Nhìn thẳng vào sự thật từ clip luận về giáo dục
- Những tưởng clip "Sự trăn trở của một kẻ lười biếng" chỉ như một "thú chơi" của môt nam sinh tự xưng học lớp 12. Thế nhưng, quan điểm của nam sinh đưa ra được độc giả đón nhận... nồng nhiệt. Thậm chí còn phong là "người hùng", là "thần đồng"...
Một ngày sau khi clip đăng tải, hàng trăm comment gửi về có đến phần nửa ủng hộ. Một phần cho rằng, năm sinh "ngựa non háu đá" và cảnh báo "coi chừng bị ném đá". Số ít cho rằng, quan điểm đưa ra chỉ đúng khoảng 30%... Xem xong clip độc giả Quynh An nhận xét: "Cậu học sinh này là người có tài. Những gì cậu nói đều rất chí lí."
"Một bài hùng biện quá xuất sắc đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng cả lý thuyết và thực tiễn ở nhiều khía cạnh xã hội và kỹ năng trình bày quá tốt" - là nhận xét của độc giả có nickname Sky.Chung cảm xúc, độc giả Võ Tuyên ví von: "Sự trăn trở của kẻ lười biếng" - theo tôi phải nói đó là sự trăn trở của một học sinh tâm huyết với nền giáo dục nước nhà. Em có những suy nghĩ rất sâu sắc và thực tế. Có lẽ các nhà lãnh đạo, quản lý giáo dục cũng nên bớt chút thời gian vàng ngọc của mình để nghe và xem xét những vấn đề mà em nêu ra".
Thậm chí, bạn đọc Nguyễn Gia Lộc còn gọi nam sinh là "thần đồng"...
Không ít ý kiến đề xuất: "Cho nam sinh này làm trợ lý Bộ trưởng Bộ GD-ĐT sau đó là Bộ trưởng Bộ GD Việt Nam...". Một số ý kiến cho rằng, diễn thuyết của nam sinh có đạo diễn và chỉ như "thùng rỗng kêu to?"
Giáo dục lạc đường
Độc giả Thiên Vũ nhìn nhận: "Hãy bỏ qua những sai sót trong cái clip của anh bạn này, mà nên nhìn thẳng vào nội dung của nó. Và tôi tin rằng ai chịu khó nghe hết điều thấy rằng đó là thực tế của ngành giáo dục Việt Nam - trải qua bao năm nó vẫn đi theo lối mòn và đi tới ngõ cụt".
Theo độc giả Vũ: "Muốn hiểu thực tế hãy hỏi giáo viên. Họ là người biết rõ nhất bất cập và sai lầm của giáo dục, nhưng họ không phản đối và họ cũng không dám nói lên. Đó là hạn chế của ngành giáo dục Việt Nam...."
"Do vậy, Bộ GD-ĐT cần có những cuộc cách mạng trưng cầu ý kiến để thấy sai phải lên tiếng. Và nên có hành động từ chức nếu thấy bản thân không thể làm cho giáo dục phát triển" - độc giả Vũ kiến nghị.
Đồng quan điểm, độc giả Nguyen Phuong tiếp kiến: "Phải nói nam sinh lớp 12 là người sáng suốt và can đảm nói ra những điều mà những người sáng suốt khác chưa đủ tự tin để nói vì áp lực của hoàn cảnh xã hội. Hiện, nền giáo dục Việt còn rất bất cập. Ví như trong hệ thống giáo dục của ta rất ít đề cập đến môn giao tiếp xã hội, đến giáo dục bản lĩnh đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống và nhiều những kỹ năng mềm khác.
Đồng thời, quên giáo dục học sinh niềm đam mê và định hướng lối đi cho mỗi cá nhân. Đổi lại tiêu tốn quá nhiều thời gian, trí óc và tiền bạc của xã hội để ôm lấy mớ kiến thức mà sau đó họ mãi sẽ không sử dụng đến. Việc đào tạo ra, để cho họ một tấm bằng mà không phải là một sự thành công trong công việc mà họ lựa chọn..."
Điều Bộ GD phải suy nghĩ?
Độc giả hatranhai kiến giải: "Không phải cậu học sinh này nói tất cả đều đúng nhưng tôi thấy các nhà làm giáo dục lên xem lại cách giáo dục ở nước ta. Tôi là một nghiên cứu sinh ở nước ngoài về tôi thấy giáo dục ở Việt Nam quá nặng với các cháu. Khi đến trường cháu nào cũng một ba lô nặng thời gian ăn còn không có lấy đâu ra thời gian chơi.
Ở các nước tiên tiến học sinh của họ học rất nhàn nhưng thời gian thực hành của họ thì rất nhiều. Ở các nước ấy họ có phương pháp sư phạm rất hay, họ gần như hướng học sinh học phân ban ngay từ đầu chính vì vậy học sinh của học rất tập trung học rất ít nhưng hiệu quả rất cao. Nó tạo ra một con người có chuyên môn rất sâu. Còn ở Việt Nam sau khi sinh viên ra trường nhà tuyển dụng hỏi thì sinh viên cái gì cũng biết nhưng khi đi sâu vào chuyên môn thì họ chả biết cái gì cả chính vì vậy họ chả làm được cái gì".
Do vậy đề xuất "học sinh chỉ cần học đến lớp 9 là đủ" của nam sinh lớp 12 nhận được nhiều hưởng ứng. Bạn đọc Mạnh Phong phân tích: "Tôi đồng cảm nhất ở suy nghĩ chỉ cần học đến lớp 9 là đủ. Nếu thiết kế lại chương trình một cách hệ thống đồng bộ thì kiến thức cơ bản đến lớp 9 là đủ. Cho nên bắt đầu từ năm lớp 8, 9 nên hạn chế sách vở hay chính xác hơn là nên cho học thông qua thảo luận, tham quan, du lịch (kiểu hội trại), thí nghiệm và các câu lạc bộ học sinh tự tổ chức có thầy cô phụ trách (rất tâm đắc kiểu CLB của các trường Nhật Bản).
Hết lớp 9 bắt đầu phân các trường: tiếp tục học chuyên ngành kiểu như đại học hiện nay và hệ đại học gộp cùng với cấp 3. 2 năm cuối nên là đi thực tập và làm việc thực tế tại các công ty, đánh giá qua thuyết trình, luận văn,công trình sáng tạo được làm ra trong thời gian này,điểm đánh giá của công ty.... và 1 loại trường khác là trường nghề. Đào tạo nghề cụ thể ra làm ngay được hoặc đào tạo theo đặt hàng của một công ty cụ thể.
- Phong Đăng(tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét