Chủ Nhật, 8 tháng 6, 2014

Nghĩ ngợi cuối tuần: Tổng bí thư và phiếu tín nhiệm...

Trong khi toàn dân không nhớ đến đất nước còn có một vị Tổng bí thư thì đột nhiên liên tục mấy hôm nay báo chí đồng loạt đưa tin bác Cả Trọng lại xuất hiện nói về lấy phiếu tín nhiệm, đọc mà cười ra nước mắt về những phát ngôn của bác; không biết chúng có thật là từ tâm của ngài giáo sư tiến sĩ không, nhưng quả là thối. Giờ đến lượt bác Chủ nhiệm VPQH triển khai ý tứ của bác Cả. Đọc càng buồn; trong lúc đất nước lâm nguy, từ biên giới hải đảo đến nền kinh tế và hệ thống xã hội đang đi xuống (tăng trưởng kinh tế dưới 5%), mà các bác vẫn loay hoay với trò tín nhiệm cao hay thp thì thật xấu hổ. Tất cả trò này là để đối phó với sự bất tín nhiệm của dân thôi, để các bác tiếp tục được ngồi yên trên cái ghế đầy bổng lộc thôi. Nhớ lại những năm tháng ngồi trong Hội trường Ba Đình và Hội trường Bộ Quốc phòng nghe các bác ĐBQH thảo luận mà đám đại biểu dự thính như mình gọi là trò hề, diễn kịch, mình tự khen mình sao mà sức chịu đựng thời ấy lại giỏi đến vậy.
Phiếu tín nhiệm thấp mà xin từ chức thì... được tha
(GDVN) - "Nếu số phiếu tín nhiệm thấp của một Bộ trưởng vượt quá 2/3 tổng số phiếu thì sẽ bỏ phiếu tín nhiệm ngay. Nhưng nếu ông nào chủ động từ chức thì không sao cả". Đây là nhận định của ông Nguyễn Hạnh Phúc - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội khi nói về việc sửa đổi Nghị quyết 35 trình ra Quốc hội sáng nay. Phiếu tín nhiệm vẫn được quy định ở 3 mức: tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp. Nếu số phiếu tín nhiệm thấp vượt quá 2/3 tổng số phiếu thì sẽ ngay lập tức bỏ phiếu tín nhiệm, trừ khi Bộ trưởng từ chức.

Ông Nguyễn Hạnh Phúc - Chủ nhiệm 

Văn phòng Quốc hội. Ảnh: Ngọc Quang.

Thưa ông, sau khi lấy phiếu tín nhiệm, nếu một Bộ trưởng nào đó có số phiếu tín nhiệm quá thấp thì thế nào?

Ông Nguyễn Hạnh Phúc: Trong lấy phiếu tín nhiệm có hai hệ quả, thứ nhất là nếu ông nào trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp thì kỳ họp sau sẽ chuyển sang bỏ phiếu chứ không lấy phiếu nữa. Nhưng nếu như ông nào chủ động từ chức vì số phiếu tín nhiệm thấp thì cũng không sao cả.

Thứ hai là tại kỳ họp đó mà số phiếu tín nhiệm thấp trên 2/3 tổng số phiếu thì lập tức chuyển sang bỏ phiếu ngay mà không cần phải hỏi câu nào nữa. Tôi cũng phải nhắc lại, lấy phiếu chỉ là thăm dò, bỏ phiếu mới là chính thức

Có ý kiến cho rằng thời gian lấy phiếu như trong Nghị quyết sửa đổi là năm thứ 3

Ông Phan Trung Lý – Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội: Việc xác định 3 mức tín nhiệm như quy định của Nghị quyết số 35 là phù hợp, bảo đảm sự thận trọng trong xem xét, đánh giá cán bộ. Nếu chỉ quy định 2 mức là “tín nhiệm” và “không tín nhiệm” thì trùng với mức phiếu ở bước bỏ phiếu tín nhiệm khi xem xét trách nhiệm cán bộ.

Trong trường hợp thấy cần làm rõ vấn đề liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm thì chậm nhất 15 ngày trước ngày lấy phiếu tín nhiệm, đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác minh và trả lời bằng văn bản.
thì quá lâu?
Ông Nguyễn Hạnh Phúc: Thực ra cần phải có thời gian để cho người ta sửa chữa chứ, vừa lấy phiếu xong mà lại quay sang bỏ phiếu thì trong 1 năm thì ngắn quá, chỉ đi lo giải quyết sự vụ cũng khó.
Nhưng thưa ông, theo đánh giá của nhiều người chỉ cần 1 năm là đã đánh giá được năng lực của một Bộ trưởng thế nào rồi?
Ông Nguyễn Hạnh Phúc: Một nhiệm kỳ của Bộ trưởng thì lấy phiếu tín nhiệm vào giữa nhiệm kỳ vì năm đầu tiên mới nhậm chức chưa quen với công việc, không ai trong năm đầu tiên có thể làm giỏi ngay được, trừ trường hợp từ Thứ trưởng lên, còn ngành này sang ngành khác thì khó. Năm thứ 2 thì mới thực sự vào việc. Năm thứ 3 thì đánh giá, tức là 2,5 năm. 
Nhưng sang tới năm thứ 3 vẫn chưa làm được, chỉ còn hơn 1 năm nữa thì e là cũng chẳng làm được gì?
Ông Nguyễn Hạnh Phúc: Vì chúng ta làm vào giữa nhiệm kỳ nên mới lấy phiếu tín nhiệm vào cuối năm 2014, bây giờ đang sửa Nghị quyết theo hướng lấy phiếu tín nhiệm ngay từ đầu nhiệm kỳ sau.
Ở lần lấy phiếu tín nhiệm trước, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước - ông Nguyễn Văn Bình và Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo - ông Phạm Vũ Luận nằm trong nhóm những người có số phiếu tín nhiệm thấp cao nhất.
Việc đặt ra kỳ hạn lấy phiếu mình có tham khảo thông lệ các nước không, vì các chính trị gia ở nhiều nước thì chỉ vài tháng có thể đã bị lấy phiếu bất tín nhiệm rồi. Việt Nam để hơn 2 năm thì liệu có lâu quá không, thưa ông?
Ông Nguyễn Hạnh Phúc: Thực ra chỉ có Việt Nam làm như vậy, nước ngoài thì bỏ phiếu bất tín nhiệm luôn. Việt Nam thì lấy phiếu tín nhiệm cả Chủ tịch Quốc hội, cả Thường vụ Quốc hội. Chúng ta muốn thông qua cái kênh của Quốc hội để đánh giá tín nhiệm của lãnh đạo, nếu anh tốt thì làm các chương trình tiếp theo, còn nếu anh năng lực hạn chế dẫn tới  tín nhiệm thấp thì phải tìm hướng xử lý thôi.
Tổng hợp từ các đoàn ĐBQH thì có tới 20 đoàn đưa ý kiến là lấy phiếu tín nhiệm chỉ nên để 2 mức, quan điểm của ông thế nào?
Ông Nguyễn Hạnh Phúc: Lấy phiếu khác với bỏ phiếu. Bỏ phiếu dứt khoát chỉ có 2 mức thôi là “tín nhiệm” và “bất tín nhiệm”. Còn đây là lấy phiếu tín nhiệm để đánh giá xem uy tín thế nào để góp phần cho đánh giá.
Ông có lo ngại nếu cứ tiến hành theo hướng này thì lấy phiếu sẽ trở thành hình thức?
Ông Nguyễn Hạnh Phúc: Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm, đây cũng chính là thực hiện Nghị quyết TƯ 4. Trong quá trình làm phải có sơ kết, tổng kết, đánh giá xem cái gì tốt, cái gì chưa tốt để rút kinh nghiệm.
Qua tổng kết thì có rất nhiều ý kiến đề nghị về phiếu, thời gian, đối tượng, vậy nên phải báo cáo lại quốc hội để điều chỉnh cho phù hợp, để làm tốt hơn vì chúng ta chưa làm bao giờ cả.
Tôi nghĩ rằng đã rút kinh nghiệm rồi là phải tốt hơn. Chính vì lo ngại lấy phiếu tín nhiệm là hình thức nên tổ chức 1 năm lấy phiếu 1 lần chính là để có thời gian cho người ta sửa chữa.
Không gì bằng khi anh được Quốc hội bỏ phiếu, HĐND bỏ phiếu đánh giá kết quả làm việc của anh thế nào, tự bản thân anh phải thấy cái gì hạn chế để sửa.
Không có gì đánh giá tốt bằng nhân dân. Người dân đánh giá về lĩnh vực đó anh đã làm tốt chưa. Nếu chưa tốt thì người dân sẽ có ý kiến và đưa vào lấy phiếu tín nhiệm, kết quả thấp cao chính là thể hiện sự đánh giá đó. Nếu chưa tốt mà anh thực sự sửa chữa thì lĩnh vực đó sẽ tốt lên, chứ còn nếu không tốt thì làm sao nói là tốt được.
Trân trọng cảm ơn ông!

1 nhận xét:

  1. ko hiểu sao từ đầu đến đuôi, bác Tổng chỉ chọn nói những vấn đề này trong lúc bị TQ xâm phạm quyền lợi VN. không khéo bác ấy được đi vào lịch sử chứ chằng chơi.

    Trả lờiXóa