Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

(6) Hạt bụi lấp lánh ánh sáng của đảng (!)

Hạt bụi lấp lánh ánh sáng của đảng (!)
Tranh Đinh Quang Tỉnh
(tiếp theo)
Vậy cốt lõi, nhân vật Khắc, lãnh đạo cộng sản ,tuy NĐT đã dày công tô vẽ ,cũng không phải trí thức, ông ta chỉ là người thừa hành, tổ chức các hoạt động theo chủ trương trên đưa xuống.
Lúc này thành uỷ Hải Phòng bị bắt gần hết, cán bộ cấp dưới có thể phản bội, trong tình hình thoái trào đó, Khắc được “trung ương” cử về Hải Phòng xây dựng lai thành uỷ và tổ chức bộ não lãnh đạo cho cả khu Bê gồm Kiến An, Quảng Yên và Hải  Phòng.
Vừa đặt chân xuống Hải Phòng, Khắc đã  lộ ngay cái máu “căm ghét tiện nghi, căm ghét văn minh” vốn là bản tính ghen tị sẵn có với đời sống người thành phố  của mấy bác nhà quê theo Đảng đi làm cách mạng, lấy nông thôn  “bao vây và tiêu diệt” văn minh đô thị.
Khi nhìn thấy phố xá thắp đèn điện, đồng chí Khắc căm tức:
” Những cái nơi đèn sáng lộng lẫy kia không toả sáng và sự văn  minh ra xung quanh. Trái lại mỗi ngọn đèn điện bật sáng ở đây là hút đi tất cả ánh sáng của hàng chục hàng trăm mái nhà tranh trong những làng xóm tối mù mịt. Chung quanh một vài thành phố có đèn điện , cứ đêm đến khi mặt trời tắt là tất cả đồng ruộng sông núi chìm vào bóng tối mênh mông như biển. Ở nông thôn hầu hết mọi nhà đều không có tiền mua dầu để thắp đèn, đêm đến người ta ăn mò , làm mò, lụi hụi trong bóng tối hoặc chung quanh một ngọn đèn leo lét như thời cổ xưa…”
Tâm lý bài xích “văn minh đô thị” của ông lãnh đão cộng sản, về gây dựng Hải Phòng  được  huỵch  toẹt :
“Cái đời sống văn minh ở một vài thành phố chỉ là do hút hết máu mủ của các làng xóm cùng cực , lạc hậu, đem về đốt lên thành đèn điện, thành sự xa hoa truỵ lạc ngày càng thối nát thêm mãi.Mấy cái thành phố lớn khác nào những cái nhọt đỏ bầm , càng tấy lên càng làm cho đau đớn nhức nhối, tê liệt cả cái cơ thể Việt Nam  đã bị vắt máu đến kiệt quệ …”.
70 năm sau, thật chẳng ngờ những suy gẫm của Nguyễn Đình Thi về các thành phố thời “ phong kiến đế quốc” lại trở thành hiện thực trên đất nước Việt Nam , đúng y chang tới từng câu, tùng chữ một cách lạ lùng. Nào “ hút máu mủ các làng xóm cùng cực lạc hậu đem đốt lên thành sự sa hoa truỵ lạc…”, nào mấy “cái thành phố lớn khác nào ung nhọt , tấy lên làm tê liệt cả cái cơ thể Việt nam bị vắt máu đến  kiệt quệ..”.
Còn đoạn văn nào mô tả thực trạng các thành phố lớn ở Việt nam ngày nay chính xác hơn, sinh động hơn đoạn văn của Nguyễn Đình Thi viết về Hải Phòng  70 năm trước ?
Khả năng “thấu thị”, dự báo, “tiên tri” của nhà văn thật chẳng ngờ lại "chơi ngược" lại chính ông . Hoàn toàn không nhìn thấy mặt  tích cực của những thành tựu văn minh công nghiệp người Pháp mang tới Việt Nam, ông lãnh đạo cộng sản mà Nguyễn Dình Thi hoá thân vào đó nhìn đâu cũng chỉ thấy biểu tượng của sự bóc lột, hút máu hút mủ :
“ ..trước mắt Khắc, nơi con sông Tam Bạc đổ vào Cửa Cấm , sừng sững nổi lên những khoảng tường , mái, nặng nề , chồng chất lên nhau tâng tầng lớp lớp như những bức thành cao ngất đến lưng trời. Quả thật đấy là một cái thành trì to lớn của tư bản Pháp ở Việt Nam : khu nhà máy xi măng Hải Phòng. Trên nền trời bầm tím, hai cái tháp lò đồ sộ phun lên hai cột khói trắng toát. Hai cột khói im lìm như hai cái cây kỳ lạ mọc thẳng lên đến những khoảng mây mù mịt trên trời sâu thẳm…”
Hằn học  ánh sáng đô thị, thù ghét văn minh công nghiệp, liệu  những lãnh tụ cộng sản như Khắc của Nguyễn Đình Thi  sẽ dẫn dắt dân tộc này đi tới đâu ? 
 Đưa dân tộc tới một ngày mai ra sao, trong đầu Khắc chưa hình dung được gì ngoài hình ảnh “thiên đường cộng sản” mờ mờ nhân ảnh, chỉ biết lúc này, trong huyết quản ông, sôi sục máu nóng muốn đập bỏ cái con quái vật - “nhà máy xi măng” - bên bờ sông Tam Bạc , Hải Phòng .
Ở đó “ dưới vòm trời âm u khói, dòng người xám xịt im lặng chảy đi . Những  bộ mặt gày còm lấm nhơ dầu máy hoặc bê bết than đá và bụi đất , đều lộ vẻ mệt mỏi , khác nào vừa bị rút kiệt sức lực trong cái âm phủ đầy lửa cháy và đầy bụi nóng ngột ngạt.” …ở đó “ Chân người ta bủn rủn , bụng đói như cào . Gió đầu mùa đông thổi tới , những manh áo xanh, áo nâu không làm sao chống nổi với gió lạnh . Mọi người đều im lặng bước đi , chỉ nghe thấy tiếng guốc, tiếng giày vải , tiếng chân không bước lệt xệt trên mặt đường …”
Những đoạn văn mô tả “nhà máy của tụi tư bản bóc lột công nhân ” này cũng có thể tìm thấy trong tiểu thuyết cùng đề tài của các nhà văn mác xít đầu thế kỷ 20 như  “Người mẹ”  của Maxime Gorki. “Thép đã tôi thế đấy” của Nicola Ostrosvki, hoặc truyện ngắn “Người đàn bà tàu“ của Nguyên Hồng. Chúng giống nhau đến độ có thể tráo đổi cho nhau mà không ảnh hưởng tới cục diện chung của tiểu thuyết bới lẽ chúng có chung một cảm hứng chủ đạo là coi  “nhà máy tư bản bóc lột công nhân “ giống như  “con quái vật hút máu mủ người làm thuê ” như  “âm phủ đầy lửa cháy và bụi nóng”.
Tiếc thay, “cảm hứng chủ đạo” đó không hẳn đã được các nhà văn “nghiệm sinh” từ thực tế đời sống mà là sản phẩm của trí tuệ sau khi đã được nhồi nhét một cách sơ lược và sống sít những luận điểm của chủ nghĩa Mác.
Và khi đi dưới “tấm biển chỉ đường” đó, ông nhà văn buộc phải chấp nhận sức mạnh đập chết con quái vật, đánh sập “âm phủ” phải là cái năng lượng tiềm ẩn của đám đông :
“Một ngọn đèn điện vàng khè đã thắp lên, dòng người rét và đói vẫn cuồn cuộn , lầm lì đi trên đường . Cái quang cảnh ấy có một sức mạnh riêng , nó có cái vẻ oai nghiêm của nó. Giả thử đầu đám người ấy nổi lên một lá cờ đỏ , và tất cả dòng người lầm lì kia mỗi người giơ lên một nắm tay và reo lên một tiếng thì cả con đường bờ sông này sẽ rung chuyển hết , biến thành một dòng thác dữ  và mấy nghìn con người mệt  đói bủn rủn kia đã thành một đạo quân ghê gớm rồi…”
Chỉ bằng một đoạn văn ngắn, Nguyễn Đình Thi đã vô tình bộc lộ ngoài ý muốn cái cốt lõi của “chủ nghĩa nhân đạo cộng sản”. Đó là một cái nhìn thuần “lý tính”, nhảy qua mọi khốn khó của quần chúng , nhằm ngay tới sự đánh thức sức mạnh mù quáng của nó, “biến khổ đau thành hành động”, biến biển nước mắt của chúng sinh thành sức mạnh đập phá.
Đặt chân tới Hải Phòng, Khắc gặp vô vàn khó khăn khi phong trào cách mạng bị đánh phá tơi bời. Cơ sở cách mạng đầu tiên Khắc được giới thiệu móc nối là anh trí thức Tuyển.
Chưa đọc tiếp, cũng có thể đoán chàng “trí thức tiểu tư sản” này gặp  thoái trào sẽ dao động, từ bỏ hàng ngũ cách mạng làm một anh “trí thức trùm chăn”. Đó là “tính giai cấp” quy định tính cách nhân vật mà.
Quả nhiên Khắc tìm tới Tuyển thì anh ta lại vờ vịt :
”Ông có việc gì đấy ạ…”..
Sau cùng anh ta huỵch toẹt :
” Anh cũng hiểu …lòng tôi vẫn trước sau như một …nhưng cảnh nhà tôi anh thấy đấy , còn năm đứa con nhỏ, tôi không thể như các anh được…”
Đúng như bác Mao nói :” trí thức không bằng cục phân”, nhất trí thức tiểu tư sản hay dao động, sợ thay đổi, sợ khó sợ khổ…Nguyễn Đình Thi quả đã vẽ chân dung anh trí thức Tuyển đúng hệt  với sự phân tích giai cấp của Đảng đối với loại nhân vật này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét