Thứ Ba, 29 tháng 3, 2022

Trung lập kiểu Ukraine sẽ ra sao?

Giới chính trị ở Ukraine quá ngu. Để chiến tranh nổ ra, đất nước trở thành đống gạch vụn, gần 4 triệu người chạy ra nước ngoài, gần chục triệu người khác sơ tán trong nước (chạy sang miền Tây...), thì dù đánh giá kiểu gì cũng đều phải khẳng định là ngu. Thế giới bây giờ khác hẳn cách đây nửa thế kỷ, không dễ gì một nước đem quân sang đánh nước khác. Nếu Ukraine đàm phán hòa bình với Nga từ trước, chấp nhận không gia nhập NATO và không chống người Nga ở Ukraine, thì mọi việc được giải quyết dễ dàng. Còn khi Ukraine kiên quyết theo phương Tây chống Nga, buộc người Nga phải đem quân sang đánh, thì Nga sẽ phải đòi hỏi rất nhiều yêu cầu trước kia không đặt ra. Kết quả sẽ được quyết định từ thực tế hiện trường; đó là một sự thật cơ bản. Bất kể cuộc thảo luận, đàm phán nào đang diễn ra ở Belarus hay Istanbul cũng đều chỉ là màn trình diễn bên lề. Bây giờ Ukraine muốn trung lập kiểu Áo chắc chắn cũng rất khó khăn. Khả năng lớn là Nga sẽ chiếm toàn bộ phía đông và nam Ukraine, chiếm khoảng 1/4-1/3 diện tích Ukraine, lập ra một quốc gia hoàn toàn theo Nga, thậm chí sát nhập vào Nga. Còn phần phía Tây dù là quốc gia độc lập nhưng vẫn phải ngoan ngoãn nghe Nga, không nghe không được, vì sau một số năm, khi Nga vững mạnh trở lại, Nga có thể sẽ đánh chiếm nốt. Tuy nhiên, tôi quý mến nhân dân Ukraine, tôi chỉ cực ghét giới lãnh đạo Ukraine và đặc biệt ghét giới lãnh đạo Ba Lan. Ba Lan đích thực là tên lính xung kích của chủ nghĩa đế quốc phương Tây.
Trung lập kiểu Ukraine sẽ ra sao?
Minh An - Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố Kyiv sẵn sàng chấp nhận tình trạng trung lập. Dù vậy, con đường hòa bình vẫn còn chông gai. 

Đoàn đàm phán hai bên đã tổ chức 4 vòng thương lượng. Ảnh: TASS.
Trong khi cuộc giao tranh ở Ukraine diễn ra dữ dội, các quan chức nước này và Nga vẫn đang đàm phán để tìm cách chấm dứt xung đột. "Trung lập" là một trong những nguyên tắc chính mà Kyiv và Moscow thỏa luận hiện nay.

Trạng thái trung lập của Ukraine có thể buộc chính quyền Kyiv từ bỏ tham vọng gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), đồng thời không cho phép liên minh quân sự triển khai quân đội và vũ khí trên lãnh thổ nước này. Đổi lại, Ukraine có thể nhận được một số đảm bảo an ninh, và ngăn chặn một “chiến dịch quân sự" khác.

Tuy nhiên, giải pháp này dường như không dễ thực hiện khi Kyiv và Moscow có cách lý giải định nghĩa “trung lập" khác nhau, theo Vox. Một minh chứng là mục tiêu “phi quân sự hóa” Ukraine - điều mà Tổng thống Vladimir Putin luôn nhấn mạnh.

“Thuật ngữ 'trung lập' được sử dụng ở đây, nhưng chúng ta không chắc chắn ý nghĩa thực sự của nó", Mark Kramer, Giám đốc Dự án Nghiên cứu Chiến tranh Lạnh tại Trung tâm Nghiên cứu Nga và Á - Âu thuộc Đại học Harvard, cho biết. “(Với Nga), nó có thể là một sự lệ thuộc hoàn toàn vào nước này, điều mà người Ukraine bác bỏ triệt để".
Áo có thể là hình mẫu trung lập cho Ukraine

Châu Âu không còn xa lạ với thuật ngữ “quốc gia trung lập”. Như Ulrika Möller, phó giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Gothenburg đã nói, "trung lập" là con đường để các quốc gia nhỏ hơn bảo vệ tính toàn vẹn chính trị trước một láng giềng lớn hoặc cường quốc trong khu vực.

Một phiên bản "trung lập hóa" có khả năng được áp dụng cho Ukraine như giải pháp thoát khỏi tình trạng hiện nay. Tuy nhiên, chính sách này chỉ có thể hoạt động khi không chỉ Kyiv mà cả Nga và phương Tây thấy lợi ích của mình trong việc duy trì trạng thái này.

Nga có thể đồng ý tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, nhưng điều đó cũng có nghĩa là cánh cửa trở thành thành viên của NATO sẽ đóng lại với Kyiv.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov từng cho biết cả hai bên đã thảo luận về việc Ukraine có thể chọn trở thành một quốc gia trung lập như Thụy Điển hoặc Áo. Các chuyên gia cũng nhận định Áo có thể là hình mẫu tốt nhất cho một Ukraine trung lập trong tương lai.


Vào năm 1955, Áo đã thông qua chế độ trung lập vĩnh viễn vào hiến pháp của mình. Nước này không tham gia các liên minh quân sự, cũng như không đứng về phía nào trong các cuộc chiến tranh trong tương lai.

Ngoài ra, Áo thường không cho phép các cường quốc sử dụng hoặc đi qua lãnh thổ của nước này, trừ khi họ đang hành động theo sự ủy quyền của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Trung lập đối với Ukraine dường như cũng là công cụ chính trị lý tưởng: Một nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ có thể trở thành vùng đệm giữa Nga và phần còn lại của châu Âu. Nhưng sau cuộc xung đột kéo dài suốt hơn một tháng qua, nhiều người lo ngại quá trình này sẽ khó khăn hơn.
Ai đứng ra bảo đảm cho Ukraine?

Nhưng ngay cả khi Ukraine chấp nhận trung lập, điều đó cũng dẫn đến một vấn đề khác: Ai sẽ bảo đảm cho Ukraine?

Một thỏa thuận trung lập giữa Ukraine và Nga sẽ không đủ. Vlad Mykhnenko, một nhà địa lý kinh tế tại Đại học Oxford, người đã viết về cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine, cho biết ngay cả khi có một hiệp ước, rất ít ràng buộc có thể ngăn cản Nga phá vỡ nó.

“Điều gì sẽ xảy ra sau đó, nếu Điện Kremlin nói: 'Ồ, thực ra, chúng tôi vẫn không thích điều đó. Có điều gì đó mà chúng tôi không thích ở Ukraine, và chúng tôi phải giải quyết nó’”, ông nói.

Một khu chung cư bị hư hại do pháo kích ở Kyiv, Ukraine. Ảnh: New York Times.






Một khu chung cư bị hư hại do pháo kích ở Kyiv, Ukraine. Ảnh: New York Times.


Một số quốc gia hùng mạnh trên thế giới có thể sẽ phải can dự để đảm bảo thỏa thuận này. Đó có thể là Mỹ, châu Âu, NATO, thậm chí cả Trung Quốc. Các quốc gia này có thể phải quyết định xem họ sẵn sàng hành động đến mức nào để đảm bảo tính trung lập của Ukraine, nếu điều đó xảy ra.

Ông Mykhnenko cho biết nếu Ukraine, trong tình trạng trung lập, một lần nữa bị tấn công, cần phải có một bên "đảm bảo cung cấp sự trợ giúp quân sự trên mặt đất".

Các ứng cử viên nhiều tiềm năng để chống lưng cho Ukraine là châu Âu, Mỹ và NATO. Nhưng một số người nghi ngại liệu điều đó có được Nga chấp nhận hay không.

Bởi nếu NATO trở thành người bảo đảm cho tình trạng trung lập của Ukraine, thì Ukraine lại "không trung lập" theo đúng cách Moscow mong muốn.

Trong trường hợp các đồng minh NATO cam kết hỗ trợ Ukraine nếu Nga tiến hành “chiến dịch quân sự đặc biệt" một lần nữa, điều đó không khác gì với với việc Kyiv được hưởng các quyền lợi như thành viên NATO, trừ tên gọi.

Ông P. Terrence Hopmann, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Johns Hopkins, nói sau những gì xảy ra, Ukraine sẽ khó chấp nhận vị thế trung lập nếu không có một số đảm bảo an ninh nghiêm túc.

Các chuyên gia khác cho biết những cơ chế phi quân sự, như các biện pháp trừng phạt tự động hoặc các hình phạt khác, nhằm bảo vệ nước trung lập là một lựa chọn.

Nhưng có vẻ như những điều đó sẽ không đủ đối với một quốc gia đang thúc giục phương Tây mở một vùng cấm bay. "Đó là vấn đề chúng ta đang mắc kẹt ngay bây giờ, theo nhiều cách”, ông Hopmann nói.
Còn nhiều vấn đề khác

Quan điểm theo “chủ nghĩa tối đa” của Điện Kremlin có thể khiến Nga không hài lòng chỉ với tình trạng trung lập của Ukraine, mặc dù tổn thất trên chiến trường và sự phản kháng của Kyiv có thể đã thay đổi tính toán của Moscow.



Trung lập có thể góp phần giải quyết tình trạng hiện nay, nhưng nó không phải là vấn đề duy nhất. Một số yêu cầu mà Nga đưa ra còn bao gồm cả “phi quân sự hóa” và “phi hạt nhân hóa” Ukraine.

Hiện vẫn chưa rõ chính xác việc “phi quân sự hóa” được hiểu như thế nào, nhưng một số chuyên gia cho rằng nó có nghĩa là giới hạn vũ khí tấn công hoặc quân số của quân đội Ukraine.

Nhưng ý tưởng Ukraine từ bỏ quân đội sau khi trải qua chiến sự dường như là bất khả thi. Hơn thế nữa, hầu hết nước trung lập hiện vẫn duy trì quân đội.

Bên cạnh đó, còn những câu hỏi về vấn đề lãnh thổ như liệu Moscow có yêu cầu công nhận quyền kiểm soát của Nga đối với Crimea hay Donbas, nơi Nga tuyên bố hai khu vực độc lập?

Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu, bên thứ ba đang hỗ trợ các cuộc đàm phán, gần đây cho biết mặc dù có động lực, "không dễ dàng gì để đàm phán trong khi chiến sự vẫn diễn ra và nhiều người vẫn thiệt mạng".

“Kết quả sẽ được quyết định từ thực tế hiện trường”, ông Mykhnenko nói thêm. “Tôi e rằng đó là một sự thật cơ bản. Bất kể cuộc thảo luận, đàm phán nào đang diễn ra ở Belarus hay Istanbul cũng đều chỉ là màn trình diễn bên lề”.

https://zingnews.vn/trung-lap-kieu-ukraine-se-ra-sao-post1305697.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét