Văn hoá chó
Chó là gì thế em ơi
Những thằng chó chết lại ngồi với nhau…
1. Văn hoá cuộc sống là tất cả những gì liên quan tới con người chúng ta. Đó là văn hoá ăn, văn hoá mặc, văn hoá ứng xử, văn hoá xây dựng, văn hoá đủ thứ trên đời. Và tất nhiên rồi, còn một văn hoá nữa đó là văn hoá chó. Tại sao lại như vậy ư? Đơn giản thôi, vì con chó đã gắn liền với đời sống của người Việt chúng ta từ rất lâu rồi. Cái gì gắn với đời sống của con người thì được coi như là một thứ văn hoá.Theo tìm hiểu của chúng tôi, cũng như nghiên cứu của trung tâm Buôn dưa lê thì chó có trước loài người cơ đấy các cụ ạ. Mọi vật đều do Chúa nặn ra, con chó được chúa nặn ra trước khi có con người. Con người ra đời sau cùng khi không còn con gì để nặn nữa. Con chó được xếp trong danh sách những con vật trong gia đình cùng với ngựa, lợn gà, trâu, bò…Tuy nhiên chỉ có 2 con trung thành nhất với con người đó là chó và ngựa. Thế nên các cụ mới có câu “khuyển mã chí tình” có nghĩa là 2 con này sống với người rất có tình có nghĩa.
“Con không chê cha mẹ khó,
Nói về sự trung thành thì không con gì vượt được chó. Có những con chó nằm trên mộ chủ cho tới chết thì thôi chứ nhất quyết không bỏ đi. Mặc dù bị chủ đánh chí chết nhưng con chó không bao giò bỏ chủ mà đi, vẫn cứ loanh quanh trong gậm giường mà thôi. Thậm chí có con chó biết rằng chủ sắp cắt tiết mình rồi nhưng cũng không bỏ đi, mà chỉ nằm rên ư ử và chảy nước mắt ra.
Chuyện còn lưu trong trung tâm Buôn dưa lê là thế này, ông chồng đi vắng, cô vợ lôi sếp tới nhà, sếp đè bà chủ xuống chiếu, con chó lao tới cắn vào chân sếp vì nó tưởng bà chủ bị tấn công. Bà chủ điên tiết cho treo chó lên cắt cổ nấu rựa mận cho sếp nắm rượu trả thù. Ông chồng về, bà chủ thanh minh: “Anh ạ, hôm nay sếp tới nhà thăm, định sẽ cho anh đi xuất ngoại một chuyến, thế mà con chó lại cắn sếp”. Ông chồng nghe vậy thì đồng tình: “Vậy thì cắt tiết nó là phải rồi”. Chỉ có con chó biết mình oan nhưng không nói được. Nó kêu hư hử, nước mắt dàn rụa nhìn ông chủ kêu cứu nhưng vô vọng. Thế là công thành tội, nó đã giữ vợ cho ông chủ nhưng lại bị bà chủ đổ oan cho tôi cắn chân sếp, thế là toi. Đời chó là thế đấy!
Chó với người đã sống với nhau từ 4.000 năm lịch sử nay. Chính vì thế mà trong kho tàng văn hoá dân gian các cụ nhà mình đã có hàng nghìn câu ca dao, tục ngữ nói về sự quấn quýt giữa chó và người, xin trích ra đây vài câu đọc chơi thôi: “Chó gầy hổ mặt người nuôi”; “Đánh chó ngó chủ”…
2. Thịt chó 7 món là loại ẩm thực truyền thống của người Việt nam ta, lạ quá, chó sống với người thân tình như thế mà người lại xơi chó thì khó hiểu. Hiện một trường phái cho rằng, ăn thịt chó là bất nhân bất nghĩa, là ăn thịt bạn thân tình nhất trên đời. Tuy nhiên quan niệm khác thì cho rằng thịt chó là món ăn ngon và bổ, có sao đâu. Người Tây không ăn thịt chó vì chó của họ sạch sẽ, ngủ với người, còn chó Việt nam thì toàn ăn cứt nên phẩm hàm thuộc diện thấp, không có gì phải lăn tăn thường tiếc. Hơn nữa người có coi bạn bè ra gì đâu mà thương tới chó.
Vân Đình là nơi có nhiều quán chó nhất, chế biến ngon nhất nước. Thương hiệu Thịt chó Vân Đình thì nổi tiếng cả nước lâu rồi. Nhiều quán đã ăn cắp thương hiệu, nhại chó Vân Đình mà cũng bán mỗi ngày mấy chục con chó. Ở huyện Hoài Đức có một làng chuyên mổ chó bán cho các quán chó trong thành phố. Có những sát thủ mỗi ngày cắt tiết, mổ bụng cả trăm con chó. Nếu coi chó là bạn thì sát thủ này mỗi ngày giết chết cả trăm thằng bạn thân.
Người Việt nam ăn thịt chó từ lâu rồi, có lẽ từ thời Hùng Vương thứ nhất, bây giờ ăn thịt chó đã là văn hoá ẩm thực rồi thì không thể bỏ được đâu. Nhiều nhà chó học trên thế giới đã có đơn thư kêu gọi người Việt Nam không ăn thịt chó nữa, đó chỉ là ảo tưởng. Hiện nay chó ở nhiều nước trong khu vực đã được chuyển về Việt Nam ta mổ thịt ăn. Văn hoá chó!
3. Ngu như chó là câu cửa miệng mà người Việt Nam ta thường dùng để chỉ sự ngu si đần độn. Tuy nhiên sự so sánh đó không đúng. Theo tài liệu của trung tâm Buôn dưa lê thì chỉ số IQ của chó rất cao, thậm chí cao nhất trong các loài vật. Thậm chí có những vùng não chó còn thông minh hơn cả người. Tai chó thính gấp 200 lần tai người, mắt chó nhìn đêm rõ hơn 300 lần mắt người.
Chó được xếp vào hàng thông minh nhất trong giới súc vật là chính xác. Trong cuộc kháng chiến Vệ quốc ở Liên xô cũ, mấy trăm con chó đã được phong danh hiệu anh hùng lục lượng vũ trang, đặc biệt là trong lĩnh vực phát hiện gián điệp và tấn công tội phạm. Chó được đào tạo sĩ quan, có con đeo hàm đại tá, chó chết được tổ chức lễ tang theo kiểu chiến binh, rất oách. Trên thế giới này chó được tất cả các nước đào tạo để phục vụ đời sống của con người, chó bắt tội phạm, chó phát hiện ma tuý, chó còn là vật dùng để thử những loại thuốc mới sản xuất. Ngày xưa những bữa tiệc của vua đều phải cho chó ăn trước, nếu chó chết thì không cho Vua ăn nữa, nếu sau 15 phút chó không chết thì Vua mới được ăn. Vua bao giờ cũng ăn sau chó. Chó cứu vua. Văn hoá chó!
Vậy thì tại sao các cụ nhà ta lại nhất quyết là “ngu như chó”, gọi một con thông minh là ngu hẳn phải có lý do chứ nhỉ? Xin thưa, cũng chỉ tại loài chó trung thành với chủ quá mà thôi. Chính sự trung thành quá ấy là điểm ngu si của chó! Và các cụ nói “ngu như chó” cũng chẳng sai tí nào.
4. Chó cứ sủa, người cứ đi. Đây cũng là một câu thành ngữ trong cuộc sống. Chó thì bao giờ cũng sủa chính xác, không bao giờ sai. Chó nhận diện người thân quen thì trăm phần trăm không sai được, thấy người lạ, thấy kẻ trộm là sủa liền. Chính vì thế mà bọn gian manh, bọn cướp rất sợ chó. Tuy nhiên bọn cướp ngày thì lại chẳng coi chó ra gì vì chúng có quyền lực trong tay nên quyết không sợ chó!
Thân phận chó sẽ mãi mãi thế thôi. Xin kể ra một câu chuyện sau đây để khép lại bài viết này. Có một đứa bé rất yêu thương con chó. Bỗng một hôm con chó mất tích. Thằng bé buồn lắm, nó khóc suốt mấy ngày đêm. Nói lấy giấy bút vẽ lại hình hài con chó để làm lưu niệm. Vẽ xong con chó thì nó nhờ mẹ nó vẽ thêm cho con chó đôi cánh để chó bay lên. Mẹ nó loay hoay suốt mấy ngày mà không vẽ được. Thằng bé cầu cứu bố nó. Bó nó chỉ ngoằng vài nét là ra hai cái cánh chó đẹp tuyệt vời, con chó như đang bây lên không trung bao la. Thằng bé thích quá ôm cổ bố cám ơn rối rít. Nó hỏi:
-Bố ơi cánh chó bằng cái gì mà đẹp thế ạ? Bố nó trả lời:
- Con ơi, ngày nào bố cũng ăn cánh chó. Đây là hai cái lá mơ...
Lê Tự(Blog Bà Đầm Xoè)
Vậy thì tại sao các cụ nhà ta lại nhất quyết là “ngu như chó”, gọi một con thông minh là ngu hẳn phải có lý do chứ nhỉ? Xin thưa, cũng chỉ tại loài chó trung thành với chủ quá mà thôi. Chính sự trung thành quá ấy là điểm ngu si của chó! Và các cụ nói “ngu như chó” cũng chẳng sai tí nào.
4. Chó cứ sủa, người cứ đi. Đây cũng là một câu thành ngữ trong cuộc sống. Chó thì bao giờ cũng sủa chính xác, không bao giờ sai. Chó nhận diện người thân quen thì trăm phần trăm không sai được, thấy người lạ, thấy kẻ trộm là sủa liền. Chính vì thế mà bọn gian manh, bọn cướp rất sợ chó. Tuy nhiên bọn cướp ngày thì lại chẳng coi chó ra gì vì chúng có quyền lực trong tay nên quyết không sợ chó!
Thân phận chó sẽ mãi mãi thế thôi. Xin kể ra một câu chuyện sau đây để khép lại bài viết này. Có một đứa bé rất yêu thương con chó. Bỗng một hôm con chó mất tích. Thằng bé buồn lắm, nó khóc suốt mấy ngày đêm. Nói lấy giấy bút vẽ lại hình hài con chó để làm lưu niệm. Vẽ xong con chó thì nó nhờ mẹ nó vẽ thêm cho con chó đôi cánh để chó bay lên. Mẹ nó loay hoay suốt mấy ngày mà không vẽ được. Thằng bé cầu cứu bố nó. Bó nó chỉ ngoằng vài nét là ra hai cái cánh chó đẹp tuyệt vời, con chó như đang bây lên không trung bao la. Thằng bé thích quá ôm cổ bố cám ơn rối rít. Nó hỏi:
-Bố ơi cánh chó bằng cái gì mà đẹp thế ạ? Bố nó trả lời:
- Con ơi, ngày nào bố cũng ăn cánh chó. Đây là hai cái lá mơ...
Lê Tự(Blog Bà Đầm Xoè)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét