Thứ Ba, 22 tháng 7, 2014

Lộ ảnh MH17 bị tên lửa đất đối không bắn hạ

Lộ ảnh máy bay Malaysia bị tên lửa đất đối không bắn hạ
Bức ảnh chụp một mảnh vỡ khoảng 1m vuông của máy bay Boeing 777, với một lỗ thủng tròn lớn ở giữa và các lỗ thủng nhỏ hơn xung quanh. Mảnh vỡ này được cho là ô cửa ở mạn sườn buồng lái của MH17.
Bằng chứng cho thấy MH17 trúng tên lửa đất đối không mà Financial Times công bố.
Tờ Financial Times đã công bố một bức ảnh mà theo họ là bằng chứng rõ ràng chứng tỏ MH17 đã bị tên lửa đất đối không bắn hạ. Bức ảnh họ công bố cho thấy một mảnh vỡ khoảng 1m vuông của máy bay Boeing 777, với một lỗ thủng tròn lớn ở giữa và các lỗ thủng nhỏ hơn xung quanh. Ngoài ra, trên mảnh vỡ còn có dấu vết bị cháy. Theo tờ báo tất cả những dấu hiệu này cho thấy nguyên nhân máy bay rơi nhiều khả năng là do bị tên lửa tấn công.

Mảnh vỡ được người dân ở Petropavlovka tìm thấy ở trong vườn nhà vào thứ năm tuần trước. Mảnh vỡ sau đó được di chuyển ra vệ đường, do họ tin rằng có thể đây là bằng chứng quan trọng.

Hai nhà phân tích quân sự ở London và một cựu phi công quân sự sau khi xem bức ảnh chụp mảnh vỡ đều cho rằng, mảnh vỡ có nhiều đặc điểm cho thấy MH17 đã bị tấn công bằng tên lửa.

Hồi cuối tuần qua, các cơ quan tình báo phương Tây cho rằng có nhiều bằng chứng khẳng định cho cáo buộc của Ukraine, rằng máy bay với 298 người trên khoang bị lực lượng nổi dậy ở miền đông Ukraine bắn hạ do nhầm lẫn. Loại tên lửa được sử dụng là SA-11, được phóng từ hệ thống Buk-M1 SAM.

Justin Bronk, nhà phân tích của Viện dịch vụ Hoàng gia London cho hay: “Kích thước của các lỗ đạn trùng hợp với dấu vết để lại của một vụ trúng tên lửa SA-11. Tuy nhiên, rất khó có thể đánh giá toàn bộ vụ nổ chỉ bằng một mảnh nhỏ của thân máy bay .”

Nhà phân tích Douglas Barrie, thuộc viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế, cũng có cùng quan điểm.

Tuy nhiên cả hai nhà phân tích đều cho rằng cần phải tìm hiểu thêm xem thực sự điều gì đã xảy ra với máy bay và cần phải tiến hành xét nghiệm hóa học đối với thuốc nổ dính trên thân máy bay.

Trong khi đó, một cựu phi công Không quân hoàng gia Anh cho rằng mảnh vỡ cho thấy có vẻ như máy bay đã trúng mảnh vỡ bắn ra từ một vụ tấn công tên lửa ở một căn cứ không quân.

Cả ba chuyên gia đều cho rằng lỗ thủng lớn ở giữa mảnh vỡ chắn chắn là do bị xuyên thủng, khi máy bay bị giảm áp suất đột ngột do trúng tên lửa ở độ cao 33.000 feet vào chiều ngày 17/7 vừa qua.

Tất cả đều khẳng định mảnh vỡ là ô cửa ở mạn sườn buồng lái của MH17. Cựu phi công Hoàng gia Anh nhận định dựa vào các bằng chứng được thấy, tên lửa có vẻ như đã phát nổ ở phía trước hoặc bên trái máy bay.

Tên lửa phòng không không được thiết kế bắn thẳng vào mục tiêu, nếu muốn phá hủy mục tiêu nhanh. Thay vào đó, chúng được thiết kế phát nổ trong vòng bán kính cách mục tiêu 20m, để gây ra một đám mây kim loại nóng đỏ, làm gia tăng khả năng gây hư hại cho mục tiêu.

Phi công Hoàng gia Anh cho biết trong một cuộc đánh chặn thì tên lửa SAM nổ phía trước mục tiêu.

Theo Trung Anh
Dân Trí

http://www.tienphong.vn/the-gioi/lo-anh-may-bay-malaysia-bi-ten-lua-dat-doi-khong-ban-ha-738466.tpo

Từ lỗ thủng nhỏ trên xác máy bay, lộ mặt kẻ bắn chiếc MH17?

Đăng Bởi  - 
Từ lỗ thủng nhỏ trên xác máy bay, lộ mặt kẻ bắn chiếc MH17?
Chuyên gia quân sự Anh và Úc đã khẳng định máy bay MH17 gặp nạn trên không phận Ukraine bởi một tên lửa có "tên tuổi". Họ đã nắm được nhiều điều sau khi nghiên cứu một hình ảnh quan trọng từ các mảnh vỡ của chiếc máy bay này.
Financial Times tuyên bố có bằng chứng rõ ràng cho thấy máy bay bị bắn bởi một quả tên lửa, mà họ cho rằng nó của phe ly khai miền Đông Ukraine. Một bức ảnh chụp cho thấy lớp vỏ kim loại của máy bay bị thủng nhiều lỗ nhỏ và có một lỗ hổng lớn ở giữa. 
Dựa vào ảnh, hai nhà phân tích quốc phòng và một cựu phi công quân sự đồng ý với giả thuyết tên lửa đã được phóng vào bên trái và phía trước chiếc MH17. Họ tuyên bố lỗ lớn trong hình có thể được tạo ra do luồng không khí thổi ra từ bên trong máy bay, khi nó bị tụt áp đột ngột ở độ cao hơn 10.000 mét so với mặt biển. 
Chuyên gia thứ nhất Douglas Barrie, một nhà phân tích của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế London, cho biết các lỗ thủng nhỏ nhiều khả năng tạo bởi phân mảnh của đầu đạn sau khi nổ với sức công phá cao. Ông tin nó là vũ khí được phát hiện đưa vào Ukraine ngay trước khi thảm họa.
Một nhà phân tích khác là ông Justin Bronk, cũng tin máy bay đã bị phá bởi một quả tên lửa SA-11 hơn là một quả tên lửa Buk-M1. Cần nhớ rằng sau khi xảy ra vụ tai nạn, Bộ Quốc phòng Nga cho là quân đội Ukraine đã bắn tên lửa Buk-M1 và có khả năng trúng máy bay của Malaysia. 
 Mô phỏng lại cảnh tên lửa phát nổ khi tiếp cận máy bay
Ngược lại, phương Tây tố cáo Nga trang bị tên lửa SA-11 cho phe ly khai nên dẫn đến thảm họa. Do vậy, việc xác định được máy bay dính tên lửa nào sẽ góp phần tìm ra thủ phạm. Chính vì thế, các nhà phân tích phương Tây đang nghiêng về hướng máy bay trúng tên lửa SA-11.
"Kích thước của các lỗ thủng phù hợp với những gì người ta có thể hình dung về một quả tên lửa SA-11 phát nổ. Tuy nhiên, rất khó để đánh giá tổng quát vụ nổ như vậy với một mảnh vỡ nhỏ từ thân máy bay", ông Bronk cho biết.
Bob McGilvray, một phi công Úc đã từng phục vụ trong quân đội Anh trong 12 năm cũng cho rằng, nếu trúng tên lửa Buk thì sẽ chẳng có mảnh vỡ nào tìm được vì sức công phá của Buk rất lớn. Dù đặt nặng nghi ngờ máy bay bị trúng tên lửa SA-11 (tức ám chỉ phe ly khai bắn) nhưng cả ba chuyên gia đều nói với tờ Financial Times rằng cần điều tra thêm bằng chứng.
Trong khi đó, phía Nga khẳng định Su-25 của không quân Ukraine bắn hạ chiếc MH17, và Moscow cũng phủ nhận lời cáo buộc rằng Nga cung cấp hệ thống tên lửa Buk cây sồi, theo tiếng Nga) cho phe ly khai ở miền đông Ukraine.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét