Thứ Ba, 22 tháng 3, 2022

Tên lửa Kh-101 của Nga: Vô địch thiên hạ

Vô cùng khâm phục nhân dân Nga. Trí tuệ của người Nga quá tuyệt vời.
Tên lửa Kh-101 của Nga: Vô địch thiên hạ
Tên lửa Kh-101 của Nga: Tiêu diệt mọi mục tiêu trên trái đất. Với tầm bắn tới 10.000 km và khả năng tàng hình trước radar, tên lửa Kh-101 của Nga tiêu diệt hầu hết các mục tiêu trên thế giới.

Bộ Quốc phòng Nga từng sử dụng oanh tạc cơ chiến lược Tu-95MS để phóng tên lửa hành trình tàng hình Kh-101 vào các mục tiêu của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Syria. Đây là một trong những loại vũ khí có uy lực lớn nhất hiện nay trong biên chế không quân Nga.

Tên lửa Kh-101 của Nga.

Chuyên gia quân sự Dave Majumdar cho biết tên lửa hành trình Kh-101 được Phòng thiết kế (OKB) Raduga phát triển từ năm 1995, nhằm thay thế những phiên bản cũ hơn như Kh-55 (NATO định danh: AS-15 Kent). Ban đầu Kh-101 chỉ được trang bị cho máy bay ném bom siêu âm chiến lược Tu-160, nhưng loại tên lửa này đã bắt đầu triển khai trên những chiếc Tu-95MS kể từ năm 2016.

Mẫu Kh-101 cơ bản có tầm bắn khoảng 4.500 km, trong khi một số chuyên gia quân sự ước tính nó có thể bay tới 10.000 km trong điều kiện thích hợp. Tên lửa được nạp sẵn bản đồ điện tử để bay bám địa hình, cũng như hệ thống dẫn đường quán tính (INS) và định vị toàn cầu GLONASS để hiệu chỉnh đường bay.

Điều này cho phép Kh-101 đánh trúng mục tiêu cố định với độ chính xác 6-10 m. Nếu được lắp đầu dò quang-điện tử và ảnh nhiệt, nó có thể tấn công cả những mục tiêu cơ động như xe ôtô. Bên cạnh đó, có nhiều dấu hiệu cho thấy Nga đã cung cấp khả năng tái lập trình mục tiêu cho Kh-101 trong khi bay, giúp phi công cập nhật mục tiêu mới ngay cả khi tên lửa đã phóng đi.

Dòng tên lửa tàng hình này bao gồm phiên bản Kh-101 sử dụng đầu đạn thông thường và Kh-102 mang đầu đạn hạt nhân. Phần mũi và thân có tiết diện tròn của Kh-55 đã được thay thế bằng hình dáng khí động học và tán xạ radar trên phiên bản Kh-101. Mỗi quả đạn dài 7,45 m, đường kính 0,51 m, sải cánh 3,1 m và có khối lượng 2,4 tấn khi phóng.

Tên lửa Kh-101 được trang bị cho Tu-95MS.

Tên lửa được trang bị một động cơ turbine phản lực TRDD-50A, cho phép chúng bay hành trình với vận tốc 700 km/h, sau đó lao tới mục tiêu với tốc độ tối đa 970 km/h. Diện tích phản xạ radar chỉ 0,01 m2 cùng độ cao hành trình chỉ 30-70 m khiến Kh-101 rất khó bị phát hiện bởi những hệ thống cảnh giới mặt đất.

Mỗi tên lửa Kh-101 được trang bị đầu đạn nặng 400 kg, bao gồm các loại nổ mạnh (HE), xuyên phá hoặc nổ chùm, trong khi Kh-102 sử dụng đầu đạn hạt nhân có sức công phá 250 kt, tương đương 17 quả bom hạt nhân ném xuống thành phố Hiroshima.

Kh-101 là vũ khí chính trên máy bay Tu-95MS và Tu-160. Phiên bản Tu-95MS có thể mang theo 8 quả, trong khi biến thể Tu-95MS16 và MSM được gắn thêm 8 giá treo gắn ngoài, cho phép chúng sử dụng tới 16 tên lửa Kh-101. Hai cụm bệ phóng xoay trên oanh tạc cơ Tu-160 có thể gắn tối đa 16 quả đạn loại này.

Trước khi phóng, động cơ TRDD-50A được thu gọn trong thân tên lửa, giúp giảm kích thước và sức cản, cũng như tăng số tên lửa mang theo trên máy bay. Chỉ khi rời khỏi máy bay, động cơ tên lửa mới được bung ra và kích hoạt, đẩy quả đạn bay tới mục tiêu.

Giới quân sự khẳng định Kh-101 là bước phát triển quan trọng của Nga, giúp họ sở hữu vũ khí tiến công tầm xa đầy uy lực và tăng sự linh hoạt trước thay đổi trên chiến trường. Khả năng tái xác định mục tiêu của Kh-101 trong khi bay cũng khiến Mỹ mất thế độc quyền trong sở hữu vũ khí tầm xa có độ chính xác cao, chuyên gia Majumdar nhấn mạnh.

Vũ khí siêu hiện đại Nga dùng tấn công Ukraine khiến Mỹ lo cuống cuồng

Mỹ 'hoang mang' trước vũ khí siêu hiện đại Nga dùng tấn công Ukraine, Trên chiến trường Ukraine, việc Nga sử dụng tên lửa siêu thanh sẽ càng thôi thúc Mỹ đẩy nhanh tiến độ sở hữu loại vũ khí tối tân này.

Cuộc chiến ở Ukraine hiện được xem là cơ sở để Mỹ đẩy mạnh phát triển các loại vũ khí siêu thanh trong cuộc đua sở hữu loại vũ khí tối tân này với Nga và Trung Quốc.

Do tụt lùi sau Nga trong chương trình phát triển vũ khí siêu thanh, hải quân Mỹ đang đẩy nhanh hiện thực hóa kế hoạch lắp đặt vũ khí siêu thanh trên dàn tàu chiến vào đầu năm 2023.

Tiêm kích MiG-31K của Nga trang bị tên lửa siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal. (Ảnh: AP)

Vũ khí siêu thanh có tốc độ bay giống với tên lửa đạn đạo, nhưng lại khó bị bắn hạ hơn do tính cơ động cao. Trong cuộc đua vũ khí siêu thanh, Mỹ được đánh giá đứng sau Nga và Trung Quốc.

Hôm 19/3, quân đội Nga tuyên bố đã lần đầu tiên sử dụng tên lửa siêu thanh để tấn công mục tiêu ở Ukraine. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc không thể xác nhận chính xác Nga có sử dụng vũ khí siêu thanh ở Ukraine hay không.

Còn trong tuyên bố, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov cho biết quân đội Nga đã sử dụng tên lửa siêu thanh tối tân Kinzhal để phá hủy một kho vũ khí gần thành phố Ivano-Frankivsk ở phía tây Ukraine.

RT đưa tin, ông Konashenkov nhấn mạnh tên lửa Kinzhal được phóng từ hệ thống trên không và nhắm vào “một kho tên lửa và đạn dược quy mô lớn nằm dưới lòng đất của quân đội Ukraine” tại làng Deliatyn.

Đây là lần đầu tiên quân đội Nga sử dụng tên lửa siêu thanh Kinzhal mà tiếng Anh gọi là “dao găm” kể từ khi triển khai chiến dịch quân sự ở Ukraine vào ngày 24/2.

Tên lửa Kinzhal của Nga được khẳng định vượt qua mọi hệ thống phòng không hiện thời nhờ tốc độ di chuyển Mach 10 và khả năn cơ động trong quá trình bay.

Các tên lửa Kinzhal hiện được Nga trang bị cho máy bay đánh chặn siêu thanh MiG-31K mà NATO gọi là “Foxhound”.

Kinzhal là một trong số vài hệ thống siêu thanh được trang bị cho quân đội Nga trong những năm gần đây bên cạnh thiết bị lướt siêu vượt âm Avangard tích hợp trên các tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) và tên lửa Zircon (Tsirkon) phục vụ hải quân Nga.

Mỹ tăng tốc

Hải quân Mỹ cho hay công ty con của tập đoàn General Dynamics là Bath Iron Works ở tiểu bang Maine đang bắt đầu nghiên cứu và thiết kế những thay đổi cần thiết để lắp tên lửa siêu thanh trên các tàu khu trục lớp Zumwalt. Công việc này sẽ được thực hiện tại một xưởng đóng tàu không được nêu tên trong năm tài khóa bắt đầu vào tháng 10/2023.

Vũ khí siêu thanh có tốc độ di chuyển trên Mach 5 tức là nhanh gấp 5 lần tốc độ âm thanh. Theo đó, tốc độ của vũ khí siêu thanh là 6.100 km/h. Dù ICBM có tốc độ di chuyển vượt cả vũ khí siêu thanh, nhưng đường bay lại có thể đoán được nên ICBM có khả năng bị đánh chặn. Song vũ khí siêu thanh lại khác, bởi nó tính cơ động cao nên khó bị đánh chặn

Tên lửa siêu thanh Kinzhal trong vụ phóng thử ở miền nam nước Nga. (Ảnh: AP)
Những hệ thống phòng thủ tên lửa hiện thời như hệ thống Aegis của hải quân Mỹ cũng khó có thể đánh chặn các tên lửa siêu thanh. Bởi bên cạnh tính cơ động, tốc độ di chuyển nhanh của tên lửa siêu thanh khiến các hệ thống phòng thủ không kịp phản ứng.

Trong khi đó, Nga tuyên bố đang sở hữu nhiều loại tên lửa đạn đạo có thể triển khai trên phương tiện lướt siêu thanh, cũng như trên tên lửa hành trình siêu thanh.

Ông Jim Cooper, một nghị sĩ đảng Dân chủ tại bang Tennessee, nhấn mạnh Mỹ “đang cố gắng bắt kịp”, bởi Mỹ đã không đầu tư vào công nghệ mới, cũng như chỉ có một phần nhỏ trong 10.000 người đang làm việc trong chương trình phát triển vũ khí siêu thanh kể từ thập niên 80.

“Nếu chúng ta muốn có được sự bình đẳng, chúng ta cần chi tiền, thời gian và trí tuệ nhiều hơn vào vũ khí siêu thanh so với những gì đang làm”, Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) dẫn lời ông Cooper.

Trên thực tế, cuộc chiến của Nga ở Ukraine đang được xem là cơ sở để Lầu Năm Góc vạch ra đường hướng phát triển vũ khí siêu thanh và nhiều hệ thống vũ khí hiện đại khác trong bản đề xuất ngân sách được công bố vào cuối tháng này.

Ông Bryan Clark, nhà phân tích quốc phòng tại Viện Hudson, cho rằng việc sửa đổi 3 tàu khu trục tàng hình lớp Zumwalt để lắp đặt hệ thống vũ khí siêu thanh sẽ khiến hải quân Mỹ mất hơn 1 tỉ USD. Trong khi đó, hải quân Mỹ đã phải chi 23,5 tỉ USD cho hoạt động thiết kế và đóng 3 tàu khu trục tàng hình lớp Zumwalt.

Ngoài ra, hải quân Mỹ còn có ý định triển khai các loại vũ khí siêu thanh trên tàu khu trục trong năm tài khóa 2025, và trên tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Virginia trong năm tài khóa 2028.

Ông Clark cho biết các tàu khu trục lớp Zumwalt sẽ được Mỹ đặt ở Thái Bình Dương nhằm ngăn chặn những mối đe dọa từ Trung Quốc. Và việc Nga tấn công Ukraine càng thôi thúc Mỹ sớm hiện thực hóa kế hoạch này.

Sự tập trung của Mỹ vào phát triển vũ khí siêu thanh là bước xoay trục sau thời gian dài Washington chần chừ, giữa lúc các đối thủ cạnh tranh lại chú trọng vào nghiên cứu và phát triển loại vũ khí hiện đại này. Điển hình, vào tháng 12/2021, Nga đã cho phóng thử một loạt tên lửa hành trình siêu thanh Zircon.

Ông Loren Thompson, nhà phân tích quốc phòng tại Viện Lexington, Nga sẽ tiếp tục đẩy mạnh năng lực của các loại vũ khí siêu thanh để bù đắp cho sự yếu kém trong nhiều lĩnh vực khác. Bởi theo ông Thompson, ở thời điểm hiện tại, Nga không có nhiều vũ khí siêu thanh và cũng chưa rõ hiệu quả hoạt động tới đâu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét