Thứ Ba, 23 tháng 2, 2021

Đại dịch hoành hành, nhân loại có giẫm lên vết xe đổ?

Đại dịch hoành hành, nhân loại có giẫm lên vết xe đổ?
FB Trung Nguyên • 23/02/21 Virus corona mới (COVID-19, bệnh viêm phổi ở Vũ Hán) bùng phát vào đầu năm 2020. Sau một thời gian "nghỉ ngơi" ngắn vào mùa hè, nó đã trở lại vào cuối năm, chủng mới đột biến gia đáng kể tỷ lệ lây nhiễm và tỷ lệ tử vong. Trong nỗi sợ hãi vô hình, qua chiếc khẩu trang mọi người có thể cảm thấy hơi thở ngột ngạt trong bầu không khí. Hiện tại, sự lo lắng bức thiết bày ra trước mắt mọi người là: Tiếp theo bệnh dịch sẽ diễn biến với quy mô lớn như thế nào? Nếu như tương lai sẽ bi thảm giống như được mô tả trong các lời dự ngôn từ cổ chí kim như vậy, thì bản thân mình liệu có may mắn thoát khỏi hay không?

Bức tranh "Lời cầu nguyện cuối cùng của các Thánh tử đạo Cơ Đốc" (The Christian Martyrs ’Last Prayer) của họa sĩ Jean-Léon Gérôme, Bộ sưu tập của Bảo tàng Nghệ thuật Walters, Baltimore, Hoa Kỳ. (Phạm vi công cộng)

Muốn tìm ra đáp án, chúng ta cần quay ngược lại lịch sử. Trong hai ngàn năm qua, có lẽ không có bài học nào tốt hơn cho con người thời nay bằng những trận đại ôn dịch thời La Mã cổ đại. Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng nhau trở về đế chế La Mã cổ đại để tìm ra nguồn gốc của bệnh dịch từ những sự thật lịch sử, từ đó rút ​​ra bài học giáo huấn để tránh bi kịch tái diễn.

Trong hai ngàn năm qua, có lẽ không có bài học nào tốt hơn cho con người thời nay bằng những trận đại ôn dịch thời La Mã cổ đại. (Wikimedia Commons)

Bốn đại ôn dịch phá hủy Đế chế La Mã cổ đại: Lúc ấy người dân đã làm gì?

Vào năm 33 sau Công Nguyên, khi Chúa Giê-su bị quan tổng trấn Giu-đê Philatô phán xử tử hình, các tín đồ đã chứng kiến Chúa Giê-su bị đóng đinh đến chết trên thập tự giá rồi đột nhiên sống lại như một Thần tích, kể từ đó, số tín đồ Cơ đốc ngày càng tăng lên.

Vào ngày 17 tháng 7 năm 64 sau Công Nguyên, một đám cháy đã bùng lên ở thành cổ La Mã, cả tòa thành chìm trong biển lửa. Trong ngọn lửa, một số người đã chứng kiến ​​Nero, vị hoàng đế thứ năm của La Mã vào thời điểm đó, đứng trên tháp cao, gảy đàn lyre và hát những bài hát dân gian về sự sụp đổ của thành Troy. Lửa cháy suốt sáu ngày bảy đêm.

Sau đó, Nero một mực khẳng định những kẻ đốt phá là tín đồ Cơ đốc và bắt đầu ra lệnh bắt giữ những người theo đạo Cơ đốc, gọi họ là "tín đồ tà giáo". Mặc dù lúc ấy rất nhiều người cho rằng vụ phóng hỏa là do Nero hạ lệnh cho quân đội làm, nhưng đối mặt với chính sách tàn bạo của Nero, người dân không dám và không muốn đi sâu tìm hiểu sự thật của vụ đốt phá này.

Ngay sau đó, nhiều tin đồn tiêu cực khác nhau về tín đồ Cơ đốc như "giết trẻ sơ sinh tế Thần", "uống rượu" và "loạn luân" bắt đầu lan truyền rợp trời dậy đất, vì vậy người La Mã cổ đại bắt đầu khinh bỉ và căm ghét tín đồ Cơ đốc giáo. Với "nền tảng dư luận" này, cuộc đàn áp của Nero đối với các tín đồ Cơ đốc càng thêm không kiêng nể gì.

Nhà sử học La Mã cổ đại Tacitus đã mô tả điều này trong cuốn "Biên niên sử" của mình: "Trong đấu trường riêng của Nero, một số tín đồ Cơ đốc bị bịt kín bằng da thú và để mãnh thú cắn chết, một số người khác bị trói chặt vào cây Thánh giá và bị đốt lên làm ngọn đuốc trong đêm. Quốc vương trong trang phục của người lái xe và đám đông chen lấn nhau để chiêm ngưỡng cảnh tượng tráng lệ này".

"Một số tín đồ Cơ đốc bị bịt kín bằng da thú và để mãnh thú cắn chết, một số người khác bị trói chặt vào cây Thánh giá và bị đốt lên làm ngọn đuốc trong đêm". (Wikipedia)

Trước cảnh tượng bức hại thảm khốc đối với các tín đồ Cơ Đốc giáo, hầu hết người dân La Mã cổ đại đều vỗ tay hoan hô...

Năm 65 sau Công Nguyên, một trận ôn dịch đã bùng phát tại thành phố La Mã cổ đại, cướp đi sinh mạng của hơn 30.000 người. Tất nhiên, trận ôn dịch này vẫn chỉ là một khúc dạo đầu cho toàn bộ lịch sử ôn dịch thời La Mã cổ đại. Vào năm 68 sau Công Nguyên, La Mã cổ đại phát sinh một cuộc bạo động, Nero trên đường chạy trốn đã tự đâm dao găm vào cổ họng của mình, kết thúc một cuộc đời tàn bạo.

Tuy nhiên, sự bùng phát của bệnh dịch và cái chết bi thảm của Nero vẫn không khiến nhiều người dân La Mã thức tỉnh.

Vào năm 79 sau Công Nguyên, một trận ôn dịch quy mô lớn hơn đã nhanh chóng càn quét thành phố La Mã cổ đại. Theo ghi chép của Tacitus: Vào lúc cao điểm có hơn 10.000 người chết mỗi ngày. Bên trong các ngôi nhà chất đầy xác chết, trên đường phố đều là cảnh tượng đưa tang. Trận ôn dịch cũng đã cướp đi tính mệnh của quốc vương Titus lúc bấy giờ. Mặc dù trận ôn dịch này rất hung mãnh, nhưng nó vẫn không được xếp vào bốn lần đại ôn dịch thời La Mã cổ đại.

Sau khi Titus qua đời, người kế vị của ông là Hoàng đế Domitian cũng không dừng lại, ông ta bức bách mọi người sùng bái mình là "Chúa và Đức Chúa Trời", tiến hành bức hại điên cuồng những tín đồ Cơ đốc không nguyện ý làm như vậy.

Sau khi hoàng đế Trajan lên nắm quyền sau Domitian, ông ta càng tăng cường đàn áp các tín đồ Cơ Đốc, dùng mãnh thú cắn xé giết chết Thánh Ignatius, giám mục thứ hai của thành Antioch.

Năm 125, đại dịch Orosius bùng phát và mức độ nghiêm trọng của nó khiến người ta kinh hoàng. Nhà sử học John Foxe đã mô tả trong tác phẩm của mình: "Những xác chết nứt nẻ và thối rữa trên đường phố do không có người chôn cất - bụng của họ trương lên, máu và mủ phun ra từ miệng, mắt họ đỏ ngầu, tay với lên cao. Thi thể xếp chồng lên thi thể thối rữa nằm trong những con ngõ, trên đường phố, trước hiên nhà và trong giáo đường..."

Trận đại dịch Orosius đã cướp đi sinh mạng của gần 1 triệu người và được ghi nhận là đại ôn dịch đầu tiên trong 4 trận đại dịch thời La Mã cổ đại.

Vào năm 161, Antonius trở thành quốc vương La Mã cổ đại, khi mới lên nắm quyền đã mình trần ra trận, trở thành vị quân chủ đầu tiên ra lệnh diệt trừ tín đồ Cơ Đốc trên phạm vi toàn quốc. Antonius dùng phần thưởng kếch xù để khuyến khích mọi người báo cáo tín đồ Cơ đốc, thậm chí phóng đại rằng tài sản của những tín đồ Cơ Đốc bị báo cáo sẽ được ban thưởng trực tiếp cho người báo cáo. Kết quả là, dân chúng trên khắp cả nước đã bị lợi ích dụ dỗ đã đi báo cáo tín đồ Cơ Đốc. Đối với những tín đồ Cơ Đốc không từ bỏ đức tin của mình, Antonius hạ lệnh xử tử trực tiếp hoặc ném họ vào Đấu trường La Mã mặc cho thú dữ cắn xé…

Năm 166, trận đại ôn dịch lớn thứ hai từ trên trời rơi xuống, trận đại dịch này kéo dài trong 15 năm, cướp đi sinh mạng của hơn 5 triệu người và cướp đi sinh mạng của Antonius. Các học giả sau này đã đặt tên cho trận dịch này theo tên của kẻ bức hại Antonius, sử sách gọi là "Đại dịch Antonius".

Vào năm 249, khi Decius lên nắm quyền, lúc bấy giờ Đế chế La Mã cổ đại tứ bề lâm nguy. Desius không những không phản tỉnh nguyên nhân đoản mệnh của các vị quân vương trước đó, mà thay vào đó, ông ta tin rằng sự kiểm soát đối với tín đồ Cơ Đốc quá lỏng lẻo, cho phép họ có đức tin dẫn đến sự suy tàn của đế chế. Do đó, Desius coi việc đàn áp các tín đồ Cơ Đốc là nhiệm vụ hàng đầu sau khi ông ta lên nắm quyền.

Vào năm 250, Desius đã ban hành một sắc lệnh cưỡng chế mọi công dân La Mã phải từ bỏ đức tin vào Cơ Đốc giáo vào một "ngày ăn năn" đã được chọn. Những người từ chối sẽ bị bỏ tù, sát hại hoặc bị tịch thu tài sản và trở thành nô lệ.

Cùng năm đó, trận đại ôn dịch thứ ba xảy ra ở La Mã cổ đại. Lần này quy mô của bệnh dịch còn lớn hơn, được gọi là "Đại dịch Cyprian" trong lịch sử. Nó kéo dài khoảng 20 năm, giết chết 25 triệu người và trở thành trận ôn dịch nghiêm trọng nhất trong lịch sử nhân loại.

Vào năm 303, Hoàng đế La Mã cổ đại lúc bấy giờ là Diocletian đã phát động một cuộc đàn áp tàn bạo khác đối với các tín đồ Cơ đốc giáo. Vô số nhà thờ bị phá hủy, một số lượng lớn Kinh thánh bị tịch thu và tiêu hủy, vô số giáo sĩ truyền giáo và tín đồ Cơ đốc bị tàn sát. Vào năm 312, ôn dịch một lần nữa lại bùng phát ở phía Tây La Mã, và thảm họa tiếp diễn đã khiến Đế chế La Mã bị thiệt hại nặng nề.

Vào năm 395, đế chế bị chia cắt thành hai nửa đông tây, sau đó tai họa diễn ra không ngừng. Năm 476, Tây Đế chế La Mã bị Man tộc diệt vọng. Những người Đông La Mã may mắn còn sống sót, bởi vì quanh năm suốt tháng phản bội các vị Thần, dẫn đến đạo đức bị trượt dốc, coi thường sinh mệnh, ham mê nhục dục, tà dâm, loạn luân và thông dâm vô độ…

Từ năm 541 đến năm 542, trận đại ôn dịch thứ tư và cũng là trận dịch lớn nhất thời La Mã cổ đại đã xảy ra, được sử sách gọi là "Đại dịch Justinian". Trong thời kỳ đỉnh cao, mỗi ngày có đến 16.000 người chết, hoàng đế Justinian cũng bị mất đi tính mạng. Đế chế Đông La Mã sụp đổ và bị Đế chế Ottoman đánh chiếm. Đại ôn dịch này lặp đi lặp lại nhiều lần, các đợt bùng phát định kỳ kéo dài trong nhiều năm, giết chết tổng cộng 30-50 triệu người, khiến nó trở thành trận đại ôn dịch nghiêm trọng nhất trong lịch sử La Mã cổ đại.

Lần lượt đi kèm với cuộc bức hại tín đồ Cơ Đốc, Đế chế La Mã cổ đại liên tục bị giáng xuống ôn dịch. Bốn đại ôn dịch đã cướp đi từ 60 đến 80 triệu người La Mã cổ đại, đế chế La Mã cổ đại tráng lệ một thời đã bị xóa sổ.

Vào năm 680, những người còn sống sót cuối cùng cũng trở nên thanh tỉnh, họ bắt đầu lên án việc nhà cầm quyền đàn áp các tín đồ Cơ Đốc, đồng thời mạnh mẽ lên án sự suy đồi đạo đức của xã hội. Người dân thành Rome lần lượt đổ ra đường, tuần hành trong lễ rước Thánh cốt Thánh đồ Cơ Đốc Sebastian, và thành kính sám hối trước Chúa. Sự thức tỉnh của con người cuối cùng đã được Thần tha thứ, kể từ đó, đại ôn dịch ở Rome hoàn toàn biến mất.

Từ virus SARS đến dịch viêm phổi ở Vũ Hán, con người ngày nay đã làm gì?

Vào ngày 23 tháng 1 năm 2001, đêm giao thừa theo Hoàng lịch Trung Quốc, hầu hết dân chúng cả nước đã đoàn tụ với người thân ở nhà, tỷ lệ người xem của các kênh truyền hình tăng vọt lên đến đỉnh điểm. Đột nhiên, cảnh tượng người sống bị thiêu rụi trên quảng trường Thiên An Môn xuất hiện trên màn hình TV. Tất cả có năm người “tự thiêu”, nhưng vô cùng cân xứng, có nam, nữ, già, trẻ. Ngọn lửa bốc cháy ngùn ngụt, đặc biệt là gương mặt bỏng rát hét lên gọi mẹ của một cô bé trước ống kính càng khiến người xem đau lòng…

Thời điểm vụ "tự thiêu" xảy ra, đó là khoảng một năm rưỡi trước khi lãnh đạo ĐCSTQ đời thứ năm Giang Trạch Dân khởi xướng cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Sau vụ việc, Tập đoàn Giang Trạch Dân khẳng định những người "tự thiêu" là học viên Pháp Luân Công, và chỉ hai giờ sau khi vụ việc xảy ra, bản thảo tiếng Anh của "tình huống khẩn cấp" ngay lập tức được phát trên toàn cầu. Nhà sản xuất độc lập người Mỹ Danny Schechter cho biết, điều này khá bất thường, bởi vì thông thường các phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ luôn che giấu những sự kiện nhạy cảm, và ngay cả khi họ muốn đưa tin, trước tiên họ phải trải qua nhiều tầng thẩm tra.

Mặc dù "vụ tự thiêu" đầy chỗ sơ hở, và sau đó đã được Tổ chức Phát triển Giáo dục Liên Hợp Quốc xác định đây là vụ ngụy án tự biên tự diễn của ĐCSTQ, nhưng với tác động thị giác mạnh mẽ trên truyền hình TV của vụ việc, cùng với sự oanh tạc rợp trời dậy đất của truyền thông ĐCSTQ, khiến cho đại đa số người dân Trung Quốc không còn thời gian để nghĩ về sự kỳ quặc đằng sau vở kịch này. Hơn nữa, hầu hết mọi người đều không nghĩ rằng một chính phủ lại giở trò đồi bại lưu manh, tự biên tự diễn một sự kiện độc ác đến như vậy để giá họa cho một nhóm người tốt thực hành "Chân, Thiện, Nhẫn".

Đột nhiên, cảnh tượng người sống bị thiêu rụi trên quảng trường Thiên An Môn xuất hiện trên màn hình TV. Tất cả có năm người “tự thiêu”, nhưng vô cùng cân xứng, có nam, nữ, già, trẻ. (en.Faluninfo.eu)

Ngọn lửa "tự thiêu" này đã trực tiếp thổi bùng lên cơn phẫn nộ của người dân vào thời điểm đó. Nhiều người từng hiểu và ủng hộ Pháp Luân Công đã bắt đầu tránh xa các học viên Pháp Luân Công, và thay vào đó là sự khinh bỉ và thù hận. Với "nền tảng dư luận" này, Giang Trạch Dân đã leo thang cuộc bức hại Pháp Luân Công một cách không kiêng dè gì.

Để ép buộc các học viên Pháp Luân Công từ bỏ niềm tin vào “Chân, Thiện, Nhẫn”, ĐCSTQ đã áp dụng các biện pháp đối với những con người lương thiện này như: bắt cóc, lục soát nhà cửa, đuổi việc, phạt tiền, bỏ tù, bức thực, giật điện, các loại hình tra tấn khác nhau, cưỡng bức tẩy não, cưỡng bức ly hôn, cải tạo lao động phi pháp, bản án phi pháp, đầu độc, hãm hiếp, hiếp dâm tập thể, đánh cho tàn phế, và thậm chí mổ cướp nội tạng của các học viên Pháp Luân Công..., bao gồm tất cả những loại hình tà ác nhất từ cổ chí kim trong và ngoài nước Trung Quốc đều được áp dụng.

Vào tháng 11 năm 2002, virus SARS bùng phát ở Quảng Đông, và nhanh chóng đi về phía bắc đến Bắc Kinh. Giang Trạch Dân chỉ thị: "Để đổi lấy sự ổn định và phồn vinh, không tiếc chết 2 triệu người". Vào tháng 4 năm 2003, bệnh dịch xảy ra ở Trung Nam Hải và hạ bệ hai ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, La Cán và Ngô Quan Chính, cả hai đều là "tướng tài đắc lực" của Giang Trạch Dân trong việc đàn áp Pháp Luân Công. Thấy tình hình không ổn, Giang Trạch Dân sợ đến mức chạy từ Bắc Kinh đến Thượng Hải để ẩn náu, đồng thời ra lệnh cho các quan chức địa phương dùng sinh mạng bảo vệ Thượng Hải.

Vào thời điểm đó, rất nhiều người dân ở Thượng Hải đã bị nhiễm virus SARS, nhưng Giang Trạch Dân khẳng định rằng "sự ổn định áp đảo mọi thứ", và con số mà chính quyền công bố vẫn một mực duy trì là 4 ca nhiễm. Người dân địa phương ở Thượng Hải đã tung tin: "Thật là một trò đùa, trong tòa nhà nơi tôi sống đã có 5 người mắc bệnh SARS."

Ngoại giới ước tính rằng rất nhiều người dân ở Trung Quốc đã chết vì bệnh SARS vào thời điểm đó, nhưng do Giang Trạch Dân truyền lệnh cho nội bộ ĐCSTQ, bất kỳ chỗ nào bùng phát dịch SARS thì các quan chức địa phương nơi đó sẽ bị cách chức ngay tại chỗ, cho nên số liệu do chính quyền công bố thấp hơn nhiều so với số người chết thực tế.

Sau khi tình hình dịch bệnh dịu đi một chút, Tập đoàn Giang Trạch Dân của ĐCSTQ vẫn không chút phản tỉnh, tiếp tục bức hại Pháp Luân Công và tăng cường nỗ lực thúc đẩy mạnh mẽ việc mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công. Tập đoàn Giang Trạch Dân lo sợ rằng một ngày nào đó Pháp Luân Công được sửa lại án sai, vì vậy đã đào tạo một số lượng lớn những người với hay tay dính đầy máu tươi trong hệ thống chính trị và pháp luật của ĐCSTQ, cũng như trong Bộ Công an, Viện kiểm sát và Tư pháp, để tiếp tục chính sách đàn áp Pháp Luân Công.

Sau khi Giang Trạch Dân, thủ phạm chính của cuộc đàn áp, từ chức, trong mười năm qua, mặc dù lãnh đạo ĐCSTQ đã thay đổi hai lần, nhưng cuộc đàn áp Pháp Luân Công vẫn chưa bao giờ dừng lại. Vì lợi ích, hầu hết các chính phủ trên khắp thế giới đã giữ im lặng trước cuộc đàn áp thảm khốc của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công. Mặc dù một số chính phủ đã lên tiếng nhưng họ không có những hành động thiết thực để ngăn chặn cuộc bức hại này.

Vào ngày 23 tháng 1 năm 2020, Vũ Hán tuyên bố đóng cửa thành phố, cả thế giới được thông báo về sự bùng phát của bệnh viêm phổi ở Vũ Hán, ngày này vừa vặn là tròn 19 năm xảy ra "vụ tự thiêu giả" ở Thiên An Môn. Sau đó, bệnh viêm phổi ở Vũ Hán nhanh chóng lây lan ra toàn thế giới, chỉ trong mấy tháng ngắn ngủi đã biến thành trận ôn dịch thế kỷ.


Mặc dù ĐCSTQ đã cực lực giấu giếm số người tử vong, nhưng từ hoạt động quá tải của nhà tang lễ Vũ Hán, nhà hỏa táng di động tiếp viện cho Vũ Hán, và việc phân phối tro cốt ở Vũ Hán, không khó để ngoại giới hình dung ra thảm cảnh của đại dịch lần này.

Mặc dù như thế, cuộc đàn áp của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công vẫn không có dấu hiệu gì dừng lại, và trong khi bệnh dịch vẫn hoành hành, ĐCSTQ thậm chí đã phát động một "chiến dịch thanh lọc" kỳ quái vào nửa đầu năm 2020. Cái gọi là "hành động về không" là muốn thông qua bức hại tạo áp lực để buộc tất cả các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc từ bỏ môn tu luyện, để đạt được con số "bằng không".

Theo thống kê chưa đầy đủ từ Minghui.org, vào năm 2020, ĐCSTQ đã thao túng các công tố viên để buộc tội oan 615 học viên Pháp Luân Công tại 149 thành phố thuộc 27 tỉnh, khu tự trị và thành phố. 114 học viên Pháp Luân Công cao tuổi trên 65 tuổi đã bị kết án sai, trong đó 11 người trên 80 tuổi. Số tiền các học viên Pháp Luân Công bị tống tiền gần hơn 2,8 triệu nhân dân tệ. Tòa án đã phạt bất hợp pháp ít nhất hơn 2,5 triệu nhân dân tệ, cảnh sát và viện kiểm sát đã lục soát nhà bất hợp pháp và cướp đi hơn 220.000 nhân dân tệ tiền mặt.

Ngoài ra, Ủy ban Chính trị và Pháp luật của ĐCSTQ và Phòng 610 đã công khai kích động "người người tham gia" vào cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công ở nhiều tỉnh và thành phố, đồng thời thiết lập một "khoản tiền thưởng báo cáo" lên đến 100.000 nhân dân tệ ...

Cùng lúc đó, chính phủ nhiều quốc gia trên thế giới vẫn đang tiếp tục "pha chế rượu" với ĐCSTQ…

Phần kết:

La Mã cổ đại sau khi trải qua bốn trận đại ôn dịch, hơn một nửa dân số đã mất mạng vì bệnh dịch, những người sống sót bắt đầu tỉnh táo lại, không còn hùa theo cuộc đàn áp đối với các tín đồ Cơ Đốc giá, đồng thời học cách thành kính sám hối trước Chúa, và cuối cùng bệnh dịch đã biến mất hoàn toàn.

Có người đã từng nói: “Bài học giáo huấn lịch sử lớn nhất của nhân loại chính là nhân loại không bao giờ tiếp nhận bất cứ bài học giáo huấn lịch sử nào”. Xem ra câu nói này lại một lần nữa được nghiệm chứng. Bệnh dịch viêm phổi ở Vũ Hán vẫn đang hoành hành khốc liệt, nhưng cuộc đàn áp của ĐCSTQ vẫn còn đang tiếp diễn, những kẻ hồ đồ và trọng lợi khinh nghĩa vẫn đang khiêu vũ cùng với ma quỷ.

Biến thể mới của virus viêm phổi Vũ Hán có khả năng lây nhiễm mạnh hơn và đang lây lan nhanh chóng trên toàn thế giới. Các loại vắc-xin mà con người đặt nhiều hy vọng cũng không ngừng bộc phát các tác dụng phụ độc hại ở nhiều quốc gia. Hiện tại, cả giới khoa học và giới tiên tri đều nhất trí cảnh báo rằng, một trận ôn dịch quy mô lớn hơn có thể sẽ rất nhanh mà đến.

Nếu như đại dịch thực sự không thể tránh khỏi, thì với tư cách một cá nhân, chúng ta nên làm thế nào để thoát khỏi kiếp nạn? Trên thực tế, năm xưa khi bệnh dịch hoành hành ở La Mã cổ đại, có không ít dân chúng đã chứng kiến các tín đồ Cơ Đốc giáo không bị nhiễm bệnh. Sau khi suy nghĩ lại, một số người bắt đầu lắng nghe những lời khuyên răn của các tín đồ Cơ Đốc, thành tâm cầu nguyện trước Chúa. Kết quả là rất nhiều người nhiễm dịch đã xuất hiện kỳ tích được chữa khỏi.

Nếu như hôm nay, có ai đó đang phải chịu áp bức của việc bị hiểu lầm, chế giễu hoặc bắt bớ, họ nói cho bạn biết một phương pháp chữa trị bệnh dịch, bạn sẽ lựa chọn như thế nào?

Trung Nguyên
Theo Lý Chính Khoan - Epoch Times

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét