Phá giá VND không làm tăng nợ nước ngoài
Áp lực trả nợ nước ngoài của Việt Nam không lớn như nhà điều hành lo ngại nên theo HSBC, biện pháp giảm giá tiền đồng cần được tính đến để hỗ trợ cho xuất khẩu, giúp kinh tế tăng trưởng. Ngân hàng Nhà nước: Chưa cần điều chỉnh tỷ giá / Đồng đôla mạnh thử thách cam kết của Thống đốcHSBC một lần nữa đưa ra khuyến nghị Ngân hàng Nhà nước nên giảm
giá đồng nội tệ thông qua hạ lãi suất hoặc giảm giá chính VND. Ảnh: NM.
Một trong những lý do Ngân hàng Nhà nước khi quyết định không phá giá tiền đồng là lo ngại sẽ gây thêm gánh nặng trả nợ nước ngoài, đặc biệt là khi VND yếu đi so với USD. Không riêng Ngân hàng Nhà nước, đại diện Bộ Kế hoạch & Đầu tư cũng cho biết, áp lực vay nợ của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nếu tăng tỷ giá. Cụ thể, nếu tỷ giá tăng 1% thì nợ nước ngoài thêm 10.000 tỷ đồng.Tuy nhiên, trong báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 5 vừa phát đi, HSBC lại chỉ ra những quan điểm ngược lại khi cho rằng, nợ nước ngoài không phải là lo ngại chính của Việt Nam.
Theo nhóm tác giả của HSBC, các khoản nợ bên ngoài của Việt Nam đã tăng gần mức 70 tỷ USD vào cuối năm 2013 nhưng hầu hết đều là vay ưu đãi và gần một nửa hưởng mức lãi suất thấp hơn 1%, có thể được gia hạn. Ngay cả khi tiền đồng yếu hơn sẽ tạo ra một gánh nặng lớn lên chi phí lãi vay bằng VND thì số tiền phải thanh toán theo HSBC vẫn còn khá nhỏ. "Ví dụ trong năm 2013, Việt Nam chỉ trả 0,5 tỷ USD chi phí lãi cho các khoản vay nước ngoài của Chính phủ. Trong khi đó, chi phí lãi vay trong nước lại lên tới 2,3 tỷ USD", báo cáo của ngân hàng này phân tích.
Ngược lại, HSBC tin rằng VND yếu hơn sẽ giúp Việt Nam tăng trưởng, làm nhẹ bớt một số gánh nặng nợ trong nước vốn đang tăng cả ở cả khu vực công lẫn tư. Chính phủ dự báo mức thâm hụt ngân sách sẽ là 226.000 tỷ đồng. Theo đó, Bộ Tài chính đã điều chỉnh các nhu cầu tài chính đạt mức 250.000 tỷ trong năm 2015. "Nếu như nền kinh tế tăng trưởng GDP danh nghĩa 14% thì sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách ở mức 5,6%. Nếu chúng ta giả định tăng trưởng GDP danh nghĩa 10%, thâm hụt ngân sách sẽ ở mức 5,8% GDP. Gánh nặng nợ công trong nước chính vì vậy, sẽ tăng nhanh hơn và gần hơn mức giới hạn 65% của Chính phủ", các tác giả cho biết.
Tuy nhiên, theo HSBC, không có cơ hội để thúc đẩy tăng trưởng GDP danh nghĩa nhanh hơn. Thay vào đó, Ngân hàng Nhà nước phải giảm giá đồng nội tệ và (hoặc) cắt giảm lãi suất để hỗ trợ xuất khẩu Việt Nam cạnh tranh hơn, cũng như không khuyến khích tăng trưởng nhập khẩu. "Điều này sẽ giúp Việt Nam ngăn chặn thâm hụt kép – vừa tài chính lẫn thương mại – trong khi vẫn thúc đẩy năng lực cạnh tranh tăng cùng lúc", nhóm phân tích của HSBC đưa ra đề xuất.
Theo đánh giá của ngân hàng này, Việt Nam đang xuất đi đắt hơn, nhưng phần lớn xuất khẩu tăng trưởng ấn tượng là từ khu vực FDI, cụ thể là hàng điện tử. Ngược lại, xuất khẩu các mặt hàng thô giảm do giá hàng hóa giảm và nhu cầu trì trệ. Thậm chí các ngành sản xuất nội địa truyền thống như dệt may và giày dép cũng chậm lại do tính cạnh tranh từ giá cả ngày càng giảm đi khi tỷ giá tăng trên cả cơ sở thực tế lẫn danh nghĩa.
Những số liệu của HSBC còn cho thấy đồng VND tăng giá không chỉ so với đồng Euro và yên Nhật mà còn cả các đồng tiền của đối thủ cạnh tranh chính. Tỷ lệ đóng góp cho tăng trưởng xuất khẩu từ EU, Nhật Bản và 4 nền kinh tế ASEAN giảm. "Điều này cho thấy đồng VND mạnh hơn đang ảnh hưởng tới lợi nhuận của các nhà xuất khẩu", HSBC nhìn nhận.
Ngược lại, nhập khẩu đang rẻ hơn kèm theo điều đáng ngại là sự gia tăng nhập khẩu của các công ty trong nước khi xuất khẩu của họ đang giảm tính từ đầu năm đến nay.
Để cải thiện mức độ cạnh tranh về giá nhằm thúc đẩy xuất khẩu và giảm cầu nhập khẩu, giải pháp trong ngắn hạn, theo HSBC, là giảm giá đồng nội tệ thông qua việc hạ lãi suất và (hoặc) giảm giá chính tiền đồng. Lạm phát vẫn thấp là một trong những cơ sở để đưa ra động thái điều hành này trong tương lai theo HSBC. "Thậm chí với dự báo của chúng tôi về áp lực gia tăng trong những tháng tới, lạm phát sẽ chỉ chạm mức thấp 3% vào cuối năm", ngân hàng này nhận định.
Thanh Thanh Lan
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/ebank/ngan-hang/hsbc-pha-gia-vnd-khong-lam-tang-no-nuoc-ngoai-3209510.html
Phá giá đồng nội tệ mà lại không đáng quan ngại cho nền kinh tế, không biết lý thuyết này ở đâu ra mà HSBC lại đưa ra kiến nghị như vậy. Nếu đồng nội tệ bị suy yếu thì các nhà đầu tư NN sẽ rất lo ngại đầu tư vào VN vì họ sợ không bảo đảm được giá trị đồng tiền mà họ đầu tư kiếm được ở VN. Trong khi đó VN là nước siêu nhập kể từ cái kim đến sợi chỉ cũng nhập và xuất chỉ là số ít, chưa kể đến giá trị sụt giảm của đồng nội tệ nói lên việc nền kinh tế của quốc gia đó đang bị sụt giảm.
Để cải thiện mức độ cạnh tranh về giá nhằm thúc đẩy xuất khẩu và giảm cầu nhập khẩu, giải pháp trong ngắn hạn, theo HSBC, là giảm giá đồng nội tệ thông qua việc hạ lãi suất và (hoặc) giảm giá chính tiền đồng. # HSBC phân tích đây là giải pháp ngắn hạn nhé.
Mình cũng nghĩ như bạn, phá giá đồng nội tệ chỉ mang lại lợi ích cho một nhóm người. Với 1 nước nhập siêu như VN , phá giá có mà nghèo thêm .
giá cả tiêu dùng với mặt bằng lương như thế mà nói lạm phát còn thấp. phá giá vn đồng thì EM PHẢI SỐNG SAO ĐÂY!
Thật đó! Phá giá đồng nội tệ sẽ dẫn tới khủng hoảng toàn bộ nền kinh tế! phải mất một thời gian dài mới cân bằng lại được! HSBC có nguồn vốn nước ngoài chống lưng nên mạnh miệng!
Tôi rất đồng ý với ý kiến của bạn Kim Brown, VN là nước siêu nhập, từ cái kim sợi chỉ cho đến thiết bị máy móc và chỉ xuất được một ít sản phẩn nông, ngư nghiệp chứ có phải là nươc siêu xuất đâu mà đi phá giá đồng nội tệ.
3 năm nữa nước ta sẽ có đồng 1.000.000 và đồng 2.000.000 ... cho mà xem. nếu cứ như HSBC thì dùng USD cho nhanh
Ơ...thế đồng 500.000 chưa to hả các bác. Các bác định làm ra đồng 5.000.000 à
Bạn Dong DS nghĩ là các nhà đầu tư NN mua thiết bị trong nước để xây dựng nhà máy ?! Đến cây kim, sợi chỉ mà VN còn nhập, thì thử hỏi các nhà đầu tư NN mua được máy móc gì của VN ??? Nếu chỉ nghĩ ngắn hạn trước mắt coi chừng bị "thiển cận" đó !
1- Nếu đồng nội tệ bị suy yếu thì các nhà đầu tư NN sẽ rất lo ngại đầu tư vào VN vì họ sợ không bảo đảm được giá trị đồng tiền mà họ đầu tư kiếm được ở VN . # Ý kiến này không chính xác# Nếu tỷ giá USD/VND bây giờ tăng 10% có nghĩa là ngay lập tức các nhà đầu tư đang chuyển tiền vào VN trong ngắn hạn sẽ có một khoản dôi ra 10% khi họ bán USD để có VND xây dựng nhà máy, thiết bị trong nước chứ. Còn việc "không bảo đảm đồng tiền..." là của thì tương lai. HSBC phân tích hiện tại.
Có thể khi và yếu đi so với usd thì kích thích xuất khẩu, có lợi cho xuất nhưng Việt Nam nhập khẩu nhiều thì sẽ thêm gánh nặng cho nền kinh tế?
phá giá xong thì cũng đồng nghĩa tất cả các mặt hàng nhập khẩu ở VN hiện nay như xăng dầu, ô tô hay đến chi phí đi du học, du lịch của người dân ra nước ngoài cũng sẽ tăng, trong khi lương thì ko thể thay đổi, vậy liệu có lợi cho người dân hay ko??
E nghĩ rằng phá giá nội tệ là mức chênh lệch với đồng tiền khác, cụ thể ở đây là đồng Usd. E cảm thấy nhiều người hiểu phá giá nội tệ tương đồng với lạm phát. Nó không đồng nghĩa hoàn toàn
Tôi khong quan tâm việc phá giá hay không pha giá mà tôi lai e ngại về giá xăng lại tăng vọt rồi kìa.
HSBC nêu ra rất khó thuyết phục vì Ngoại tệ phải bỏ ra để nhập khẩu + Nợ công sẽ > xuất khẩu, do đó thu nhập của Quốc gia sẽ mất nhiều được
Trong cả ngắn hạn, tôi cũng chưa hiều làm yếu đồng nội tệ có chắc là có lợi cho xuất khẩu hay không?! Để xuất được 1kg thành phẩm thì tỷ lệ nguyên phụ liệu phải nhập khẩu không biết là bao nhiêu rồi. Vậy thì nội tệ yếu thêm chắc gì giúp cho giá xuất khẩu cạnh tranh hơn?!
Những ngành xuất khẩu thế mạnh như nông sản, thuỷ sản, dệt may..., dựa vào một tỷ lệ không nhỏ nguyên vật liệu nhập khẩu. Nội tệ yếu thêm, giá thành không nhờ vậy mà tăng thêm sức cạnh tranh.
Những ngành xuất khẩu thế mạnh như nông sản, thuỷ sản, dệt may..., dựa vào một tỷ lệ không nhỏ nguyên vật liệu nhập khẩu. Nội tệ yếu thêm, giá thành không nhờ vậy mà tăng thêm sức cạnh tranh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét