Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2022

Hoan hô Tổng thống Nga cứng rắn với phương Tây

Hoan hô Tổng thống Nga cứng rắn với phương Tây
Ứng phó 'mưa trừng phạt' từ phương Tây, ông Putin tính tung phản đòn
Tổng thống Vladimir Putin để ngỏ khả năng ‘quốc hữu hóa’ tài sản của các công ty nước ngoài sắp rút khỏi Nga, để đối phó với các lệnh trừng phạt từ phương Tây.Theo báo Bưu điện Washington, phát biểu trong cuộc họp với các quan chức chính phủ hôm 10/3, Tổng thống Putin nói rằng, Nga phải "giới thiệu việc quản lý bên ngoài" đối với các doanh nghiệp sắp rời đi, "và sau đó chuyển giao các doanh nghiệp này cho những ai muốn làm việc".
Ông cũng tán thành một dự luật cho phép Chính phủ Nga tiếp quản và sau đó bán các doanh nghiệp đã rời khỏi nước này. “Tôi không nghi ngờ gì về việc các biện pháp trừng phạt (từ phương Tây) sẽ được áp dụng bất kể lý do gì”, ông Putin cho biết. 

“Giống như cách chúng ta đã vượt qua những khó khăn này những năm trước đó, chúng ta cũng sẽ vượt qua chúng ở thời điểm hiện tại”.Trước đó, một ủy ban lập pháp của Nga hôm 9/3 đã thông qua dự luật được đảng Nước Nga Thống nhất đề xuất, trong đó cho phép “quốc hữu hóa” tài sản của các doanh nghiệp nước ngoài đang rút các hoạt động kinh doanh khỏi quốc gia này.

Một tuyên bố của đảng Nước Nga Thống nhất trong tuần này cho biết, dự luật quốc hữu hóa sẽ cho phép Chính phủ Nga yêu cầu tòa án áp lệnh quản lý từ bên ngoài đối với các nhà máy, cửa hàng cùng các cơ sở khác bị các doanh nghiệp sắp rời khỏi Nga bỏ lại để “ngăn chặn phá sản và duy trì việc làm”. Việc quản lý bên ngoài dự kiến kéo dài trong 3 tháng, sau đó Chính phủ Nga sẽ đưa các tài sản này ra đấu giá.

Cũng theo tuyên bố, quy tắc trên sẽ áp dụng cho các công ty có hơn 25% cổ phần được sở hữu bởi các thực thế nước ngoài hoặc “các chính phủ không thân thiện” với Nga. Tuy nhiên, những công ty thuộc diện bị “quốc hữu hóa” vẫn có thể trì hoãn quá trình này, nếu họ khởi động lại hoạt động kinh doanh của mình trong vòng 5 ngày kể từ khi lệnh của tòa án có hiệu lực, hoặc bán bớt tài sản để duy trì hoạt động kinh doanh và việc làm.

Đề xuất của đảng Nước Nga Thống nhất là một trong số những biện pháp của Nga nhằm trả đũa các lệnh trừng phạt kinh tế từ “những chính phủ không thân thiện”, cũng như đối phó với làn sóng các doanh nghiệp nước ngoài đang rút dần các hoạt động kinh doanh khỏi Nga.

Theo ước tính từ Trường Quản lý Yale (Mỹ), hơn 330 doanh nghiệp và công ty nước ngoài đã tuyên bố ngừng kinh doanh tại Nga kể từ khi nước này mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Lý do mà các doanh nghiệp này đưa ra chủ yếu là để phản đối hành động quân sự của Nga ở Ukraine, cũng như gặp khó khăn trong việc xử lý các khoản thanh toán và nhập khẩu nguồn hàng cung cấp vào Nga, do tác động từ các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Bị bao vây cấm vận, Tổng thống Nga tuyên bố cứng rắn với phương Tây

Trong động thái mới nhất để đáp trả phương Tây, Nga thông báo cấm xuất khẩu hơn 200 sản phẩm và thiết bị tới cuối năm 2022.

Cấm xuất khẩu hơn 200 sản phẩm

Theo nội dung sắc lệnh được Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin ký ngày 10/3, danh sách cấm xuất khẩu bao gồm các thiết bị công nghệ, truyền thông và y tế, phương tiện giao thông, máy móc nông nghiệp và thiết bị điện..., tổng cộng hơn 200 mặt hàng.

Trong đó có một số mặt hàng xuất khẩu do các công ty nước ngoài đang vận hành tại Nga sản xuất như ô tô, toa tàu, container.

Bộ Kinh tế Nga cho biết, lệnh cấm xuất khẩu sẽ áp dụng với các quốc gia có hành động không thân thiện với Nga và nhằm đảm bảo các ngành kinh tế trọng yếu không bị gián đoạn.

Dự kiến khoảng 48 quốc gia trên thế giới sẽ bị ảnh hưởng vì lệnh cấm xuất khẩu này bao gồm Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), có thể ngoại trừ các thành viên Liên minh Kinh tế Á Âu (EEU) và các khu vực Nam Ossetia và Abkhazia.

EEU gồm Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Nga.

Ngoài ra, hãng tin Interfax dẫn lời nguồn tin am hiểu vấn đề cho biết, Nga có thể tạm thời cấm xuất khẩu ngũ cốc sang một số nước thành viên trong EEU từ 15/3 tới 31/8, cũng như cấm xuất khẩu đường với các quốc gia ngoài EEU.

Kể từ khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Mỹ, Liên minh châu Âu đã áp đặt một loạt các biện pháp trừng phạt nhắm vào Chính phủ Nga, các lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, công ty và cá nhân Nga.

Những biện pháp này gồm loại các ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT, giới hạn xuất khẩu các mặt hàng công nghệ cao cho Nga, ngăn các ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước Nga tiếp cận thị trường tài chính phương Tây và mới nhất là lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ Nga của Mỹ.

Tổng thống Putin : Nga sẽ trỗi dậy mạnh mẽ!

Bất chấp hàng nghìn lệnh trừng phạt bủa vây, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định những biện pháp như vậy sẽ gây tác động ngược với phương Tây. Giá lương thực và năng lượng tại phương Tây sẽ tăng cao, còn Nga sẽ giải quyết vấn đề và trỗi dậy mạnh mẽ.

Ông Putin khẳng định Nga không có lựa chọn nào khác ngoài thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine và Nga không phải là quốc gia có thể chấp nhận thỏa hiệp về toàn vẹn lãnh thổ để đổi lấy những lợi ích kinh tế ngắn hạn.

“Dù trong trường hợp nào, (phương Tây - PV) cũng sẽ áp các lệnh trừng phạt. Hiện đang tồn tại nhiều khúc mắc, vấn đề và khó khăn nhưng trong quá khứ chúng ta đã vượt qua thì bây giờ cũng sẽ vượt qua”, Tổng thống Nga phát biểu tại cuộc họp Chính phủ ngày 10/3 và khẳng định không có vấn đề nào người Nga không thể giải quyết.

Ông Putin cho biết Nga - đối tác cung cấp 1/3 khí đốt của châu Âu, sẽ tiếp tục các điều khoản hợp đồng dù đã phải hứng chịu các lệnh trừng phạt trong lĩnh vực năng lượng, bao gồm lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ từ Mỹ.

“Họ thông báo sẽ cấm nhập khẩu dầu mỏ Nga tới thị trường Mỹ. Giá cả tại đó đang tăng, lạm phát cao chưa từng có và đã chạm tới mốc lịch sử. Họ đang tìm cách đổ lỗi hậu quả chính sai lầm của mình lên Nga”, ông Putin nói thêm.

Lãnh đạo Điện Kremlin cũng chỉ ra Nga là một trong những nhà sản xuất phân bón chính trên thế giới và cảnh báo những hậu quả không thể tránh khỏi với thị trường lương thực thế giới khi phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt với Nga.

Báo cáo tại cuộc họp, Bộ trưởng Nông nghiệp Nga khẳng định, Moscow vẫn đang đảm bảo an ninh lương thực trong nước.

Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết Moscow sẽ thực hiện các biện pháp ngăn dòng tiền chảy ra nước ngoài và sẽ trả các khoản nợ bằng đồng ruble thay vì USD.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét