thông tin:
Ngoài ra, nhà xuất bản Văn hóa Thông tin còn
in thêm hai cuốn sách khác ca ngợi Đặng Tiểu Bình.
Cần lưu ý, cuốn “Cha tôi, Đặng Tiểu Bình”
còn được nhà xuất bản Thế giới cho in:
Nhà xuất bản Trẻ “đóng góp” một cuốn:
Nhà xuất bản Khoa học xã hội cũng một cuốn:
Hăng hái nhất có lẽ là nhà xuất bản Thanh niên,
in hẳn bốn bản sách về Đặng Tiểu Bình:
Cơn lốc sách về Đặng Tiểu Bình thậm chí còn cuốn
hút vào đó cả nhà xuất bản Chính trị Quốc gia:
Tất nhiên, chúng tôi không nói rằng tuyệt nhiên không nên xuất bản sách về Đặng Tiểu Bình. Nhưng xuất bản loại sách tuyền ca ngợi một tên “chính danh thủ phạm” phát động cuộc chiến tranh xâm lược nước ta thì người xuất bản đứng trên quan điểm của ai? Và việc in hàng loạt cuốn sách như thế liệu có bình thường không?
(Bauxitevn)
http://boxitvn.blogspot.com/2016/02/sung-sot-va-buon-non.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét