Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

Hình dáng tàu mẫu tuyến Cát Linh - Hà Đông

Hình dáng tàu mẫu tuyến Cát Linh - Hà Đông
Đoàn tàu mẫu tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã được hoàn thiện tại Trung Quốc và sẽ trưng bày tại Hà Nội trong tháng 10.

Đây là đoàn tàu mẫu, được đóng tại nhà máy đóng toa xe metro, Bắc Kinh, Trung Quốc. Đoàn tàu mẫu mô phỏng tỷ lệ 1/1 về hình dáng kết cấu, nội ngoại thất. Sau quá trình tiếp thu ý kiến, hình dáng, thiết kế tàu sẽ cập nhật một vài chi tiết cho phù hợp điều kiện thực tế.


Tàu có 5 cửa tự động mỗi bên thành tàu, chiều dài gần 20 m và có màn hình led phía trên đầu để thông báo thông tin nhà ga hiện tại và tiếp theo trong lộ trình.


Bảng thông báo lịch trình các nhà ga, các chỉ dẫn trên cửa tự động.


Phòng lái với các nút điều khiển và màn hình LCD.


Bên trong khoang hành khách. Theo Tổng giám đốc BQL dự án đường sắt (Bộ GTVT) Lê Kim Thành, vừa qua đoàn công tác Bộ GTVT và Ban QLDA đã sang Trung Quốc làm việc với tổng thầu về các nội dung dự án để thúc đẩy tiến độ, đồng thời kiểm tra công tác đóng tàu. Bên cạnh đó, đoàn cũng khảo sát, kiểm tra công tác đào tạo học viên lái tàu... Dự kiến đoàn tàu mẫu sẽ về tới Hà Nội vào trung tuần tháng 10.


Trước đó, tấm hình được một thành viên diễn đàn Otofun đăng tải về hình dáng đoàn tàu mẫu đã gây nhiều ý kiến trái chiều về hình dáng, thiết kế.

Theo kế hoạch, dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông có 13 đoàn tàu, loại B1, mua của Trung Quốc với cấu hình mỗi đoàn gồm 4 toa xe, thân tàu sử dụng vật liệu thép không gỉ, giá trị hơn 63 triệu USD. Các đoàn tàu này do Công ty Trách nhiệm hữu hạn trang thiết bị tàu điện ngầm Bắc Kinh (Beijing Rolling Stock Equipment Co., Ltd) sản xuất


http://news.zing.vn/Hinh-dang-tau-mau-tuyen-Cat-Linh--Ha-Dong-post582016.html

 Bộ trưởng Giao thông vận tải Đinh La Thăng cho biết, việc mua tàu Trung Quốc cho tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông thực hiện theo điều kiện của hiệp định vay vốn.
Sáng 9/6, trao đổi về đề nghị mua 13 đoàn tàu của Trung Quốc cho tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông của Ban quản lý dự án đường sắt, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho hay, việc này thực hiện theo điều kiện sử dụng vốn ODA.
Cụ thể, đối với các dự án sử dụng vốn ODA, nhà tài trợ vốn đồng thời là tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, cung cấp vật liệu và cũng là nhà thầu thi công. Nguyên tắc này được áp dụng với mọi quốc gia dù là Hàn Quốc, Nhật Bản hay Trung Quốc.
Mô hình của đoàn tàu tuyến Cát Linh - Hà Đông. Ảnh: Đ.T.
Mô hình của đoàn tàu tuyến Cát Linh - Hà Đông. Ảnh: Đ.T.
Vì vậy, việc mua 13 đoàn tàu của Trung Quốc cho tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông cũng thực hiện theo điều kiện của hiệp định vay vốn, gói thầu chính của dự án (thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp) do Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc thực hiện theo hình thức tổng thầu EPC. 
Tư vấn giám sát là Công ty TNHH Giám sát xây dựng - Viện Nghiên cứu thiết kế công trình đường sắt Bắc Kinh. 
Bộ trưởng Đinh La Thăng chia sẻ, khi tuyến Đường sắt Cát Linh - Hà Đông xảy ra nhiều tai nạn, bản thân ông cũng vô cùng bức xúc và đã có biện pháp chấn chỉnh các nhà thầu này. 
"Mặc dù hai nhà thầu Trung Quốc rất yếu kém, nhưng muốn thay thế cũng không thay thế được. Vì tất cả đều nằm trong điều kiện vay vốn ODA", ông Thăng nói.

'Không đánh đổi tính mạng người Việt Nam để vay vốn'

"Điều tối thiểu tôi yêu cầu khi đổ bêtông thì tạm ngăn đường mà các ông làm ăn như vậy. Mỗi lần tai nạn các ông lại nhận khuyết điểm rồi cứ trơ ra", Bộ trưởng Thăng chỉ trích.
Trước đó, Ban quản lý dự án Đường sắt trình Bộ Giao thông vận tải 6 phương án thiết kế đoàn tàu cho tuyến Metro đầu tiên của Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông. 
Ngày 4/1, trước những vụ tai nạn liên tiếp xảy ra tại dự án Cát Linh - Hà Đông, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã cảnh cáo Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc (Tập đoàn Cục 6) trong việc triển khai dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông vì những lý do để mất an toàn giao thông, mất an toàn thi công.
Ban quản lý sẽ mua 13 đoàn tàu, loại B1 của Trung Quốc với cấu hình mỗi đoàn tàu gồm 4 toa xe, thân tàu sử dụng vật liệu thép không gỉ. Nhà sản xuất đoàn tàu là Công ty Trách nhiệm hữu hạn trang thiết bị tàu điện ngầm Bắc Kinh (Beijing Rolling Stock Equipment Co., Ltd).
Tổng chi phí mua tàu cho tuyến Cát Linh - Hà Đông là hơn 63,2 triệu USD. Mỗi đoàn tàu có 4 toa xe, thân làm bằng thép không gỉ. Trong đó, chi phí sản xuất đoàn tàu (giá thành, bảo hiểm và cước tại cảng Hải Phòng) là 59,2 triệu USD. Chi phí bảo hiểm, vận chuyển tài sản về tới chân công trình tạm tính là 4 triệu USD. 
Với đặc thù hoạt động, Tổng thầu Trung Quốc cũng đưa ra các phương án thiết kế ngoại thất để lựa chọn.
http://news.zing.vn/Bo-truong-Thang-ly-giai-viec-mua-13-doan-tau-Trung-Quoc-post547646.html
Khánh An

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét