Thứ Tư, 12 tháng 8, 2015

Tướng Thái "ve vãn" Vương Nghị là một sai lầm lớn

Tướng Thái "ve vãn" Vương Nghị là một sai lầm lớn
"Ve vãn" Vương Nghị trong khi giới truyền thông và các nhà ngoại giao đang chờ đợi một tuyên bố về tình hình căng thẳng leo thang trên Biển Đông là một sai lầm. "Nếu là phụ nữ tôi sẽ phải lòng ông ấy ngay", Tanasak nói trước hàng trăm ống kính phóng viên khiến ông Nghị đứng cạnh cũng lúng túng, trong giây lát không biết nên phản ứng thế nào. Nếu câu nói này xuất hiện ở một cuộc trò chuyện không chính thức thì không có gì đáng nói, nhưng đây là một cuộc họp báo, hàng trăm con mắt nhìn vào.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp Thái Lan 
Tanasak trong cuộc họp báo chung ở Kuala Lumpur. Ảnh: EPA.
The Straits Times ngày 11/8 đưa tin, trong bài xã luận đăng cùng ngày tờ The Nation của Thái Lan bình luận, động thái Ngoại trưởng nước này tướng Tanasak "ngỏ lời yêu" người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị trong một cuộc họp báo chung là một sai lầm lớn, có thể gây tổn hại tới quan hệ với các nước láng giềng ASEAN và cộng đồng quốc tế.

"Nhà ngoại giao quân phiệt Thái Lan thừa nhận tình cảm với Trung Quốc" là tiêu đề mà nhiều phương tiện truyền thông quốc tế sử dụng để đưa tin về phát biểu "hớ hênh" của tướng Tanasak trong cuộc họp báo với ông Vương Nghị bên lề Diễn đàn An ninh Đông Á ARF ở Kuala Lumpur. Sau cuộc họp báo này, tướng Tanasak đã trở thành một "nhân vật thú vị" trong giới ngoại giao.

"Nếu là phụ nữ tôi sẽ phải lòng ông ấy ngay", Tanasak nói trước hàng trăm ống kính phóng viên khiến ông Nghị đứng cạnh cũng lúng túng, trong giây lát không biết nên phản ứng thế nào. Nếu câu nói này xuất hiện ở một cuộc trò chuyện không chính thức thì không có gì đáng nói, nhưng đây là một cuộc họp báo, hàng trăm con mắt nhìn vào.

Đưa ra những lời "ve vãn" Vương Nghị trong khi giới truyền thông và các nhà ngoại giao đang chờ đợi một tuyên bố về tình hình căng thẳng leo thang trên Biển Đông là một sai lầm tai hại. Ngoại giao là một nghệ thuật biểu hiện. Nhiệm vụ của một nhà ngoại giao là phải biết nói gì trong bất kỳ tình huống nào và nói nó như thế nào.

Nhà ngoại giao Thái Lan biết rõ ông đang đối diện với một nhà ngoại giao hàng đầu của cường quốc đang lên trong khu vực, trong khi Bắc Kinh hiện đang "bất hòa" với một số thành viên ASEAN có tranh chấp lãnh thổ (Trung Quốc nhảy vào tranh chấp) trên Biển Đông. Ngoại trưởng Thái Lan vẫn giữ vai trò điều phối viên giữa ASEAN và Trung Quốc, người ta muốn nghe những gì ông nói về sự thúc đẩy việc đàm phán, ký kết COC.

Nhưng thay vì sử dụng các kỹ năng ngoại giao của mình để làm việc nên làm, tướng Tanasak đã lựa chọn "thể hiện tình cảm cá nhân" của mình với Ngoại trưởng Trung Quốc. Trong khi đó sự ve vãn Vương Nghị lúc bấy giờ thực sự là một cố gắng vụng về để cho thấy rằng Thái Lan vẫn duy trì một mối quan hệ "đặc biệt" với Trung Quốc, ngay cả khi Bắc Kinh đang mâu thuẫn gay gắt với các thành viên khác của ASEAN.

Các nước láng giềng ASEAN thừa hiểu Trung Quốc có mối quan hệ chặt chẽ với Bangkok kể từ khi phe quân sự lên nắm quyền nên không cần thiết để phô trương thêm điều này trước sự hiện diện của các nước ASEAN khác trong cuộc họp khu vực kêu gọi đoàn kết đối phó với (hành động bành trướng của) Trung Quốc.

The Nation bình luận, cuộc đảo chính ngày 22/5 năm ngoái đã làm hỏng danh tiếng Thái Lan trên trường quốc tế, ít ai nghĩ rằng người đứng đầu Bộ Ngoại giao lại có thể làm cho mọi thứ tệ hơn.

Hồng Thủy
(Giáo Dục)
http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Tuong-Thai-ve-van-Vuong-Nghi-la-mot-sai-lam-lon-post160887.gd

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét