Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2015

5 nhận định về cách lập luận chính trị ở Việt Nam

5 nhận định về cách lập luận chính trị ở Việt Nam
Mình là 1 sinh viên năm nhất, tuy chỉ mới 18 tuổi nhưng sống trong một đoạn thời gian mà có nhiều sự kiện chính trị và tồn tại một thế giới mở như fb nên mình cũng rất chú ý tới những cuộc tranh luận về chế độ, nhà nước của Việt Nam, đồng thời sau khi vào đại học mình học những bộ môn như Mác, như học phần quốc phòng mình.
Qua những cuộc tranh luận cùng với những gì mình học trong các bộ môn chính trị mình nhận thấy lối suy nghĩ và lập luận của mọi người, từ cả 2 phe, đều có vài điểm sai lầm, mang tính cực đoan và khiến mọi cuộc tranh luận được đưa ra rơi vào bế tắc. Vì vậy mình xin mạn phép post bài này để chia sẻ với mọi người, cùng đọc, ngẫm. Những ý kiến, nhận định của mình chỉ mang tính cá nhân, xuất phát từ bản thân mình nên đừng hỏi những cái ấy từ đâu ra, đừng phán xét đúng sai.

Đầu tiên các bạn thường hay bác bỏ ý kiến trái chiều bằng lý do kiểu như “Bọn phản động, bọn bán nước” từ phía các bạn ủng hộ chế độ hoặc là “Ôi cộng sản, lũ ngu dốt!!!” từ phía các bạn còn lại. Đây gọi là chụp mũ về tư tưởng, về niềm tin, các bạn muốn bảo vệ tư tưởng niềm tin của bạn thì bạn phải có lập luận, phải có lý lẽ để bảo vệ nó, chứ không phải bác bỏ mọi ý kiến phản bác bằng cách phán xét đối tượng tranh luận với bạn.

Thứ hai, không chấp nhận ý kiến bên đối diện dù cho họ đưa ra đầy đủ lý lẽ và chứng cứ thuyết phục. Các bạn phải tập chấp nhận những ý kiến đúng đắn từ phía bên kia. Nếu bên kia đưa ra được bằng chứng lý lẽ thuyết phục thì bạn phải chấp nhận nó, có như vậy thì lý lẽ, bằng chứng của bạn mới được người khác lắng nghe, tán thành. Không nên tranh luận theo kiểu cãi bướng, cứ đinh đinh cái định kiến rằng bên mình luôn đúng và bên kia luôn sai.

Thứ ba, 1 vấn đề rất là nhức nhối: chửi thề. Nếu các bạn không có văn hóa, không biết cách ứng xử thì mình khuyên các bạn đừng tham gia những vấn đề thế này, xem cho biết đi. Vì tranh luận là giải quyết vấn đề bằng ngôn ngữ, lập luận, chứ không phải cãi nhau ngoài đường bên nào chửi cho bên kia im miệng là thắng.

Thứ tư, thường xuyên lôi lịch sử, những chính sách sai lầm của bên đối lập trong quá khứ ra để phán xét tư cách, độ đúng đắn của họ. Mình nói thật, trong mắt mình cuộc chiến 1954-1975 không phải cuộc chiến giải phóng, cũng không phải cuộc chiến chống xâm lược, mà là 1 cuộc nội chiến. Mà nội chiến thì không có đúng sai, chỉ đơn giản là anh em trong nhà giành nhau quyền kiểm soát (và sai lầm của cả 2 bên là đều lôi nước ngoài vào). Đồng thời, thứ chúng ta tranh luận là những vấn đề hiện nay, với những cá nhân sống trong thời đại này chứ không phải vào thời nào đó. Cho nên việc lôi lịch sử ra để xuyên tạc phán xét là hành động không hợp lý và mang tính thù địch hơn là tranh luận.

Thứ năm, so sánh vấn đề trong nước với nước ngoài. Các bạn có thể dẫn chứng những thành công thất bại của nước khác để củng cố cho lập luận của bạn nhưng cái mình nói ở đây là cái kiểu lấy nguyên nước người ta ra so sanh với nước mình mà không nêu ra thua ở đâu, vì sao thua. Như “Bên Singapore hồi xưa thua mình, giờ nó hơn mình chục năm”, các bạn chỉ nhìn tới việc nước mình thua nước họ với tâm thái là ganh tị, chứ không phải học tập. Biết mình thua người khác rồi thì phải xem mình thua ở đâu và có niềm tin phấn đấu chứ ko phải cứ luôn miệng nói mình thua người này người kia như vậy.

Có lẽ do nước ta độc Đảng nên người dân không quen với việc tranh luận những vấn đề thế này. Nhưng theo mình, trước khi bàn về tự do, bàn về dân chủ, bàn về đa đảng thì mỗi người dân trong chúng ta, dù tư tưởng chính trị như thế nào, đều phải biết cách làm thế nào để tranh luận, đưa ra lý lẽ hợp lý chứ không phải thực hiện những hành động đưa mọi cuộc tranh luận nào vào ngõ cụt.

P/S: Nếu bạn nào tâm đắc về bất kì quyển sách nào về nghệ thuật tranh luận, lập luận thì cho mình xin vì những cái trên là do mình tự rút ra và còn phải học nhiều. Xin cảm ơn.

http://www.triethocduongpho.com/2015/02/24/5-nhan-dinh-ve-cach-lap-luan-chinh-tri-o-viet-nam/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét