Chủ Nhật, 9 tháng 3, 2014

Fast food phản ánh tính cách thực tế của người Sài Gòn

Fast food phản ánh tính cách thực tế của người Sài Gòn
Nguyễn Vĩnh Nguyên (Sài Gòn Tiếp Thị) - Nhiều năm qua, TS. tâm lý học Đinh Phương Duy là người hay quan sát và đưa ra những bình luận về các hiện tượng, trào lưu mới trong xã hội, đặc biệt là trong giới trẻ đô thị. Ông bắt đầu câu chuyện với Sài Gòn Tiếp Thị về “tinh thần”fast food đang lan tỏa trong đời sống thị dân Sài Gòn.
TS. Nguyễn Vĩnh Nguyên
TS. Đinh Phương Duy: Sài Gòn - TPHCM là một đô thị năng động, luôn dễ dàng thích ứng với những thay đổi hợp lý, với những tiện ích cụ thể, do đó các thương hiệu fast food nước ngoài có mặt tại Việt Nam đã được người Sài Gòn đón nhận một cách tự nhiên. Có thể cho rằng người Sài Gòn đã có những thay đổi về nhận thức, thái độ và cả hành vi ẩm thực khi đối diện với fast food.

Sài Gòn Tiếp Thị: Sự thay đổi mà một trào lưu như fast food lan tỏa vào đời sống văn hóa đô thị nói chung sẽ tạo ra những khả năng nào?
- Thói quen sử dụng fast food, sau này là thói quen sử dụng các sản phẩm làm sẵn, sẽ góp phần mang lại những điều kiện, cơ sở hay cơ hội để làm thay đổi phong cách sống, lối sống, nếp sống đối với cư dân Sài Gòn, đặc biệt là đối với giới trẻ, những người nhạy bén với cái mới, mong muốn thể hiện tinh thần sáng tạo, khám phá và khẳng định của họ. Đương nhiên, trong quá trình hình thành thói quen, sẽ có những thói quen chưa lành mạnh bên cạnh những thói quen tích cực góp phần kích thích con người hành động hướng đích và kiểm soát điều kiện, kiểm soát sức mạnh nội tại của mình.
Xin ông nói rõ hơn về tính chất của những thay đổi đó. Liệu điều đó đã đủ làm nên diện mạo một đời sống văn hóa fast food ở đô thị này?
- Các thói quen sử dụng fast food của người Sài Gòn dường như đã hình thành nên phong cách ẩm thực riêng. Tuy nhiên, tôi không cho rằng đã xuất hiện văn hóa fast food tại Sài Gòn - TPHCM. Phong cách fast food của người Sài Gòn có thể đang chịu ảnh hưởng bởi nét tâm lý cởi mở, “chịu chơi”, thực tế (nếu cho là thực dụng cũng được), và nét tâm lý này không chỉ thể hiện trong việc sử dụng fast food.
Việc sử dụng fast food của người Sài Gòn mang đậm tính cá nhân và gia đình hơn là một hành vi xã hội. Tôi cho rằng, trong tương lai không xa, với những thay đổi rõ ràng hơn về văn hóa ẩm thực và hành vi tiêu dùng mang tính xã hội cao, ở Sài Gòn sẽ xuất hiện văn hóa fast food.
“Chỉ là hiện tượng từ tâm lý đuổi kịp thời đại”
Việc những người trẻ đang có trào lưu theo fast food tôi nghĩ chỉ là một hiện tượng, chưa thực sự là xu hướng. Có khi xuất phát từ tâm lý đuổi kịp thời đại. Tôi lấy ví dụ, fast food là thức ăn nhanh, để tiết kiệm thì giờ, nhưng nhiều bạn trẻ chọn tiệm fast food làm nơi hẹn hò, tán gẫu sau khi ăn xong. Điều này phần nào đó cho thấy họ đang dùng fast food theo phong cách, nhu cầu của họ, chứ không phải tiếp nhận văn hóa fast food đem lại cho họ.
Tuy nhiên, có một điều tốt, đó là phong cách dịch vụ của fast food tác động rất lớn, tích cực đến văn hóa phục vụ của các hàng quán Việt Nam, đặc biệt ở Hà Nội. Ngày trước dư luận ca thán về tình trạng phục vụ kém ở các quán xá Hà Nội, nhưng gần đây, từ khi các mô hình cửa hàng chuyên nghiệp mở ra, người kinh doanh ăn uống tại thành phố này cũng thay đổi tư duy để cạnh tranh, làm dịch vụ tốt hơn; mặt bằng dịch vụ từ đó có chuyến biển tích cực theo. Cũng có thể sự tác động tích cực này thông qua các mô hình cửa hàng chuỗi, nhượng quyền của người Việt làm chủ mở ra khắp nơi, đặc biệt tại Sài Gòn.
Đỗ Nguyễn Hải Yến, Giám đốc Tiếp thị & Truyền thông CareerBuilder Việt Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét