Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2022

Trừng phạt Nga, phương Tây “tự chuốc lấy thất bại”

Tổng thống Putin: Trừng phạt Nga, phương Tây đang “tự chuốc lấy thất bại”
Tổng thống Nga Putin ngày 10/3 cho biết, các lệnh trừng phạt đối với Nga sẽ gây ảnh hưởng ngược lại đối với phương Tây, khiến giá lương thực và năng lượng cao hơn.
Ông khẳng định Moscow sẽ giải quyết được các vấn đề của mình và ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn. Nhà lãnh đạo Nga cho rằng, không có giải pháp nào thay thế cho chiến dịch quân sự đặc biệt của nước này tại Ukraine và Nga không phải là quốc gia có thể chấp nhận thỏa hiệp về chủ quyền để đổi lấy một số lợi ích kinh tế ngắn hạn.
Phát biểu trong cuộc họp của chính phủ Nga, Tổng thống Putin khẳng định: “Các biện pháp trừng phạt này sẽ được áp đặt trong mọi trường hợp. Có rất một số câu hỏi, vấn đề và khó khăn nhưng trước đó chúng ta đã vượt qua và bây giờ cũng sẽ như vậy. Cuối cùng, tất cả điều này sẽ giúp gia tăng sự độc lập, tự cường và chủ quyền của chúng ta”.

Tổng thống Putin đã mô tả các biện pháp trừng phạt của phương Tây là hành động “tự chuốc lấy thất bại” và trấn an người Nga rằng, nước này có thể chống chịu với những gì mà Moscow coi là “cuộc chiến kinh tế” chống lại các ngân hàng, doanh nghiệp và các nhà tài phiệt của Nga.

Trước đó hôm 8/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố sẽ cấm nhập khẩu dầu và các sản phẩm năng lượng khác từ Nga, đánh dấu một bước đi mạnh mẽ mới trong việc áp đặt trừng phạt đối với Nga. Liên minh châu Âu (EU) cũng đưa thêm 146 thượng nghị sĩ và 14 tài phiệt của Nga vào danh sách trừng phạt. Những nhân vật này sẽ bị đóng băng tài sản và bị đưa vào danh sách đen cấm thị thực của khối. Đây là động thái mới nhất của phương Tây nhằm đáp trả chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga./.

Nga thích "nhờn" với Mỹ à?

Phó Tổng thống Mỹ công khai tuyên bố nước này đã chuyển 2 tổ hợp tên lửa Patriot tới Ba Lan nhằm giúp đối phó với các mối đe dọa trong bối cảnh căng thẳng khu vực leo thang.

Hệ thống tên lửa Patriot PAC-3 (Ảnh: Army.mil).

Trong chuyến thăm tới Ba Lan hôm 10/3, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris thông báo 2 tổ hợp tên lửa Patriot đã được Mỹ chuyển tới Ba Lan theo cam kết trước đó của Washington.

Trước thông báo của Phó Tổng thống Harris, người phát ngôn Bộ Tư lệnh châu Âu (EUCOM) của Mỹ Adam Miller ngày 8/3 cho biết, Mỹ sẽ triển khai 2 tổ hợp tên lửa Patriot tới Ba Lan như một biện pháp "phòng thủ" để đối phó với bất kỳ mối đe dọa tiềm tàng nào nhằm các đồng minh của Mỹ và NATO, trong bối cảnh Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine.

"Đây là giải pháp bảo vệ lực lượng thận trọng nhằm củng cố cam kết của chúng tôi đối với Điều 5 (Hiến chương NATO) và sẽ không hỗ trợ bất kỳ hoạt động tấn công nào", tuyên bố của EUCOM cho biết, đề cập đến nguyên tắc một cuộc tấn công nhằm vào thành viên của NATO đồng nghĩa với một cuộc tấn công vào tất cả các thành viên của khối.

Hệ thống Patriot được thiết kế nhằm tiêu diệt các tên lửa đạn đạo tầm ngắn, các loại máy bay tiên tiến và tên lửa hành trình.

Trong cuộc họp báo sau cuộc gặp với Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda, Phó Tổng thống Harris khẳng định rằng cam kết của Mỹ đối với Điều 5 Hiến chương NATO vẫn "vững chắc".

"Mỹ sẵn sàng bảo vệ từng tấc lãnh thổ của NATO. Mỹ nhấn mạnh rằng một cuộc tấn công chống lại một nước thành viên (NATO) là một cuộc tấn công chống lại tất cả", bà Harris tuyên bố.

Bà Harris cho biết Mỹ sẽ đóng góp 50 triệu USD thông qua chương trình lương thực của Liên Hợp Quốc để viện trợ nhân đạo cho Ukraine. Phó Tổng thống Mỹ cũng chỉ trích chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine.

Chuyến thăm của bà Harris diễn ra sau 2 tuần chiến sự tại Ukraine. Tổng thống Duda cho biết gần 1,5 triệu người đã di tản từ Ukraine tới Ba Lan kể từ khi xung đột bắt đầu nổ ra. Bà Harris hoan nghênh chính phủ và người dân Ba Lan đã tiếp nhận người tị nạn Ukraine, đồng thời cho biết Mỹ sẵn sàng cung cấp sự hỗ trợ.

Ba Lan được cho là đã đàm phán với chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden về một thỏa thuận 3 bên, trong đó Ba Lan sẽ cung cấp các máy bay chiến đấu cho Ukraine, với điều kiện Mỹ sẽ cung cấp cho lực lượng không quân Ba Lan các máy bay chiến đấu mới hơn của Mỹ.

Bộ Ngoại giao Ba Lan cho biết nước này sẵn sàng chuyển giao tất cả máy bay chiến đấu MiG-29 cho Mỹ. Điều này đồng nghĩa với việc Washington có quyền chuyển giao MiG-29 cho Ukraine theo đề nghị hỗ trợ của Kiev.

Tuy nhiên, Mỹ đã bác bỏ đề xuất trên của Ba Lan. Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết việc Mỹ điều động máy bay chiến đấu từ căn cứ của Mỹ hoặc NATO ở Đức để bay vào không phận đang giao tranh giữa Nga và Ukraine "sẽ làm dấy lên lo ngại nghiêm trọng đối với các đồng minh NATO".

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhiều lần kêu gọi các nước phương Tây cung cấp máy bay chiến đấu để giúp Kiev đối phó với chiến dịch quân sự của Nga. Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nga cảnh báo, bất kỳ quốc gia nào mở cửa sân bay cho các máy bay chiến đấu Ukraine sử dụng để chống lại Nga sẽ bị Moscow coi là một bên liên quan đến xung đột.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét