Đoàn Chữ thập đỏ VN: "Chúng tôi không tháo chạy khỏi Nepal!"
- Mấy ngày qua, rộ lên thông thông trái chiều về Đoàn Chữ thập đỏ VN đi tìm hiểu về động đất ở Nepal nhưng lại nhanh chóng về nước khi nơi này có động đất. Để rộng đường dư luận, VietNamNet đăng tải bài viết của một thành viên trong đoàn về những thông tin liên quan.
có chuyến công tác tại vùng ảnh hưởng của trận động đất. (Ảnh: Tri thức trẻ)
Chuyến công tác nằm trong chương trình hợp tác giữa Chữ thập đỏ (CTĐ) Nauy và CTĐ Việt Nam, gồm nhiều nội dung. Đoàn CTĐ Việt Nam không phải sang Nepal chỉ để học tập kinh nghiệm, kỹ năng ứng phó với động đất như một số trang báo mạng đưa tin. Và không phải ai cũng được làm nhiệm vụ cứu hộ.Mục đích bị xuyên tạc?
Vụ động đất kinh hoàng tại Nepal đã cướp đi sinh mạng của hơn 5000 người, có thể con số nạn nhân còn tiếp tục tăng lên. Hàng trăm ngàn những người khác cũng phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất, thiếu lương thực và các nhu yếu phẩm cần thiết sau khi thảm họa xảy ra.
Chính phủ Nepal, cộng đồng quốc tế đang chung sức khắc phục hậu quả, giúp đỡ nạn nhân sau vụ động đất.
Trong thời khắc kinh hoàng khi trận động đất mạnh 7,8 độ richter xảy ra đoàn Hội CTĐ Việt Nam cũng đang có chuyến công tác tại ngay vùng ảnh hưởng của trận động đất.
Sau khi bị mắc kẹt tại đây, đoàn Hội CTĐ Việt Nam gồm 10 người đã về nước an toàn. Tuy nhiên, những thành viên trong đoàn bất bình trước những bình luận, cách nhìn, cũng như hiểu sai lệch hoàn toàn vấn đề của một số người và trang mạng.
Đầu tiên về mục đích của chuyến công tác: Đoàn Hội CTĐ Việt Nam sang Nepal với tư cách là khách mời của Hội CTĐ Nepal và CTĐ Nauy, toàn bộ ngân sách do CTĐ Nauy tài trợ theo chương trình Nâng cao năng lực, Phát triển tổ chức, Vệ sinh nước sạch và Giảm thiểu rủi ro thiên tai giai đoạn 2013-2017.
Cụ thể, nội dung làm việc gồm 3 phần. Phần I: Thăm dự án vệ sinh nước sạch, phát triển cộng đồng tại xã Kolma, tỉnh Syangja. Phần II: Gặp mặt, thảo luận với các ban chuyên môn của Trung ương Hội CTĐ Nepal về các nội dung cơ cấu tổ chức phương pháp quản lý, công tác phát triển tổ chức, Công tác phát triển quản lý tình nguyện viên/ Hội viên, Quản lý thảm họa, Vận động nguồn lực, Công tác truyền thống, Quản lý tài chính. Phần III: Đoàn sẽ thăm 1 cuộc diễn tập phòng chống động đất tại Lalitpur, ngoại ô Katmandu.
Kinh nghiệm từ chuyến công tác này sẽ giúp nâng cao chất lượng lập kế hoạch và triển khai các hoạt động dự án do CTĐ Nauy tài trợ.
Như vậy, nội dung chuyến công tác là rất đa dạng chứ không phải là “Tập huấn phòng chống thảm họa động đất” như một số các trang báo mạng đã đưa tin.
Đoàn CTĐ Việt Nam tham gia với tư cách là “khách mời”. Toàn bộ nội dung chương trình do Hội CTĐ Nauy và Nepal sắp xếp. Đoàn dự kiến sẽ về nước vào ngày 26/4. Sau cơn địa chấn kinh hoàng đoàn bị mắc kẹt tại đây sau đó về nước vào ngày 28/4. Đoàn về sớm được là do máy bay đã may mắn hạ cánh được.
Nhiều máy bay khác không thể hạ cánh được do sân bay Tribuvan bị quá tải, phải trở về điểm xuất phát.
Không phải ai cũng được tham gia cứu hộ!
May mắn sống sót sau thảm họa toàn bộ 10 thành viên của đoàn vẫn an toàn và trở về nước sau đó. Tuy nhiên, những thông tin suy diễn, sai lệch về mục đích chuyến công tác của đoàn đã khiến nhiều bạn đọc hiểu sai, thậm chí cho rằng việc đoàn Hội CTĐ Việt Nam rời Nepal vào thời khắc trên là hành động bỏ chạy, bỏ mặc bạn bè đang trong cơn hoạn nạn.
Hình ảnh Nepal tan hoang sau trận động đất
Trên thực tế, đoàn ở tại khu Thamel, nhà cửa kiên cố, hầu như không có sập đổ. Tại Katmandu, công tác cứu hộ do Cảnh sát, Quân đội và đội ứng phó thiên tai chuyên nghiệp phụ trách.
Không phải ai cũng làm nhân viên cứu hộ, không phải ai cũng có thể lao vào các đống đổ nát để khuân những tảng bê tông, tìm kiếm người mất tích.
Người dân và khách du lịch trong khu Thamel tự động chạy ra các bãi đất trống, và đoàn cũng đi theo họ, không ai cần người khác hướng dẫn cả.
Một số thành viên của đoàn Việt Nam đã cố gắng vào khu Thamel và Dubar Square để đánh giá tình hình. Tuy nhiên, tại đây, quân đội, cảnh sát Nepal và các thành viên cứu hộ chuyên nghiệp của CTĐ Nepal đã phong tỏa, rào chắn những khu đổ nát.
Phía trong, những đội cứu hộ chuyên nghiệp đang làm việc không ngừng nghỉ để tìm kiếm các nạn nhân.
Dân thường không được phép vào trong khu vực cứu hộ, vì điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến công việc của họ. Thậm chí còn có thể gây nguy hiểm cho chính bản thân người dân.
Tại những địa điểm đó, hàng trăm người dân Nepal cũng phải đứng phía ngoài dõi theo những chuyển biến phía trong chứ không được tận tay đào bới đống đổ nát để cứu người.
Dù phía trong thậm chí có những người thân của họ đang mắc kẹt, gặp nạn dưới đống đổ nát.
Tại thời điểm xảy ra trận động đất, tất cả các mạng điện thoại đều không thể liên lạc được. Phải mất 24h sau đó CTĐ Nepal mới liên lạc được với đoàn. Anh Saroj Shrestha điều phối viên chương trình của Hội CTĐ Nepal phụ trách đoàn Việt Nam đã thông báo rằng không thể tiếp tục chương trình, cũng không thể giúp đỡ đoàn, đoàn nên về nước theo lịch trình có sẵn.
Thời điểm này, Hội CTĐ Nepal đang rất bận điều phối công tác ứng phó thiên tai.
Anh Jeff Franklin, cố vấn chương trình của CTĐ Nauy, người trực tiếp phụ trách hướng dẫn đoàn tại Katmandu, khẳng định rằng CTĐ Nepal chưa chưa sẵn sàng nhận trợ giúp nhân lực từ các quốc gia trong những ngày đầu tiên xảy ra thảm họa.
Ngay chính người này cũng chưa được CTĐ Nepal tiếp nhận cho công tác cứu hộ.
Đoàn CTĐ Việt Nam được CTĐ Nepal và TW CTĐ Nauy tại Oslo yêu cầu về nước theo lộ trình đã được sắp đặt trước và đó là cách tốt nhất giúp Chính phủ Nepal, bởi lúc đó sẽ có thể còn rất nhiều dư chấn của trận động đất tiếp tục xảy ra.
Các thành viên của đoàn Việt Nam, với tư cách là khách mời cấp cao, không được trang bị phương tiện, kỹ năng chuyên môn cứu hộ động đất, không am hiểu địa bàn. Sự bất đồng ngôn ngữ cũng khiến cho các thành viên trong đoàn không thể hiểu được công việc nếu như may mắn tham gia được vào công tác cứu hộ.
Vì thế, việc tốt nhất đoàn có thể làm là tìm cách trở về Việt Nam để triển khai công tác vận động quyên góp cứu trợ để giúp đỡ những nạn nhân động đất tại Nepal trong lúc này.
Và nếu có thể, họ sẵn sàng quay lại Nepal với một tư cách khác.
Anh Nguyễn Xuân Duy, điều phối viên chương trình CTD Nauy tại Việt Nam, người phụ trách đoàn Việt Nam khẳng định rằng việc rời Nepal không phải là một hành động “tháo chạy” như sự suy diễn.
Nếu là khách du lịch tự do, bạn có thể tự quyết định hành động của mình. Nếu đi theo đoàn chính thức của tổ chức, bạn phải tuân theo chỉ đạo hướng dẫn của cấp trên và đối tác địa phương chứ không thể hành động tùy tiện.
Chúng tôi không muốn đoàn Việt Nam ở lại để trở thành mối lo của Nepal, thậm chí là nạn nhân tiếp theo của động đất, hay đứng nhìn, quan sát công tác cứu hộ của CTĐ Nepal vì họ không cho phép chuyện đó.
Khi về nước, các thành viên trong đoàn có rất nhiều việc phải làm để giúp nhân dân Nepal một cách thiết thực và hiệu quả hơn.
Qua đây chúng tôi kêu gọi mọi người hãy chung tay giúp đỡ những nạn nhân động đất tại Nepal một cách thiết thực và hiệu quả. Hình thức tốt nhất là gửi tiền mặt. Hiện nay Nepal không tiếp nhận tình nguyện viên hoặc hàng hóa.
Nguyễn Lương Hồng
Chúng tôi không muốn đoàn Việt Nam ở lại để trở thành mối lo của Nepal, thậm chí là nạn nhân tiếp theo của động đất, hay đứng nhìn, quan sát công tác cứu hộ của CTĐ Nepal vì họ không cho phép chuyện đó.
Khi về nước, các thành viên trong đoàn có rất nhiều việc phải làm để giúp nhân dân Nepal một cách thiết thực và hiệu quả hơn.
Qua đây chúng tôi kêu gọi mọi người hãy chung tay giúp đỡ những nạn nhân động đất tại Nepal một cách thiết thực và hiệu quả. Hình thức tốt nhất là gửi tiền mặt. Hiện nay Nepal không tiếp nhận tình nguyện viên hoặc hàng hóa.
Nguyễn Lương Hồng
http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/234971/doan-chu-thap-do-vn--chung-toi-khong-thao-chay-khoi-nepal.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét