Sử gia đề nghị làm tượng đài nạn đói 1945
Xây dựng tượng đài những anh hùng liệt sĩ, những ông lãnh đạo như tượng ông Lê Duẩn, Trường Chinh, Cụ Hồ ở chỗ này chỗ nọ - nghĩa là xây nhiều - Thế tại sao ta lại chỉ xây tượng đài những vị lãnh đạo mà ta không nghĩ đến xây một tượng đài nói lên cái khổ ải, cái đau thương của dân? Gs Sử học Văn Tạo, nguyên Viện trưởng Viện Sử học
Sử gia đề nghị làm tượng đài nạn đói 1945
Nhân 70 năm cách mạng tháng Tám và vào khi đang có nhiều tranh cãi về việc xây dựng tượng đài tốn hàng trăm tỷ tại Việt Nam, BBC Tiếng Việt đã trò chuyện với Giáo sư sử học Văn Tạo, nguyên Viện trưởng Viện Sử học Việt Nam về đề nghị của ông muốn xây tượng đài về nạn đói năm 1945.Là một trong số các tác giả của cuốn sách nghiên cứu mang tên "Nạn đói ở Việt Nam năm 1945 - Những chứng tích lịch sử", Giáo sư Văn Tạo là người đã đưa ra đề xuất này từ nhiều năm qua như một sự nhắc nhở với thế hệ trẻ về những tội ác của phát xít Nhật.
Trước hết ông nói về nạn đói khủng khiếp đã giết hại hơn 2 triệu người Việt Nam năm 1945. Lý do dẫn đến nạn đói theo Gs Văn Tạo là do Nhật - Pháp muốn đánh Việt Minh bằng cách đánh vào cái dạ dầy, "làm cho họ chết bằng cái đói thì mới đánh nổi".
"Nói là hai triệu người nhưng thực tế khi làm cuốn sách thì con số này là hơn hai triệu người. Có xóm làng chết hết không còn một người nào, đến nối chết không ai chôn, có gia đình mười người chết chín," ông nói.
Giáo sư Văn Tạo cho biết nạn đói do chính sách của Nhật, lại cộng thêm thiên tai, và nhiều chính sách khác của triều đình Huế như cấm vận thóc gạo không cho đưa từ tỉnh nọ sang tỉnh kia.
"Nó ra nhiều lệnh để không cho thóc gạo đến tay người dân chết đói, nơi nào thiếu thì chết thôi. Nam Trung Bộ thì chết ít, từ Huế, Quảng Trị trở ra rồi đến đồng bằng Bắc bộ, Hà Nam, Nam Định thì chết nhiều.
Về đề xuất dựng tượng đài, ông nhắc tới các ví dụ như trại Auschwitz nơi phát xít Đức giết người Do Thái cũng được dùng làm biểu tượng của hành động giết người kinh khủng, haytại Hiroshima và Nagasaki cũng có những tượng đài để nhắc nhở về những quả bom nguyên tử và về chủ nghĩa phát xít trong thời gian Đệ nhị thế chiến.
"Ở Việt Nam thì Nhật không giết như Đức mà giết bằng cách làm cho đói mà chết. Nhờ sự lãnh đạo của Việt Minh mà dân đã làm được việc cứu được mình khỏi đói và giành được chính quyền và chính đó là ý nghĩa tôi muốn nêu lên là nên làm một tượng đài để tượng niệm công lao của Việt Minh diệt được phát xít và người dân thoát nạn đói," ông giải thích.
Ông cho biết khi đề nghị từ hồi còn ông Hoàng Văn Nghiên là Chủ tịch thành phố Hà Nội và đã được ông Nghiên đồng ý nhưng khi đưa ra đã có nhiều ý kiến trái ngược như "xây cái tượng chết đói của người Việt Nam thì xây làm gì", hay tỉnh Thái Bình nói tỉnh đó chết nhiều thì xây tại đó nhưng cuối cùng đã chẳng được xây tại đâu.
Khi được hỏi về suy nghĩ của ông trước việc rất nhiều nơi đã và đang xây tượng đài như tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng, hay tượng đài tại Điện Biên Phủ và mới đây nhất là dự án xây tượng đài Hồ Chí Minh ở Sơn La, mà chưa có tượng đài mà ông đề nghị, Giáo sư Văn Tạo nói:
"Xây dựng tượng đài những bà mẹ VN anh hùng là rất cần. Xây dựng tượng đài những anh hùng liệt sĩ, những ông lãnh đạo như tượng ông Lê Duẩn, Trường Chinh, Cụ Hồ ở chỗ này chỗ nọ - nghĩa là xây nhiều - Thế thì tại sao ta lại chỉ xây tượng đài những vị lãnh đạo mà ta không nghĩ đến xây một tượng đài nói lên cái khổ ải, cái đau thương của dân như ở Hiroshima, Nagasaki nơi bị ném bom nguyên tử và người ta vẫn lưu giữ kỷ niệm ấy?"
Ông cho rằng cần có tượng đài như một sự nhắc nhớ cho thế hệ sau chống lại các tội ác diệt chủng mà loài người đã phải chịu do chủ nghĩa phát xít gây ra mà Việt Nam cũng đã phải chịu.
(BBC)
http://www.bbc.com/vietnamese/multimedia/2015/08/150811_vietnam_famine_1945_prof_van_tao
Thôi cụ ơi, người đói vẫn còn đang sống đấy và cũng không ít đâu. Đừng vẽ đường cho hươu nữa, cụ nhé ! Dân khổ nhiều rồi !
Trả lờiXóaTrong tương lai, ng ta sẽ bỏ tiền túi ra xây những công trình tg niệm nạn nhân của những chế độ cộng sản, độc tài đã và sẽ bị đào thải.
Trả lờiXóa