Cách phân biệt người vùng miền theo tính cách
1) Qua cách ăn
Một vị lãnh đạo đến thăm những chiến sĩ sắp vào Nam chiến đấu. Ông bước vào nhà ăn tập thể quan sát bữa ăn sáng của lính. Mỗi chiến sĩ có khẩu phần ăn giống nhau. Đi một vòng, ông dừng lại chỗ ngồi của một người lính:– Cháu trong Nam bộ ra ngoài này chắc chịu rét khổ lắm?
Anh bộ đội Nam bộ xúc động không nói nên lời. Rồi nhìn sang anh lính kế bên, vị lãnh đạo này hỏi:
– Ở miền Trung, chú ở tỉnh nào?
– Dạ cháu ở Quảng Ngãi.
Vị lãnh đạo ấy không có nhiều thời gian nên đi ngay, ngang qua bàn cuối cùng, ông nói với một chiến sĩ:
– Chú là người Bắc, vào Nam chiến đấu phải học cách sống của bà con trong Nam để hòa đồng nhé!
– Dạ cháu ghi nhớ ạ.
Trên đường về, đồng chí thư ký không giấu được ngạc nhiên nên hỏi vị lãnh đạo ấy:
– Làm sao anh biết chính xác các chiến sĩ ấy quê ở vùng nào?
– Làm sao anh biết chính xác các chiến sĩ ấy quê ở vùng nào?
Ông cười: Chú phải biết quan sát. Khẩu phần của mỗi chiến sĩ có một quả trứng và một chén nước mắm như nhau. Các chú Nam bộ ăn trái trứng ngay, để nước mắm lại ăn sau. Các chú miền Trung thì ăn nước mắm trước để dành quả trứng lại. Còn các chú miền Bắc thì dằm quả trứng vào nước mắm và chan vào cơm để ăn…
2) Qua tiêu tiền và học nghị quyết
Bắc Kỳ có lắm thằng “điên”
Trong túi đầy tiền nó bảo rằng không
Suốt ngày chỉ chạy lông nhông
Nói thì như thánh, làm không ra gì
Trong túi đầy tiền nó bảo rằng không
Suốt ngày chỉ chạy lông nhông
Nói thì như thánh, làm không ra gì
Làm thì bé tí tì ti
Ăn thì một đống, còn gì cho dân?
Chính sách diễn thuyết như thần
Thuộc lòng nghị quyết, thi hành thì không!
Miền Trung có lắm thằng khôn
Nó đưa cửa trước nó luồn cửa sau
Suốt ngày tính chuyện làm giàu
Nó đưa đúng chỗ nó câu đúng người
Nghị quyết nó thuộc mười mươi
Nó chỉ vận dụng những nơi nó cần
Miền Nam có lắm thằng tham
Nó tiêu như phá nó làm như điên
Suốt ngày chỉ biết kiếm tiền
Bà cả mới có tính liền bà hai
Cả đời nó nhậu lai rai
Một câu nghị quyết học hoài không xong
3) Qua ĐỐI NHÂN XỬ THẾ:
Chuyện rằng có một em bé đi mua rượu cho ba, trên đường về vấp té nên rượu đổ hết. Quá lo lắng và sợ bị ba đánh, em bé ngồi khóc hu hu.
Có 3 tình huống người qua đường thấy em bé khóc dừng lại.
+ Người thứ nhất:
Cháu rút kinh nghiệm lần sau phải đi đứng cẩn thận. Khi mình cầm vật dễ vỡ thì đi chậm, nhìn ngó trước sau. Thôi đừng khóc nữa. Sai sót là chuyện bình thường. Vấn đề là biết rút kinh nghiệm. Về nhà, xin lỗi ba cháu đi. Ba cháu sẽ tha lỗi thôi…
Sau một hồi giảng giải cho thằng bé người này bỏ đi.
+ Người thứ hai:
“Nguyên nhân làm cho con bị té là cái gốc cây này. Thôi đằng nào cũng bị đổ rượu rồi, về xin lỗi ba đi. Đổ hết rượu rồi, mang cái chai đó về ổng còn la thêm, thôi cho chú cái chai về đựng nước mắm nghe!”
Nói xong ông ta lấy cái chai rượu bị mẻ cầm đi.
+ Người thứ ba:
Ông này sau khi nghe thằng bé kể lể sự tình bèn đét vào đít thằng bé một cái:
“Có cái chuyện đi mua xị rượu mà làm hổng có xong! Tao đánh cho mày nhớ! Đây cho mày 20 ngàn, đi mua chai rượu khác cho ba mầy đi. Ngồi đó mà khóc à?”
Đố các bạn phân biệt được người vùng miền trong trường hợp thứ 3 này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét