Thứ Hai, 7 tháng 3, 2022

Không nên tin các thông tin giả đang tràn lan trên mạng

Không nên tin các thông tin giả đang tràn lan trên mạng
Người dân Kiev ào ạt ném bom xăng, 'xe tăng' Nga chìm trong biển lửa: Sự thật lừa bịp từ một clip gây bão. Mạng xã hội lan truyền đoạn video được cho là "trận mưa bom xăng" trút xuống phương tiện quân sự Nga giữa lòng thủ đô Kiev, Ukraine.

Trong những ngày gần đây, trên mạng xã hội đang lan truyền một đoạn video cho thấy người dân Ukraine dồn dập ném bom xăng vào xe bọc thép Nga ở thủ đô Kiev, Ukraine, khiến chiếc xe mới tiến được vài bước đã bốc cháy dữ dội.

Đoạn video này lần đầu tiên được một tài khoản Facebook chia sẻ vào ngày 26/2, cùng với thông tin: Các công dân Ukraine phá hủy 2 xe tăng Nga [thực chất là xe bọc thép chở quân (APC) - PV] bằng bom xăng ở thủ đô Kiev.

Hiện bài đăng này đã bị xóa.

Sau đó, đoạn video tiếp tục được một số tài khoản Facebook chia sẻ vào ngày 28/2, thu hút hàng trăm nghìn lượt xem.

Tuy nhiên, theo website kiểm chứng thông tin do tổ chức tư vấn RAND đề cử, đoạn video này thực chất đã có từ năm 2014, ghi lại hình ảnh các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Ukraine, không liên quan gì tới chiến dịch quân sự do Nga phát động vào Ukraine năm 2022.

Các xe bọc thép chở quân (APC) bị ném bom xăng thuộc về lực lượng cảnh sát chống bạo động ở Kiev.

Cuộc biểu tình này nổ ra trong thời kỳ Euromaidan - một làn sóng biểu tình và bất ổn định dân sự ở Ukraine kéo dài từ tháng 11/2013 đến tháng 2/2014. Đoạn video được các tài khoản Facebook chia sẻ trong thời gian gần đây thực chất là đoạn video ghi lại "trận mưa bom xăng" trút xuống cảnh sát chống bạo động Ukraine, không phải lực lượng Nga.

Kết quả xác minh cho thấy có thể tìm thêm ít nhất 2 đoạn video ghi lại cuộc biểu tình này ở các góc quay khác nhau.

Đoạn video với tiêu đề "Người biểu tình đốt cháy APC bằng bom xăng" đã được đăng tải lên You Tube vào ngày 21/2/2014.

Ngoài ra, một video khác trên You Tube kèm dòng mô tả bằng tiếng Nga cho thấy chiếc APC bị chôn vùi trong 'biển lửa' tại Kiev được đăng tải vào ngày 20/2/2014.

Cặp ảnh tĩnh dưới đây (một ảnh chụp từ video do tài khoản Facebook chia sẻ hôm 28/2 và một ảnh chụp từ video You Tube thứ nhất được đề cập ở trên) cho thấy các cảnh đường phố tương tự nhau, mặc dù không giống hoàn toàn. Ngoài ra, có thể quan sát thấy các cửa hàng giống nhau xuất hiện trong cả 2 ảnh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét