Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2015

Vì sao Chu Vĩnh Khang bị kết án tù chung thân?

Vì sao Chu Vĩnh Khang bị kết án tù chung thân?
Theo tòa án, Chu Vĩnh Khang đã nhận, trực tiếp và gián tiếp, tổng cộng 130 triệu nhân dân tệ (21 triệu USD) tiền hối lộ và sử dụng ảnh hưởng của mình cho phép những người khác nhận 2,1 tỷ (343 triệu USD). Theo lời giải thích của tòa án về phán quyết trên trang web, hành động của Chu “gây thiệt hại rất lớn đến tài chính công và các lợi ích của dân tộc và nhân dân”.
Hình ảnh này được lấy từ video phát hành bởi Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV. Chu Vĩnh Khang, cựu thành viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc phụ trách an ninh, ngồi trong một phòng xử tại Tòa án Nhân dân Trung cấp Thiên Tân ở Thiên Tân, Trung Quốc, ngày 11 tháng 6 năm 2015. (AP Photo / CCTV qua AP video)

Cựu lãnh đạo an ninh Trung Quốc bị kết án chung thân vào ngày 11 tháng 6 với tội tham nhũng, đánh dấu một thắng lợi của chiến dịch do Lãnh đạo Đảng Cộng sản Tổng bí thư Tập Cận Bình khởi xướng nhằm tiêu diệt lực lượng của các đối thủ chính trị.

Chu Vĩnh Khang, một cựu thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị đầy quyền lực của Đảng Cộng sản và từng là người đứng đầu của bộ máy an ninh nội địa của chế độ, trở thành mục tiêu lớn nhất mà ông Tập nhắm tới nhằm kết thúc văn hóa nhận hối lộ thâm căn cố đế và tình trạng lạm dụng quyền lực trong giới quan chức.

Trong khi truyền thông nhà nước Trung Quốc miêu tả việc xét xử ông Chu là một chiến thắng chống lại nạn tham nhũng, việc ngã đài của cựu lãnh đạo an ninh này là một bước tiến lớn của chiến dịch kéo dài 2 năm qua của ông Tập nhằm triệt hạ phe cánh của cựu Lãnh đạo Đảng Giang Trạch Dân. Mặc dù thời gian tại vị chỉ từ năm 1989 đến 2002, nhưng ông Giang và phe cánh của mình (bao gồm Chu Vĩnh Khang) tuy không chính danh nhưng về thực chất là nắm quyền kiểm soát Đảng và cả đất nước về cả hai mặt chính trị và kinh tế trong suốt hơn một thập kỷ sau khi Giang nghỉ hưu.

Giờ đây, những chiếc đinh cuối cùng đang được đóng lên nắp của quan tài.

Chu Vĩnh Khang là cựu quan chức cấp cao nhất bị xét xử kể từ vụ xét xử vợ Mao Trạch Đông và “Bè lũ bốn tên” năm 1981 vì tội phản bội, trong thời kỳ Đại Cách mạng Văn hóa năm 1966-1967 vì những người này đã đàn áp các đối thủ chính trị.

Chu Vĩnh Khang là cựu quan chức cấp cao nhất phải hầu tòa kể từ vụ xét xử “Bè lũ bốn tên” sau cái chết của Mao Trạch Đông năm 1981.

Nhân vật từng một thời đầy quyền lực Chu Vĩnh Khang đã bị điều tra năm 2013 và kể từ đó không có quyền phát ngôn. Cuộc điều tra cũng nhắm vào những đồng minh của Chu trong chính phủ và công nghiệp dầu khí.

Thời gian đầu Chu Vĩnh Khang làm việc trong ngành dầu khí, thăng cấp qua một vài thập kỷ và trở thành tổng giám đốc của Tập đoàn Dầu mỏ Trung Quốc (China National Petroleum Corp.), một trong những công ty năng lượng lớn nhất thế giới, vào năm 1996.

Một loạt các nhân vật cấp cao từ các ngành công nghiệp dầu khí nhà nước đã bị giam giữ trong chiến dịch chống tham nhũng.

Ảnh hưởng và sự sụp đổ của Chu

Theo tòa án, Chu Vĩnh Khang đã nhận , trực tiếp và gián tiếp, tổng cộng 130 triệu nhân dân tệ (21 triệu USD) tiền hối lộ và sử dụng ảnh hưởng của mình cho phép những người khác nhận 2,1 tỷ (343 triệu USD).

Theo lời giải thích của tòa án về phán quyết trên trang web, hành động của Chu “gây thiệt hại rất lớn đến tài chính công và các lợi ích của dân tộc và nhân dân”

Ông Chu từng được xem là bất khả xâm phạm, với một mạng lưới bảo trợ rộng lớn bao phủ tỉnh Tứ Xuyên miền tây nam Trung Quốc, nơi ông ta từng là ông trùm của ngành dầu khí nhà nước, của cảnh sát và cả tòa án. Là một đồng minh chủ chốt và là người được bảo hộ bởi cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân, Chu đã giúp Giang duy trì sức ảnh hưởng to lớn trong Đảng suốt nhiều năm sau khi Giang nghỉ hưu năm 2002.

Bắt đầu từ năm 2007, Chu là lãnh đạo của Ủy ban Chính trị và Pháp luật (chính pháp ủy), vị trí ông ta thừa hưởng từ La Cán, một đồng minh lâu năm khác của Giang.


Các bác sĩ mang những nội tạng sống phục vụ cho việc cấy ghép tại một bệnh viện ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, vào ngày 16 tháng 8, năm 2012. (Ảnh chụp màn hình thông qua Sohu.com)

Các bác sĩ mang những nội tạng sống phục vụ cho việc cấy ghép tại một bệnh viện ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, vào ngày 16 tháng 8, năm 2012. (Ảnh chụp màn hình thông qua Sohu.com)

Một nhân tố khiến Chu hữu dụng với phe cánh của Giang bắt nguồn từ việc Chu rất hăm hở trong chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công, một chiến dịch được Giang phát động năm 1999 và tiếp tục được đẩy mạnh sau khi ông ta từ chức.

Giang và phe cánh có khả năng kiểm soát đất nước một cách đáng kể trong khoảng thời gian ông Hồ Cẩm Đào làm lãnh đạo Đảng, nhưng cuối cùng, mọi thứ bắt đầu thay đổi.

Chu Vĩnh Khang là đồng minh chủ chốt và người được bảo hộ bởi cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân.

Chất xúc tác xuất hiện vào tháng 2 năm 2012, khi cảnh sát trưởng thành phố Trùng Khánh là Vương Lập Quân cố gắng đào tẩu đến Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô. Sếp Bạc Hy Lai của Vương là một thành viên bộ chính trị và là một đồng minh thận cận của Chu Vĩnh Khang và Giang Trach Dân.

Vương bị cáo buộc tiết lộ cho các quan chức Mỹ các bí mật rất nguy hiểm, trong đó có thông tin về một âm mưu đảo chính của Chu và Bạc nhằm loại bỏ người khi đó sắp trở thành lãnh đạo Đảng, Tập Cận Bình.

Âm mưu đó chưa bao giờ được chính thức công bố ra, nhưng ông Bạc đã bị cách chức và cuối cùng bị kết tội tham nhũng, biển thủ và lạm dụng quyền lực vào tháng 9 năm 2013.

Sau đó một thời gian dài, Chu mới bị hạ bệ, nhưng những tin đồn về một cuộc điều tra chống lại ông ta đã bắt đầu sau khi Vương cố gắng đào tẩu. Ông ta không bị chính thức điều tra cho đến tháng 7 năm 2014.

Nhưng sau đó cuộc đảo chính này không được gợi lại . Lần đầu tiên nó được nhắc tới một cách bóng gió là vào tháng 3 năm nay trong những bài viết xuất hiện trên một kênh truyền thông do nhà nước kiểm soát, trong một bài viết của người đứng đầu Tòa án Tối cao của Trung Quốc, Chu Quý Áng, cáo buộc Chu Vĩnh Khang và Bạc Hy Lai cùng những người khác ” tham gia vào những hoạt động chính trị vô tổ chức”.

Vào tháng 3, quan chức đứng đầu ngành cấy ghép nội tạng, Hoàng Khiết Phu, đã buộc tội Chu vì đã sử dụng các tù nhân làm ngân hàng cung cấp nội tạng sống, hoạt động này đã mang lại cho ông ta hàng triệu đô la và bị cộng đồng quốc tế chỉ trích mạnh mẽ vì tính chất vô đạo đức. Nhiều báo cáo độc lập đã chỉ ra rằng các học viên Pháp Luân Công là những nạn nhân chủ yếu của nạn mổ cắp nội tạng.

Leo Timm, Epoch Times
(Đại Kỷ Nguyên)
http://vietdaikynguyen.com/v3/62246-vi-sao-chu-vinh-khang-bi-ket-an-tu-chung-than/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét