Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Họ hàng xưa và nay, Cao Văn Khánh và Cao Văn Viên

Chuyện họ hàng xưa và nay
TT - Lâu rồi tôi đã viết về chuyện họ hàng, trong đó có nêu vấn đề con người sinh ra ít nhất có 50% “tinh cha” và 50% “huyết mẹ”, nên xu hướng đặt tên kèm cả hai họ nội ngoại kiểu như Lê Nguyễn Nhật Minh là công bằng, hợp lý. Mới đây ,trên báo chí lại có tranh luận về việc họ tên một người chỉ được phép gồm bao nhiêu từ, rồi một bài nêu ra những cái tên rất chi là... kỳ khôi!
Trung tướng Cao Văn Khánh.jpg
Cố trung tướng Cao Văn Khánh
Hôm nay, nhân khắp nơi đang rộn ràng gặp gỡ, thăm viếng nhau nhân kỷ niệm 70 năm lập quốc, tôi lật mở xem lại cuốn Tướng lĩnh Việt Nam thế kỷ XX qua lời kể của người thân (NXB Quân Đội Nhân Dân & Thaihabooks, 2015), vì cuốn sách có rất nhiều chuyện lý thú về các tướng lĩnh trưởng thành từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trong đó có chi tiết về “họ hàng” của trung tướng Cao Văn Khánh.


Ông từng tham gia chỉ huy nhiều chiến dịch lớn, được Đại tướng Võ Nguyên Giáp đặc biệt tin cậy, nhưng thường chỉ làm cấp “phó” và cuối đời là “phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam”.

Lý giải điều này, trong hồi ức của Cao Bảo Vân (con gái tướng Cao Văn Khánh) có đoạn viết: “Thời chiến tranh, ở miền Bắc có tin đồn ba tôi là anh ruột Cao Văn Viên, đại tướng tổng tham mưu trưởng quân đội Sài Gòn...

Những câu chuyện kiểu vậy rất thu hút và được truyền miệng rộng rãi, vì tô đậm bi kịch của đất nước mà cuộc chiến kéo dài đã xé toạc biết bao gia đình.

Khi tôi còn học cấp I Trường Lê Ngọc Hân ở phố Lò Đúc (Hà Nội), trên mặt bàn học thường có dòng chữ nguệch ngoạc tô đậm bằng mực tím: “Cháu của chó săn Cao Văn Viên!”, mặc dù hai ông tướng không có mối liên quan họ hàng gì, nhưng tin đồn dai dẳng vẫn làm nhiều người nghi hoặc. Vì vậy mà “đại tá thư ký” của ông có lần đã mỉm cười buồn, giọng trầm ngâm nói: “Anh Cao Văn Khánh văn võ song toàn, vào sinh ra tử gian khổ không biết bao nhiêu mà kể, nhưng bị cái này... là lúc nào cũng chỉ được làm phó thôi!...”.

Một chuyện “họ hàng” nữa thì tôi là người trong cuộc. Cũng nhân đọc hồi ký của Lê Công Cơ - một thủ lĩnh nổi tiếng trong phong trào sinh viên học sinh đô thị trước năm 1975, người sáng lập Đại học Duy Tân - Đà Nẵng (Năm tháng tình người - NXB Hội Nhà Văn, 2015), trong sách có nhắc chuyện cuốn tiểu thuyết Học phí trả bằng máu (NXB Thanh Niên, 1984) của Nguyễn Khắc Phục, nhiều người nghĩ là anh em với tôi!

Tai hại thay, lúc đó tôi đang làm phó cho tổng biên tập tạp chí Sông Hương - Nguyễn Khoa Điềm, mà Huế lúc đó thì một số người đang sôi sùng sục phản đối cuốn sách, thậm chí có cuốn bị đốt trước Trường đại học Sư phạm Huế! Cũng may trong khi không ít anh em nhìn tôi e dè vì nghĩ tôi có họ hàng với kẻ viết cuốn sách “xúc phạm đến Huế” thì Nguyễn Khoa Điềm biết tôi và Phục nên vẫn tỏ ra trọng thị, đạp xe đến nhà tôi để bàn nên đăng bài phê phán Học phí trả bằng máu trên Sông Hương như thế nào cho có văn hóa...

Hơn 30 năm đã qua từ ngày đó... Để khỏi lạc đề, chỉ xin nói tóm tắt rằng cuốn sách từng có lệnh thu hồi đó về sau được tái bản hai lần (NXB Thanh Niên, 1999 và NXB Công An Nhân Dân, 2005), và đến nay người bạn đồng nghiệp với tôi là Nguyễn Khắc Phục vì căn bệnh hiểm nghèo đang sống những ngày khó nhọc của một cuộc đời lao động bền bỉ đáng khâm phục!

Chuyện “họ hàng” qua những trang sách là thế. Còn trong cuộc sống bề bộn và phức tạp hôm nay, công chúng thường quan tâm đến họ hàng của các nhân vật “nổi tiếng”. Có hai loại “nổi tiếng” như chuyện bên...

Tàu thì đó là chuyện mấy “con hổ” bự tham nhũng luôn kéo theo người họ hàng chính hiệu bị còng tay là con hoặc em ruột...; loại “nổi tiếng” khác là nhân vật mới được đề bạt. Ví như cái anh Nguyễn Văn A đó vừa được cử làm bí thư hay phó ban nơi này nơi kia có phải là con ông Nguyễn Văn B không?...

Thiết nghĩ sao các nhà “tổ chức” không công khai ra nhỉ? Như ai cũng rõ ông Lý Hiển Long là con trai ông Lý Quang Diệu. Và chính ông Lý Quang Diệu đã thẳng thắn nói rõ tầm quan trọng của gen trong việc hình thành một con người.

“Người Israel rất khôn ngoan... đem những nguồn gen tốt vào gia đình mình. Đó là cách học tăng nguồn gen tốt, gen trội...” (trang 191, sách Lý Quang Diệu bàn về Trung Quốc, Hoa Kỳ và thế giới - NXB Thế Giới và Thaihabooks, 2015).

Tất nhiên là không ai chọn đề bạt người họ hàng, có gen tham nhũng hay dối trá. Còn có gen là kiên cường, trung thực, học hành, làm việc giỏi giang thì cứ công khai ra, dân chúng càng hoan hô, khi bầu cử càng có phiếu cao!

Cũng tất nhiên, chuyện “họ hàng”, chuyện gen có lẽ nhiều lắm chỉ chiếm 50% của sự thành bại. Còn nữa là nhiều yếu tố khác, có thể bàn vào dịp khác...

http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/20150830/chuyen-ho-hang-xua-va-nay/960777.html
NGUYỄN KHẮC PHÊ


Cao Văn Khánh (1917-1980) là một tướng lĩnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng, nguyên PhóTổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông qua đời vì bị bệnh ung thư gan và được xác định gây nên bởi di chứng của chất diệt cỏ Dioxin.[1][2][3]
Ông sinh năm 1917 tại Huế, trong một gia đình quý tộc trí thức của triều Nguyễn.
Được giáo dục theo văn hóa Pháp, thời trẻ, ông từng sang Pháp học bằng Cử nhân Luật và tham gia phong trào Hướng đạo Pháp. Cũng tại đây, ông có những tiếp xúc với một số trí thức trẻ như Phan AnhTạ Quang Bửu....
Chính vì vậy, sau khi tốt nghiệp về Việt Nam, nhưng ông lại không làm nghề luật mà trở thành một giáo sư tư thục ở Huế, và tiếp tục tham gia phong trào Hướng đạo Trung Kỳ.
Sau khi chính phủ Trần Trọng Kim được thành lập, do sự vận động của Phan Anh và Tạ Quang Bửu, ông tham gia trường Quân sự Thanh niên tiền tuyến[4].
Khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông trở thành Trung đội trưởng rồi Đại đội trưởng Giải phóng quân của Việt Minh ở Huế.
Khi quân Pháp nổ súng tại Nam Bộ, ông được cử theo đội quân Nam tiến, tiến quân vào Bình định và trở thành Ủy viên quân sự tỉnh Bình Định.
Cuối năm 1945, ông được cử làm Khu trưởng Khu V (với Chính ủy là Trần Lương, chính là tướng Trần Nam Trung sau này), rồi chỉ huy phó phân sở của Ủy ban Hành chính Kháng chiến miền Nam (do Nguyễn Sơn làm Chủ tịch), phụ trách các tỉnh từ Phú Yên đến Bình Thuận.
Giữa năm 1946, khi Đại đoàn 27 ra đời, ông được cử làm Đại đoàn phó, rồi Đại đoàn trưởng. Tháng 12 năm 1946, ông trở lại làm Khu trưởng Khu V một lần nữa.
Tháng 8 năm 1949, ông được điều về làm Đại đoàn phó cho Đại đoàn 308, Đại đoàn chủ lực đầu tiên của Bộ Tổng Tư lệnh [5], cùng tham gia chỉ huy của địa đoàn này trong nhiều chiến dịch lớn như Sông Thao 1949, Biên Giới 1950...
Đầu năm 1954, để chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ, ông chỉ huy một bộ phận của đại đoàn này, cơ động mở đường hành quân sang Lào, tấn công quân Pháp dọc tuyến sông Nậm Hu, nhằm tiêu hao lực lượng có khả năng tiếp viện và bịt trước đường rút lui dự kiến của binh đoàn Pháp tại lòng chảo Điện Biên.
Sau Hiệp định Genève, ông được điều về làm Cục trưởng Cục Quân huấn.
Tháng 4 năm 1958, ông giữ chức Cục trưởng Cục tổ chức Kế hoạch, kiêm Cục trưởng Cục Nhà trường, thuộc Tổng cục Quân huấn [6].
Tháng 10 năm 1960, ông trở thành Hiệu trưởng trường Sĩ quan Lục quân, quân hàm Đại tá.
Tháng 3 năm 1964, ông được điều vào chức vụ Phó tư lệnh, kiêm Tham mưu trưởng Quân khu 3, Quân đội Nhân dân Việt Nam, nhằm mục đích chuẩn bị cho chiến trường miền Nam.
Từ năm 1966 đến 1969, ông lần lượt giữ các chức vụ Phó tư lệnh của Chiến trường B3, Quân khu Trị Thiên, Quân khu IV.
Đến tháng 5 năm 1970, ông được điều làm Tư lệnh Mặt trận 968 Hạ Lào, kiêm Phó tư lệnh Binh đoàn B70.
Từ tháng 2 năm 1971, ông là Phó tư lệnh Mặt trận Đường 9 Nam Lào, rồi Tư lệnh Mặt trận B5, kiêm Phó tư lệnh Quân khu 4, Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Từ tháng 12 năm 1972, ông trở thành Tư lệnh Quân khu Trị Thiên. Có thể nói, Cao Văn Khánh gắn bó với chiến trường miền Trung và Tây Nguyên suốt cuộc chiến tranh chống Mỹ, liên tục với các chiến dịch lớn như Đắc Tô (1966), Khe Sanh (1968), Đường 9 (1971), Quảng Trị (1972), Tây Nguyên (1974).
Năm 1974, ông được điều về làm việc tại cơ quan Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam với chức vụ Phó Tổng Tham mưu trưởng
Thiếu tướng (1974), rồi Trung tướng (1980)
Ông mất năm 1980.
Năm 1949, trong buổi nói chuyện với các sinh viên trường Đại học Y khoa Việt Bắc, ông gặp một nữ sinh viên người đồng hương là Nguyễn Thị Ngọc Toản. Ngày 22 tháng 5 năm 1954, ông bà tổ chức đám cưới tại Điện Biên Phủ sau ngày chiến thắng, ngay trong hầm của tướng Christian de Castries.
Vợ của ông, bà Nguyễn Thị Ngọc Toản xuất thân trong gia đình quý tộc triều Nguyễn. Cha của bà là ông Tôn Thất Đàn, từng giữ chức Thượng thư bộ Hình. Tên gốc của bà là Tôn Nữ Ngọc Toản. Người chị gái của bà là Tôn Nữ Thị Cung là phu nhân của Giáo sư Bác sĩ Đặng Văn Ngữ.
Bà Ngọc Toản hiện đang là Giáo sư, Bác sĩ Quân y, hàm Đại tá, Phó chủ tịch Hội phụ sản Việt Nam. Bà cũng là Ủy viên Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin. Bà cũng là tác giả một số sách y học, với các chuyên đề về sinh sản và giới tính, kiến thức về bệnh ung thư gan... được người đọc đánh giá cao.
Ông bà có với nhau 4 người con, 3 trai 1 gái.
Người con trai đầu tên là Cao Quý Vũ, là học sinh trường Nguyễn Văn Trỗi [7], đã qua đời trong chiến tranh.
Người con trai thứ là Cao Quý Bảo từng phục vụ bộ đội, đã rời ngũ và hiện là doanh nhân, chủ nhân khu Resort Vạn Chài ở Thanh Hóa. Người con gái duy nhất là Cao Thị Bảo Vân hiện là Viện phó Viện Paxtơ thành phố Hồ Chí Minh.
Người con trai út là Cao Quý Anh đã qua đời vào năm 2003 do bệnh ung thư gan từ di chứng của Dioxin.
Bản thân tướng Cao Văn Khánh cũng được xác định qua đời do bệnh ung thư gan từ di chứng của Dioxin. Theo lời của Thiếu tướng Nguyễn Đôn Tự kể với nhà báo Phùng Nguyên, trong một chuyến công tác qua huyện A Lưới – Thừa Thiên Huế, có 5 người gồm cả tướng Cao Văn Khánh, ông và 3 người nữa, đã có đi qua một khu vực bị rải Dioxin làm trụi lá cây. Sau chiến tranh, 4 người trong chuyến công tác ấy đều chết vì ung thư gan, riêng tướng Nguyễn Đôn Tự sinh một người con gái bị di chứng chất độc da cam, gây chậm phát triển.
------------
Cao Văn Viên (1921-2008) là một trong 5 sĩ quan được phong hàm Đại tướng trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Ông cũng là vị tướng giữ chức vụ Tổng Tham mưu trưởng Quân lực Việt Nam Cộng hòa trong thời gian lâu nhất (1965-1975).
Ông sinh ngày 11 tháng 12 năm 1921 tại VientianeLào. Gia đình lấy chữ đầu của chữ Vientiane để đặt tên cho ông.[cần dẫn nguồn]
Thuở nhỏ, ông học tại Lào và đậu bằng Trung học Pháp. Năm 1945, ông làm công chức tại Paksé, Nam Lào. Năm 1949, ông hồi hương, nhập ngũ vào Quân đội Liên hiệp Pháp, được cử theo học khóa đào tạo sĩ quan người Việt tại trường Võ bị Cap Saint Jacques (Vũng Tàu) và tốt nghiệp thủ khoa với quân hàm Thiếu úy. Cùng tốt nghiệp với ông hai sĩ quan trẻ là Nguyễn Chánh Thi và Nguyễn Hữu Hạnh.
Sau khi ra trường năm 1950, ông được điều về công tác tại Bộ Tổng tham mưu Quân đội Quốc gia Việt Nam vừa được thành lập. Một năm sau, năm 1951, ông được thăng cấp Trung úy và được cử theo học lớp Chỉ huy chiến thuật tại Trung tâm Huấn luyện Chiến thuật Hà Nội.
Năm 1952, ông được bổ nhiệm làm Trưởng Phòng 2 (tình báo) Khu chiến Hưng Yên. Cuối năm, ông được thăng cấpĐại úy và được cử làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 10 Việt Nam. Năm 1954, đổi sang làm Trưởng Phòng 3 (tác chiến) Khu chiến Hưng Yên. Tháng 3 năm 1955, thăng Thiếu tá, Trưởng Phòng 4 (tiếp vận) Bộ Tổng tham mưu Quân đội Quốc gia Việt Nam.
Sau khi chính thể Việt Nam Cộng hòa được thành lập, ông được cử làm Tùy viên Quân sự Đại sứ quán Việt Nam Cộng hòa tại Washington DC, Hoa Kỳ. Năm 1957, được cử theo học lớp Chỉ huy & Tham mưu tại trường Fort Leavenworth, Kansas, Hoa Kỳ.
Sau khi tốt nghiệp về nước, tháng 2 năm 1958, ông được bổ nhiệm làm Tham mưu trưởng Biệt bộ Tham mưu Phủ Tổng thống. Cuối năm ông được thăng Trung tá.
Trong cuộc đảo chính 1960, ông bị lực lượng đảo chính của Đại tá Nguyễn Chánh Thi bắt giữ và được thả ra sau khi cuộc đảo chính hoàn toàn thất bại. Ngay sau đó, ông được Tổng thống Ngô Đình Diệm bổ nhiệm làm Tư lệnh Lữ đoàn Dù thay Đại tá Nguyễn Chánh Thi đã đào thoát sang Campuchia. Cuối năm ông được thăng cấpĐại tá.
Đến khi cuộc đảo chính 1963 nổ ra, ông là một trong những số ít sĩ quan cao cấp trung thành với Tổng thống Ngô Đình Diệm, kiên quyết không đứng về phe đảo chính do các tướng lĩnh Dương Văn MinhTrần Văn ĐônTôn Thất ĐínhMai Hữu XuânLê Văn Kim tiến hành. Vì vậy ông bị các tướng lĩnh tước quyền chỉ huy Lữ đoàn Dù. Tuy nhiên do sự can thiệp của tướng Tôn Thất Đính nên ông chỉ bị cách ly mà không rơi vào số phận bi thảm như các Đại tá Hồ Tấn Quyền và Lê Quang Tung. Sau 1 tuần lễ ông được phục hồi chức Tư lệnh Lữ đoàn Dù.
Sau khi tướng Nguyễn Khánh thực hiện cuộc chỉnh lý để giành quyền lực, để tranh thủ sự ủng hộ của các sĩ quan trẻ, ngày 3 tháng 3 năm 1964, tướng Khánh đã thăng đặc cách cho ông tại mặt trận lên cấp Thiếu tướng (ông bị thương trong cuộc hành quân Quyết Thắng tại Hồng Ngự). Ông là vị Đại tá cuối cùng được thăng cấp Thiếu tướng trước khi Việt Nam Cộng hòa đặt ra quy chế phong Đại tá lên Chuẩn tướng.[1]
Tháng 9 năm 1964, ông được tướng Khánh cử vào chức vụ Tham mưu trưởng Liên quân tại Bộ Tổng tham mưu. Nhưng chỉ 1 tháng sau, ông chuyển sang giữ chức Tư lệnh Quân đoàn III. Đến tháng 2 năm 1965, tướng Khánh bị các tướng trẻ gạt bỏ khỏi chính quyền, ông được thăng quân hàm Trung tướng và ngày 14 tháng 10ông được cử vào chức vụ Tổng Tham mưu trưởng thay Trung tướng Nguyễn Hữu Có Tổng trưởng Quốc phòng đang kiêm nhiệm.
Năm 1966, ông kiêm nhiệm chức vụ Tư lệnh Hải quân trong 1 tháng. Đầu năm 1967, ông kiêm nhiệm chức vụ Tổng trưởng Quốc phòng trong thời gian ngắn thay tướng Nguyễn Hữu Có, cũng chính là người tiền nhiệm của ông trong vị trí Tổng tham mưu trưởng, bị bãi chức trong khi đang đi công du tại Đài Loan. Cũng vào thời điểm này, ông được thăng quân hàm Đại tướng.
Năm 1972, Hội đồng Nội các quyết định chức vụ Tổng tham mưu trưởng được xếp ngang hàng Tổng trưởng và được dự họp trong Hội đồng Nội các
Trước sức ép mãnh liệt của dư luận và áp lực quân sự của quân Giải phóng, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phải từ chức. Cũng không lâu sau đó, Tướng Cao Văn Viên cũng từ nhiệm vào ngày 27 tháng 4 năm 1975 và xin giải ngũ khi chưa có quyết định chính thức của tân Tổng thống Trần Văn Hương. Ông giao việc xử lý thường vụ lại cho Trung tướng Đồng Văn Khuyên và lên máy bay di tản sang Mỹ.
Sau sự kiện 1975, ông sống bình lặng tại Arlington, Virginia. Thời gian cuối đời ông sống ở viện dưỡng lão.
Ông mất vào rạng sáng ngày 22 tháng 1 năm 2008, thọ 87 tuổi.[2]
Trong suốt thời gian giữ chức vụ Tổng tham mưu trưởng, ông được đánh giá là một tướng lĩnh có tài và không liên quan đến các hoạt động chính trị. Tuy nhiên, ông cũng bị đánh giá là một người an phận và không muốn tạo trách nhiệm.
Hồi ký "Việt Nam Nhân Chứng" của tướng Trần Văn Đôn viết: "Có lần ông Thiệu than phiền ông Cao Văn Viên không làm việc nhiều. Ông Thiệu nhờ tôi nói với Đại tướng Viên, Tổng Tham Mưu trưởng, về việc ông này cứ ở mãi Tổng Tham mưu làm việc, không chịu đi ra ngoài, ông Viên trả lời: Tôi đã xin từ chức mấy lần mà ông Thiệu không chấp nhận nên tôi cứ ở văn phòng làm việc mà thôi!"
Trong hồi ký "Đôi dòng ghi nhớ" của cựu Đại tá Phạm Bá Hoa, chánh văn phòng Tổng tham mưu trưởng, cũng nhận xét là trong gần 9 năm rưỡi giữ chức Tổng Tham Mưu trưởng, ông không thực sự làm hết trách nhiệm, đến văn phòng cho có lệ, ít ra chiến trường, đặc biệt là vào những năm 1973-1975, ông chỉ còn chú trọng nhiều đến việc tập luyện yoga và thậm chí, đi học lấy bằng Cử nhân Văn chương Pháp tại Đại học Văn khoa Sài Gòn ngoài giờ làm việc.
Lý giải sự việc này, theo cuộc phỏng vấn của Lý Thanh Tâm tháng 12 năm 2004, ông cho rằng do Tổng thống Thiệu, với tư cách Tổng tư lệnh Quân đội, đã tập trung hết quyền binh trong tay, đã cho đặt một hệ thống máy truyền tin tại dinh Độc lập để liên lạc thẳng với các quân khu, điều động các đơn vị, bổ nhiệm tư lệnh vùng và ra lệnh trực tiếp hành quân. Bộ Tổng Tham mưu chỉ còn giữ vai trò tuân hành và thị chứng. Do đó, ông đã nhiều lần xin từ chức nhưng không được chấp thuận. Vì vậy ông chỉ có thể phản ứng bằng cách tiêu cực như trên.
Song thân của ông là ông Cao văn Tý và bà Nguyễn Thị Võ
Ông lập gia đình với bà Cécile Trần Thị Tạo, sinh năm 1925, đã từ trần tại Mỹ. Ông bà có 2 người con: 1 trai, 1 gái. Cô con gái hiện là (2015) giáo sư luật và cũng là nhà văn Lan Cao.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét