Doanh nghiệp “ăn” hết lợi nhuận của người trồng lúa
Tổng lợi nhuận của doanh nghiệp xuất khẩu gạo tăng rất cao trong khi thu nhập của người trồng lúa ngày càng giảm đến mức báo động. Đây là số liệu vừa được Oxfam, Tổ chức phi chính phủ quốc tế về chống đói nghèo và bất công ở nông thôn và Viện Chính sách Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Việt Nam phổ biến. Nam Nguyên trình bày vấn đề này.
Người nông dân Việt Nam cần cù chăm chỉ, làm việc từ tờ mờ
sáng để rồi lúc nào cũng là thành phần chịu thiệt thòi nhiều nhật
Thu nhập nông dân trồng lúa giảm đến báo độngTheo tài liệu vừa được công bố vào tuần lễ đầu tháng 4, lợi tức của nông dân trồng lúa đồng bằng sông Cửu Long giảm xuống 7 lần trong giai đoạn 2006-2010. Dân Việt Online đưa tin, điều tra ghi nhận tại vựa lúa xuất khẩu chính của Việt Nam, vào năm 2006 người trồng lúa có thể thu được 70% tổng lợi nhuận từ sản xuất và kinh doanh lúa gạo, nhưng đến năm 2010 mức này chỉ còn 10%.Trong khi đó, điều tra nghiên cứu sâu tại 2 doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở An Giang cho thấy, tỷ trọng từ xuất khẩu gạo trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp chỉ có 7% vào năm 2007 đã tăng lên 99% năm 2008 và năm 2010 là 97%.
Trả lời chúng tôi vào tối 9/4, từ Hà Nội TS Đặng Kim Sơn. Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn nhìn nhận Việt Nam có quá nhiều người trồng lúa và diện tích nông hộ rất nhỏ bé. Ông nói:
“Có thể nói cho đến bây giờ các chính sách hỗ trợ cho người trồng lúa mà bảo đảm được thu nhập ổn định, thì vẫn là một thách thức chưa có lời giải rõ ràng.”
Trong một tiến trình dài từ lúc ngăn sông cấm chợ thiếu lương thực phải nhập khẩu trong thập niên 1980, ngày nay Việt Nam xuất khẩu từ 6 tới hơn 7 triệu tấn gạo mỗi năm, nhưng đa số nông dân làm lúa là để có cơm ăn chứ không hy vọng nhờ vào cây lúa để nâng cao cuộc sống. Một người trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long phát biểu:
“Số nhiều mỗi hộ khoảng 1 héc-ta, những hộ làm 1 héc-ta trở xuống con cái họ phải đi làm thuê làm mướn cho những người đất nhiều, một số thì đi xứ khác kiếm việc. Nhưng mà cũng phải bám ruộng, nông dân nếu bỏ ruộng họ đâu biết làm gì để sống, phải bám hoài, bám ruộng để sống.”
Trong tài liệu mang tên “ Ai được lợi từ việc tăng giá gạo”, các chuyên gia của Oxfam và Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn vạch ra một sự mâu thuẫn trong sản xuất và kinh doanh lúa gạo. Theo đó, “sản xuất lúa gạo ở Việt Nam đóng vai trò quan trọng đối với an ninh lương thực, nhưng lại chưa góp phần tạo ra nguồn thu nhập chính cho các hộ trồng lúa.”
Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, TS Đặng Kim Sơn nhận định, vấn đề nâng cao thu nhập cho người dân trồng lúa, nhất là vùng chủ yếu sản xuất lúa không có ngành nghề gì khác là một yêu cầu rất quan trọng. Hiện nay đang có một số chính sách thay đổi tương đối mạnh hơn để nhằm cải thiện tình trạng này.
Thứ nhất là chủ trương xây dựng các kho chứa tại đồng bằng sông Cửu Long để giảm bớt thất thoát sau thu hoạch, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nông dân thu hoạch lúa trong mùa mưa.
Thứ hai là các chính sách hỗ trợ cho mô hình ‘cánh đồng mẫu lớn’ để các doanh nghiệp kết hợp với nông dân, vừa cung cấp ứng trước vật tư đầu vào, cung cấp dịch vụ khuyến nông và có thể giải quyết tốt hơn khâu sản phẩm đầu ra như sấy lúa và nhà kho tạm trữ cho dân. Các chính sách này đang được tiến hành song song với việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt chuyển phần cho vay để dân và chính quyền địa phương đưa một phần diện tích lúa hiện nay được tưới bằng các máy động lực sang tưới bằng điện nhờ đó làm giảm chi phí sản xuất lúa.
Thứ hai là các chính sách hỗ trợ cho mô hình ‘cánh đồng mẫu lớn’ để các doanh nghiệp kết hợp với nông dân, vừa cung cấp ứng trước vật tư đầu vào, cung cấp dịch vụ khuyến nông và có thể giải quyết tốt hơn khâu sản phẩm đầu ra như sấy lúa và nhà kho tạm trữ cho dân. Các chính sách này đang được tiến hành song song với việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt chuyển phần cho vay để dân và chính quyền địa phương đưa một phần diện tích lúa hiện nay được tưới bằng các máy động lực sang tưới bằng điện nhờ đó làm giảm chi phí sản xuất lúa.
TS Đặng Kim Sơn tiếp lời: “Đấy là những chính sách lớn thay đổi về sản xuất. Ngoài ra chủ trương lâu nay vẫn làm là thu mua tạm trữ lúa của dân thông qua ngân hàng và thông qua doanh nghiệp thì có quá nhiều ý kiến cho rằng nó không trực tiếp đến tay người dân và họ được hưởng lợi rất thấp. Vì thế sắp tới sẽ chuyển sang tìm cách cho vay hoặc hỗ trợ trực tiếp cho người nông dân. Những định hướng như thế đang được làm. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng, một trong những việc quan trọng phải làm là phải đa dạng hóa sản xuất cho người nông dân sản xuất lúa, đào tạo nghề, tạo ra việc làm cho lao động dư ra từ nông thôn. Nếu chỉ trồng trọt một cây lúa và với chính sách đầu tư như hiện nay thì chưa tạo được sự chuyển biến quan trọng cải thiện thu nhập của người trồng lúa được.”
Thu mua tạm trữ chỉ có lợi cho doanh nghiệp
Vấn đề thu mua tạm trữ gạo đầy tranh cãi như TS Đặng Kim Sơn vừa nêu ra, cũng là một phần trong nội dung nghiên cứu phối hợp giữa Oxfam và Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn. Các chuyên gia kết luận là nông dân không được hưởng lợi từ chính sách thu mua tạm trữ gạo qua 3 lý do chính. Đó là việc xác định giá mua tạm trữ không phù hợp, doanh nghiệp mua gạo qua thương lái, không mua trực tiếp của nông dân. Thời gian cho vay tạm trữ thường kéo dài 3 tháng, nhưng doanh nghiệp không mua tại thời điểm giá cao, mà chỉ tiến hành khi giá ở mức thấp; trong khi thu hoạch lúa ở các tỉnh nhiều nơi sớm trễ khác nhau nhưng thời gian mua tạm trữ là cố định.
Trong dịp trả lời chúng tôi, ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên Chủ tịch An Giang nhận định: “Một nhược điểm của ngành lúa gạo của Việt Nam, tôi thấy tới bây giờ mà còn duy trì cơ chế này thì đúng là bị động, là điều chưa tiến bộ. Chính phủ vì nôn nóng, chính phủ cũng chưa có cách nào để giúp cho các doanh nghiệp tự lực vươn lên đâu, phấn đấu lời ăn lỗ chịu, thủ chắc phần mình thì đẩy cái phần khó cho người nông dân. Chính phủ ở giữa để xử cái này thì nó chỉ mang tính giải pháp tình thế. Mà tình thế thì những năm đầu nó phù hợp, còn cứ kéo dài thế này thì nông dân chịu thiệt tiếp và chánh phủ cũng thiệt luôn vì mất một số tiền. Cho nên kiểu kinh doanh thế này là không tốt.”
Theo TS Võ Hùng Dũng, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Cần Thơ, cơ chế mua tạm trữ gạo hiện nay không những lỗi thời mà còn làm biến dạng thị trường. Ông nói: “Tôi không ủng hộ lắm hình thức tạm trữ hiện nay và chưa có cách thức nào khác hơn hình thức hiện nay là nhờ qua các công ty thu mua. Nhưng nếu nhờ các công ty thu mua lúa gạo thì lợi ích nếu có là ở họ, cũng có thể họ tận dụng được để hưởng lãi suất cấp bù chứ cũng không chắc chắn lắm là họ tạm trữ trong kho theo kỳ vọng đâu.”
Tài liệu nghiên cứu điều tra phối hợp giữa Oxfam và Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn nêu lên một vấn nạn Đó là doanh nghiệp hưởng lợi lớn trong chuỗi giá trị sản xuất-kinh doanh lúa gạo, nhưng họ không màng đầu tư trở lại vào đồng ruộng hoặc giúp đỡ nông dân.
Theo chúng tôi tìm hiểu, hầu như các đại gia hưởng lợi nhiều nhất từ xuất khẩu gạo như các Tổng Công ty Lương thực Nhà nước lại chính là các đơn vị không tham gia chủ trương ‘cánh đồng mẫu lớn’. Châm ngôn kinh doanh được cho là mua gạo với giá rẻ nhất và mong hưởng lợi cao nhất qua chênh lệch giá.
Có lẽ đó là lý do tại sao lợi nhuận của nông dân trồng lúa càng ngày càng giảm, trong khi Việt Nam tăng tốc xuất khẩu gạo duy trì vị trí thứ nhì trên thế giới.
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2013-04-10
Thu mua tạm trữ chỉ có lợi cho doanh nghiệp
Vấn đề thu mua tạm trữ gạo đầy tranh cãi như TS Đặng Kim Sơn vừa nêu ra, cũng là một phần trong nội dung nghiên cứu phối hợp giữa Oxfam và Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn. Các chuyên gia kết luận là nông dân không được hưởng lợi từ chính sách thu mua tạm trữ gạo qua 3 lý do chính. Đó là việc xác định giá mua tạm trữ không phù hợp, doanh nghiệp mua gạo qua thương lái, không mua trực tiếp của nông dân. Thời gian cho vay tạm trữ thường kéo dài 3 tháng, nhưng doanh nghiệp không mua tại thời điểm giá cao, mà chỉ tiến hành khi giá ở mức thấp; trong khi thu hoạch lúa ở các tỉnh nhiều nơi sớm trễ khác nhau nhưng thời gian mua tạm trữ là cố định.
Trong dịp trả lời chúng tôi, ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên Chủ tịch An Giang nhận định: “Một nhược điểm của ngành lúa gạo của Việt Nam, tôi thấy tới bây giờ mà còn duy trì cơ chế này thì đúng là bị động, là điều chưa tiến bộ. Chính phủ vì nôn nóng, chính phủ cũng chưa có cách nào để giúp cho các doanh nghiệp tự lực vươn lên đâu, phấn đấu lời ăn lỗ chịu, thủ chắc phần mình thì đẩy cái phần khó cho người nông dân. Chính phủ ở giữa để xử cái này thì nó chỉ mang tính giải pháp tình thế. Mà tình thế thì những năm đầu nó phù hợp, còn cứ kéo dài thế này thì nông dân chịu thiệt tiếp và chánh phủ cũng thiệt luôn vì mất một số tiền. Cho nên kiểu kinh doanh thế này là không tốt.”
Theo TS Võ Hùng Dũng, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Cần Thơ, cơ chế mua tạm trữ gạo hiện nay không những lỗi thời mà còn làm biến dạng thị trường. Ông nói: “Tôi không ủng hộ lắm hình thức tạm trữ hiện nay và chưa có cách thức nào khác hơn hình thức hiện nay là nhờ qua các công ty thu mua. Nhưng nếu nhờ các công ty thu mua lúa gạo thì lợi ích nếu có là ở họ, cũng có thể họ tận dụng được để hưởng lãi suất cấp bù chứ cũng không chắc chắn lắm là họ tạm trữ trong kho theo kỳ vọng đâu.”
Tài liệu nghiên cứu điều tra phối hợp giữa Oxfam và Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn nêu lên một vấn nạn Đó là doanh nghiệp hưởng lợi lớn trong chuỗi giá trị sản xuất-kinh doanh lúa gạo, nhưng họ không màng đầu tư trở lại vào đồng ruộng hoặc giúp đỡ nông dân.
Theo chúng tôi tìm hiểu, hầu như các đại gia hưởng lợi nhiều nhất từ xuất khẩu gạo như các Tổng Công ty Lương thực Nhà nước lại chính là các đơn vị không tham gia chủ trương ‘cánh đồng mẫu lớn’. Châm ngôn kinh doanh được cho là mua gạo với giá rẻ nhất và mong hưởng lợi cao nhất qua chênh lệch giá.
Có lẽ đó là lý do tại sao lợi nhuận của nông dân trồng lúa càng ngày càng giảm, trong khi Việt Nam tăng tốc xuất khẩu gạo duy trì vị trí thứ nhì trên thế giới.
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2013-04-10
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét