Thứ Tư, 24 tháng 2, 2021

Tiền thuế vào túi quan nào ?

Có 5 nhóm đối tượng được người dân cho là tham nhũng nhất ở Việt Nam, bao gồm: cảnh sát giao thông (30%), công an (20%), cán bộ thuế (17%), lãnh đạo doanh nghiệp (15%) và cán bộ, công chức nhà nước (13%).
Tiền thuế vào túi quan nào ?
Chứng kiến thông tin một doanh nghiệp kinh doanh vàng có tiếng ở Việt Nam kinh doanh lời lãi hàng trăm hàng ngàn tỷ nhưng đóng vỏn vẹn có 1 tỷ đồng tiền thuế làm công chúng bức xúc. Một cán bộ thuế giấu tên chia sẻ:"Họ có đóng bảo kê cho công an, quan chức địa phương. Nếu đóng thuế thì tiền đó lại lọt vào túi quan trên. Vậy nên lựa chọn đóng cho cấp dưới là thiết thực." Nói vậy nhiều người khó hiểu vì sao lại có chuyện như vậy.
Kinh nghiệm khi làm việc với cơ quan thuế để “tiết kiệm tiền”
Tiền thuế Việt Nam không lọt vào túi quan dưới thì vô túi quan trên. Đóng tiền cho quan dưới nó là thực tế hơn ở VN bởi nước xa không cứu được lửa gần, quan trên chỉ buôn nước bọt chứ không có hành động, phép vua thua lệ làng là thế.

Phần nữa đồng tiền thuế đóng về trung ương không được sử dụng đầu tư tốt, giúp xã hội phát triển.

Đầu tư công từ tiền thuế được chia thành 3 nhóm, gồm các hoạt động kinh tế, xã hội và hành chính. Thực tế thời gian qua cho thấy, lĩnh vực đầu tư công nào cũng phát hiện có tham nhũng, lãng phí mà nguyên nhân chủ yếu là quản lý yếu kém và “lợi ích nhóm”.

“Đầu tư công tràn lan, hiệu quả thấp hoặc không hiệu quả; mua sắm, sử dụng tài sản công vượt quy định; chi tiêu công quỹ tùy tiện, vô nguyên tắc”… Phát biểu tại Hội nghị đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, Thủ tướng Chính phủ HN Nguyễn Xuân Phúc thừa nhận yếu kém trong đầu tư công, bởi còn hiện tượng “sân trước, sân sau”, thậm chí “vườn sau” trong nhà nước.

Thất thoát, lãng phí trong đầu tư công kéo dài nhiều năm khiến hiệu quả đầu tư bị hạn chế, làm thâm hụt ngân sách và tăng nợ công quốc gia. Lo ngại hơn cả là những tiêu cực như tham nhũng, hối lộ, rút ruột công trình... dẫn đến phá hoại ngầm giá trị của xã hội, người dân và doanh nghiệp, mất lòng tin đối với Đảng, Nhà nước VN.

Tổ chức Hướng tới Minh bạch, một tổ chức tư vấn phi lợi nhuận Việt Nam công bố kết quả khảo sát Phong vũ biểu tham nhũng Việt Nam. Khi được hỏi về mức độ nghiêm trọng của tham nhũng trong khu vực công, bao gồm tất cả các ngành, dịch vụ mà nhà nước sở hữu, quản lý và điều hành, 73% người tham gia khảo sát cho biết tham nhũng là "nghiêm trọng" hoặc "rất nghiêm trọng". Khảo sát cho hay việc hối lộ ở miền Bắc dường như xảy ra nhiều hơn ở miền Nam. 

Kết quả cho thấy, khi tiếp xúc với các cán bộ, công chức thuộc một trong 7 lĩnh vực dịch vụ công được khảo sát những người sử dụng dịch vụ công ở miền Bắc, đặc biệt ở vùng Đồng bằng Sông Hồng đưa hối lộ nhiều hơn. Tỷ lệ đưa hối lộ ở Hà Nội (39%) cao gấp 3 lần tỷ lệ này ở thành phố Hồ Chí Minh (12%).

Có 5 nhóm đối tượng được người dân cho là tham nhũng nhất ở Việt Nam, bao gồm: cảnh sát giao thông (30%), công an (20%), cán bộ thuế (17%), lãnh đạo doanh nghiệp (15%) và cán bộ, công chức nhà nước (13%).

Việt Nam đã đưa ra xét xử hàng loạt “quan lớn” trong đó có cả cựu Ủy viên Bộ Chính trị, cựu Phó Thủ tướng lẫn cựu Bộ trưởng. Điển hình như trường hợp của cựu Ủy viên Bộ Chính trị và Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng, cựu Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh hay hai cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền Thông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, hai cựu Thứ trưởng Bộ Công an- Trần Việt Tân, Bùi Văn Thành…

Ngoài hàng loạt cựu thành viên chính phủ còn có lãnh đạo nhiều ngân hàng (ông Trần Bắc Hà của BIDV, ông Trần Phương Bình của Ngân hàng Đông Á, cựu Phó thống đốc ngân hàng nhà nước Đặng Thanh Bình , các tập đoàn nhà nước …).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét