Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2015

Vì sao phải thù hận ? Vì sao phải chiến tranh ?

Mình không thích bài này, những  ngụy biện vô lối..., nhất là những đoạn kiểu: "Chiến tranh chỉ chấm dứt khi có một bên thắng bên thua, vì đất nước Việt Nam không thể chia cắt". Tại sao chiến tranh không thể chấm dứt thông qua đàm phán hòa bình ? Chỉ vì một câu nói của một cá nhân: “Đánh cho Việt Nam quay lại thời đại đồ đá”, mà chúng ta căm thù họ đến thế sao ? Nhiều người cứ bảo hoàn cảnh lịch sử lúc đó bắt buộc phải đánh nhau. Vậy tại sao nhiều nước khác có hoàn cảnh như ta những không đánh nhau ? Người lãnh đạo giỏi phải là người có tầm nhìn chiến lược, biết cách thống nhất đất nước, giành độc lập mà không cần đánh nhau... Hãy bắt đầu từ một việc rất nhỏ: Tại sao anh em trong nhà không nhường nhịn nhau khi kế thừa đất đai, tài sản của tổ tiên để lại ? Nếu anh em biết nhường nhau thay vì nhất định phải đánh nhau đến khi có bên thắng bên thua thì gia đình sẽ hòa thuận, phát triển, không chỉ ở thế hệ này mà sẽ để lại cả nền giáo dục nhân văn và phúc đức cho các thế hệ sau. Theo luật nhân quả, ân oán, đời cha ăn mặn đời con khát nước, dân tộc Việt đã phải gánh chịu hậu quả trong suốt 40 năm qua, và sẽ còn phải gánh đến bao giờ ? Con cái của người Việt hôm nay sẽ thoát được kiếp nạn do cha ông chúng gây ra hay không hay phải chờ đến thế hệ cháu chắt tiếp sau ?
Vì sao phải thù hận
Nguyễn Văn Thọ - Khởi đầu của cuộc chiến, Mỹ ném bom miền Bắc và tuyên bố: “Đánh cho Việt Nam quay lại thời đại đồ đá”. Hãy hình dung, khi một con người bị sỉ nhục như thế, nhất là con người ấy yêu quê hương, yêu từng viên đá, gốc cây Hà Nội, sẽ hành xử ra sao nhất là khi anh ta trực tiếp nhìn rõ bom của người Mỹ ném xuống mảnh đất thân yêu, giết chết bao con người chưa một lần gây hấn với họ. Họ, người Mỹ đã ném chiến tranh xuống quê hương của tôi, của em, của ta và của chúng ta, khi Hà Nội là trái tim của cả nước.

Từ trái sang phải: nhà thơ Kevin Bowen, nhà thơ Hữu Thỉnh, ông Đức Chính, người phía sau là giáo sư Fred Marchant thắp hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã yên nghỉ tại nghĩa trang Trường Sơn. Ảnh VanVn.Net

Tôi là người lính từng tham gia chiến tranh, tự nguyện và hết lòng. Nhiệm vụ của người lính; trách nhiệm với đồng đội, đơn vị, tổ quốc; danh dự cá nhân, gia đình đã buộc tôi gắn kết với chiến tranh 12 năm. 

Tôi có sự căm thù không? Không! Chúng tôi biết gì người Mỹ mà căm thù họ! Nhưng người Mỹ đã tới.


Khởi đầu của cuộc chiến, Mỹ ném bom miền Bắc và tuyên bố: “Đánh cho Việt Nam quay lại thời đại đồ đá”. Hãy hình dung, khi một con người bị sỉ nhục như thế, nhất là con người ấy yêu quê hương, yêu từng viên đá, gốc cây Hà Nội, sẽ hành xử ra sao nhất là khi anh ta trực tiếp nhìn rõ bom của người Mỹ ném xuống mảnh đất thân yêu, giết chết bao con người chưa một lần gây hấn với họ. Họ, người Mỹ đã ném chiến tranh xuống quê hương của tôi, của em, của ta và của chúng ta, khi Hà Nội là trái tim của cả nước.

Và khi ấy, hỏi ai lại cam tâm ngồi yên. Và chúng tôi đã ra trận chiến đấu với chỉ lòng dũng cảm vô song, bởi nếu không có lòng dũng cảm, sẽ không ai dám chống lại người Mỹ, khi thực sự nhìn chúng bay, rải thảm cái chết...

Chúng tôi phải đánh nhau với súng ống cổ lỗ, từ súng máy 12, 7 ly tới pháo 57, 100 ly, đều là loại súng ống của đại chiến II. Kể cả tận khi trang bị tên lửa thì Sam II cũng là loại tên lửa cổ lỗ. Trong khi đó, người Mỹ dùng tất cả sức mạnh của hải quân của không quân từ B52 tới F, A các loại siêu thanh, đều là phương tiện hiện đại nhất.

Thế hệ chúng tôi đã kế tục truyền thống chống Nguyên Mông của tiền nhân, thay vì thích trên cánh tay, chúng tôi thích hai từ Sát Thát vào tận trái tim từng người ra trận. Lứa Hà Nội khi ấy đều đa số có học, ý thức rất rõ việc chúng tôi đang làm, đang chiến đấu, theo đuổi. Chúng tôi đã đánh hàng trăm trận, bất kể khi người Mỹ với sức mạnh quân sự tưởng như ăn sống nuốt tươi đối thủ trên không và trên biển, trên bộ. Nhưng sự áp đảo của cả đạo quân gồm không quân hải quân, xe tăng và bộ binh trang bị tận răng, no đủ như ở nhà, vẫn không làm chúng tôi run sợ. Mãi tới năm 1971 họ mới nhận ra, khi anh làm nhục một dân tộc, tức là các anh đã khơi dậy một cơn giận dữ bất tận của một dân tộc.

Khi những hòa ước được ký kết, người Mỹ hạn chế và chấm dứt ném bom miền Bắc chúng tôi lại vào Nam chiến đấu. Hỏi tôi có hận thù gì với anh em binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa không? Không! Tôi không có hận thù gì với anh em binh sĩ miền Nam, nhưng tôi không muốn người Mỹ và tất cả binh lính nước ngoài chà đạp lên Tổ quốc tôi. Khi người Mỹ sát cánh với họ chà đạp 60 vạn gót giầy trên quê hương miền Nam, tôi đã một lần nữa vào Nam chiến đấu.

Tôi không có ân oán gì về cá nhân với anh em binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa cả, nhưng chúng tôi, những con người tường các quy luật của chiến tranh, cả sử nước nhà và lịch sử thế giới, ý thức rất rõ và cụ thể từng trận chiến rằng: Chiến tranh chỉ chấm dứt khi có một bên thắng bên thua, vì đất nước Việt Nam không thể chia cắt. Do vậy, tôi và bao người đã chiến đấu cho cánh quân bên chúng tôi - bộ đội miền Bắc, tới giọt máu, tới sức lực cuối cùng, nhằm chiến thắng để chấm dứt chiến tranh chứ không phải giải quyết thù hận. Ngày 30/4/1975, trước khi tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, hàng vạn vạn binh sĩ chúng tôi đều muốn sống, cầu nguyện được là kẻ sống sót cuối cùng sau cuộc chiến; song không ai bảo đảm rằng, họ có thể chắc chắn sẽ còn lại trong trận chiến cuối ấy.

Cho tới hôm nay khi ngồi viết những dòng này tôi nhận ra, cuộc chiến ở Việt Nam đã gây ra một vết thương rất sâu và rất dài cho dân tộc Việt Nam. Hàng triệu người dân đã bỏ mình. Hàng triệu gia đình đã mất cha, mất chồng và mất con trên trận mạc. Cũng do chiến tranh để lại, hàng triệu người đã bỏ nước ra đi, ly tán và mất mát đau khổ trên biển xanh, trong rừng rậm, để lại một vết hận không nhỏ trong một bộ phận không nhỏ những gia đình phía chiến tuyến bên kia. Đó là niềm đau vô cùng lớn không chỉ riêng ai khi họ còn yêu đất nước.

Sự mất mát của thế hệ chúng tôi cả hai bên, sự mất mát của cả dân tộc tới ngày 30/4 khi đất nước yên súng, giang sơn thu về một cõi là sự đòi hỏi tất yếu của lịch sử, của dân tộc nhưng đó cũng đã phải trả với giá quá đắt. Và một câu hỏi luôn luôn làm tôi đau nhức là tại sao cứ phải căm thù khi tất cả đều là nòi giống Việt, khi mà xu hướng chung của nhân loại tiến bộ là hòa bình cho tất cả các dân tộc, cởi bỏ tất cả nỗi niềm và xóa đi đau đớn giận hờn với chính nỗ lực của từng con người chúng ta.

Rồi đây thế hệ chúng tôi cả hai phía sẽ theo quy luật sinh bệnh lão tử, rồi đây đất nước này dành cho và chỉ là cho các thế hệ sau chúng tôi; chúng không liên quan gì tới những hận thù trận mạc bấy nay và cười diễu cha anh nếu còn cố chấp. Vậy lý do gì để con người Việt Nam vẫn chia tách và hận thù về những điều đã qua mà không thực sự chung tay hàn gắn, nếu thực sự yêu thương đất nước và dân tộc này?

Nguyễn Văn Thọ
(Vnexpress)
http://vnexpress.net/tin-tuc/goc-nhin/vi-sao-phai-thu-han-3203302.html

Ý kiến bạn đọc ()
30/4 nên gọi là ngày Thống nhất Đất nước.
thanhhai - 06:38 30/4
Theo tôi thì nên gọi là ngày Hòa Bình
6 đen - 17:03 30/4
Đã gọi 40 năm nay rồi bạn.
Nhi - 17:23 30/4
 
Một bài viết giàu nhân văn của một người cầm bút đã đi qua ác liệt của chiến tranh. Khép lại nỗi buồn chiến tranh để yêu thương hòa hợp
Nguyễn - 07:50 30/4
 
Toi rat thich bai viet cua anh !
Vu Hoang - 07:41 30/4
 
Đất nước nào ,dân tộc nào cũng cần : Hòa Bình ,Dân Giàu ,nước mạnh ,công bằng ,văn minh ,nhiều bảo bối ....Đó là niềm tự hào của mỗi dân tộc ...Vấn đề là làm như thế nào để chúng ta có điều đó
 
Mẹ Việt chịu lắm đau thương
Gia đình tan nát đôi đường chia ly…
Hận thù mấy cũng qua đi
Lợi ích mẹ Việt chẳng khi nào tàn!
 
Bài viết rất hay và tâm huyết. Cám ơn nhà báo Nguyễn Văn Thọ
phan hop - 09:27 30/4
 
Bài viết của bác quá sâu sắc và triết lý
 
like cho BÁC THỌ. gia đình tôi cũng mất không ít người cho cuộc chiến này.
nongdan - 08:48 30/4
 
Cau ket luan rat hay ,
Rất hay rất đúng thế hệ các bác thật đáng tự hào
hoang huan - 20 giờ trước
 
Quá hay! Quá đúng!
Mai Lan - 06:55 30/4
 
Cần ít nhất 4 thế hệ
 
Bai viet hay va mang y nghia nhan van sau sac...
pham duy - 09:12 30/4
 
Hay quá bác ơi ! từng câu từng chữ như lời của nhiều ng Việt ta muốn nói
 
Rất tâm đắc với bài viết. Ông Thọ đã viết thay cho suy nghĩ của rất nhiều người Việt Nam.
retibin - 12:29 30/4
 
Thật khảng khái nhưng cũng đầy tính nhân văn. Cảm ơn chú Nguyễn Văn Thọ!
 
Anh viết những điều trong lòng tôi. Tôi cũng hơn 12 năm của ngày xưa ấy.
 
more than a writting of war and hate, it's humanity. a good writer, thank you.
 
Nên chia sẻ bài viết này cho nhiều người cùng hiểu
SonHai - 10:24 30/4
 
Cám ơn bác về bài viết rất sâu sắc và nhân văn. Mong sao hau chữ "thù hận" sẽ không còn tồn tại cho những thế hệ sau.
 
qua hay ....lau nam moi duoc doc bai cua anh giong van mang dam chat nguoi ha noi chuc anh manh khoe
 
RAT SAU SAC
 
anh viet hay
 
9Mới vừa biết Bác Thọ trong chương trình trên VTV 30/4 hôm qua ! Rất ấn tượng với đầu trọc lóc, giọng vẫn tràn đầy nhiệt huyết và câu chuyện ngày đầu tiên (30/4) đã nắm tay cô gái Sài Gòn thay vì cầm ổ bánh mì , trêu: "Con ...  
 
Phải hòa giải bằng hành động, bằng cả trái tim, không nên chỉ hòa giải bằng miệng!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét