Thứ Bảy, 2 tháng 10, 2021

Hà Nội vừa phong toả vừa sống chung với dịch?

Hà Nội vừa phong toả vừa sống chung với dịch là gì ? Nói chính xác là Bí thư Chủ tịch Hà Nội vừa đái vừa run. Nếu cứ nhịn không đái mãi thì cũng chết vì kinh tế sụp đổ, người dân phẫn uất. Nếu chấp nhận đái ra thì sợ không kiểm soát được dẫn tới đái tồ tồ làm đại dịch bùng nổ trở lại thì chắc chắn sẽ mất chức về Ban Kinh tế trung ương ngồi uống trà đánh phỏm chờ ngày vào lò. Tất cả là do thiếu kiến thức nên không đánh giá được tình hình, không xây dựng được hệ thống chính sách phù hợp và đồng bộ, không kiểm soát được quá trình thực thi chính sách và không dự báo được tình hình sắp tới nếu thực hiện hay nếu không thực hiện chủ trương sống chung với dịch của Trung ương.
Hà Nội vừa phong toả vừa sống chung với dịch?
Bik Tran - Mục đích tiêm vaccine là để tạo miễn dịch cộng đồng nhưng theo cổng thông tin tiêm chủng COVID-19, đến nay thành phố Hà Nội đã tiêm 101,98% mũi 1 và 22,82% mũi 2 cho người dân thì chưa thể đạt được mục tiêu đó. Tuy nhiên, nếu coi tỷ lệ tiêm mũi 1 đạt 100% là có thể nới lỏng giãn cách, tiến tới sống chung với dịch thì tại sao thành phố vẫn phong toả hàng dãy phố khi chỉ mới xuất hiện thêm một hai ca?

Sau hai ngày thành phố Hà Nội không phát hiện thêm ca mới nào, một bộ phận người dân đang phấn khởi vì đây có lẽ là dấu hiệu đi xuống sau đỉnh dịch và sau khi thành phố tiến hành tiêm chủng toàn diện.

Cũng có nhiều người tỉnh táo hơn nên vẫn hạn chế ra đường sau đêm Trung Thu tưng bừng người và xe quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm. Họ bảo nhau cứ ngồi đợi thêm một hai tuần nữa xem có thông tin gì không sau đêm Trung Thu ngày 21 tháng 9.

Ngày 30 tháng 9, hơn một tuần sau, bệnh viện Việt Đức bị phong toả một toà nhà sau khi phát hiện một ca dương tính của người nhà bệnh nhân ngày 30 tháng 9. Và sau khi có thêm một ca dương tính được phát hiện cùng ngày cũng liên quan đến bệnh viện Việt Đức thì toàn bộ năm tuyến phố xung quanh bệnh viện bị phong toả.



Gia đình tôi nằm cách bệnh viện Việt Đức đúng một con ngõ nên may mắn không bị phong toả. Tuy nhiên, ngày 30 tháng 9, khi nghe tin phong toả các tuyến phố mà chưa rõ phố nào, bà con trong xóm tôi liền nháo nhác, xôn xao vì nỗi sợ lại bị "nhốt" trong nhà thêm vài tuần nữa. Cô hàng xóm sang rỉ tai gia đình tôi dặn đi chợ tích thức ăn ngay đi…

Những lo toan cơm áo gạo tiền khi bị phong toả giờ có lẽ cũng trở nên khá quen thuộc với người dân Hà Nội sau hơn một năm chống dịch. Nhưng lần này phản ứng của nhiều người có phần khác đi.

Mục đích tiêm vaccine là để tạo miễn dịch cộng đồng nhưng theo cổng thông tin tiêm chủng COVID-19, đến nay thành phố Hà Nội đã tiêm 101,98% mũi 1 và 22,82% mũi 2 cho người dân thì chưa thể đạt được mục tiêu đó.

Tuy nhiên, nếu coi tỷ lệ tiêm mũi 1 đạt 100% là có thể nới lỏng giãn cách, tiến tới sống chung với dịch thì tại sao thành phố vẫn phong toả hàng dãy phố khi chỉ mới xuất hiện thêm một hai ca?

Hậu quả về kinh tế có ai đo đếm cho từng hộ dân trong khu vực đó không? Nhìn rộng ra thì nền kinh tế sẽ còn tăng trưởng âm sâu hơn nữa so với con số âm 6.17% của quý 3 năm 2021 nếu các thành phố lớn tiếp tục phương pháp phong toả như hiện nay.

Cái khó bó cái khôn

Có nhiều ý kiến thắc mắc tại sao các nước khác áp dụng chính sách sống chung với dịch bệnh được mà Việt Nam chưa làm được như họ. Câu hỏi lại dẫn tới một vấn đề căn cốt rằng hệ thống y tế ở Việt Nam không thể so sánh được với các nước láng giềng như Thái Lan, Singapore thôi chứ chưa nói gì đến các nước châu Âu.

Tôi có dịp tiếp xúc với nhiều khách du lịch nước ngoài và mỗi khi đến tỉnh Quảng Nam họ đều hỏi tôi vì sao nước các bạn vẫn còn nghèo mà lại cho xây bức tượng bà mẹ Việt Nam anh hùng hoành tráng tốn 411 tỷ đồng thế kia.

Vâng, đây là căn bệnh trầm kha của Việt Nam khi các công trình công cộng như cổng chào, tượng đài được đầu tư khá nhiều tiền của trong khi bệnh viện, trường học, khu vui chơi lại thiếu trầm trọng.



Vậy dịch Covid này đã đủ sức nặng về tính cấp thiết để thuyết phục các ngành chức năng tập trung đầu tư vào hạ tầng cơ sở cho ngành y chưa? Khi giờ đây ai cũng hiểu mục tiêu zero-Covid là điều không thể thì nếu không cải thiện hệ thống y tế bây giờ thì sẽ là bao giờ để thực hiện ước mơ sống chung với dịch?

Mà một khi sống chung với dịch thì Việt Nam sẽ phải xác định sống chung với cả con số tử vong ở một mức độ nào đó.

Lấy ví dụ của cúm mùa, theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, năm 2018, Việt Nam có 16.543 ca tử vong do cúm mùa, chiếm 3,24% tỷ lệ tử vong nói chung.

Đây là thực tế mà Việt Nam cũng như thế giới xưa nay vẫn chấp nhận chung sống và thiết nghĩ cũng không có ngoại lệ với Covid-19.

Điều này để chứng minh một khi đại dich (pandemic) trở thành dịch (endemic) như cúm mùa thì bất kỳ nước nào cũng phải sống chung mà không tránh khỏi tử vong.

Và liệu đây có phải là cách nhiều nước châu Âu đang chấp nhận để đổi lấy phục hồi nền kinh tế?

https://www.bbc.com/vietnamese/forum-58689173

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét